Monday, January 30, 2023
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Kinh tế học

Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư

admin by admin
November 19, 2018
in Kinh tế học, Tiến Sĩ
0
Luận án tiến sĩ kinh tế học
667
SHARES
3.7k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA15.018_Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư

Chuyên ngành: Kinh tế học (Toán Kinh tế)                              Mã số: 62310101

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam
  • Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ…
  • Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội…
  • Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh…
  • Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và…
  • Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam…
  • Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
  • Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam
  • Nghiên cứu căng thẳng khu vực tài chính tại Việt Nam

Nghiên cứu sinh: Phạm Ngọc Hưng                                        Mã NCS: NCS33.003TKT

Người hướng dẫn: 1. PGS. TS Nguyễn Cao Văn                   2. PGS. TS Lưu Bích Ngọc

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, thực tiễn

Luận án đã có một số đóng góp về mặt lý luận và phương pháp cụ thể như sau :

Nghiên cứu di cư được tiếp cận từ cấp hộ gia đình do các thành viên trong hộ gia đình ở Việt Nam, nhất là ở khu vực nông thôn, vẫn gắn kết và giữ mối quan hệ khăng khít. Quyết định di cư của cá nhân chịu tác động lớn từ các nhân tố hộ gia đình.

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định di cư tiếp tục được hoàn thiện với một phân tích đầy đủ từ các nhân tố thuộc cấp độ cộng đồng (cấp tỉnh), cấp độ hộ gia đình và cấp độ cá nhân.

Nghiên cứu di cư ở Việt Nam thường được thực hiện bằng những dữ liệu đơn lẻ, tức là mới chỉ được nghiên cứu ở trạng thái tĩnh. Luận án này đã thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định di cư bằng mô hình số liệu mảng có yếu tố trễ để phân tích tác động nhân quả trong di cư. Phương pháp này có ý nghĩa về học thuật khi di cư đã được nghiên cứu ở trạng thái động.

Những kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã tạo ra những giá trị đóng góp về thực tiễn, cụ thể:

1. Hộ có mức sống thấp ở năm trước có tác động làm tăng xác suất hộ có người xuất cư ở năm sau, tức là mức sống ở năm trước là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định hộ có người di cư ở năm sau.

2. Các tỉnh tăng được việc làm cho người lao động ở năm trước sẽ giảm xác suất hộ có người xuất cư ở năm sau. Như vậy, tín hiệu việc làm của tỉnh ở năm trước là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định hộ có người di cư ở năm sau.

3. Tiền lương thị trường không phải là yếu tố quyết định đối với những người di cư dưới 12 tháng, nhưng lại là một trong những yếu tố quan trọng với những người di cư từ 12 tháng trở lên.

4. Di cư giai đoạn 2010 – 2014 có tác động tích cực đến thu nhập cũng như mức sống của hộ, kết quả cụ thể :

– Hộ có người di cư đã cải thiện được mức sống theo cả chiều so sánh tuyệt đối cũng như so sánh tương đối.

– Mô hình phân rã Blinder – Oaxaca cho biết mức cải thiện thu nhập của nhóm hộ có người di cư so với nhóm hộ không có người di cư là 1,39%.

– Mô hình hồi quy phân vị cho biết hộ có người di cư có mức chi tiêu cao hơn hộ không có người di cư ở phân vị 10% và 50%.

– Mô hình hồi quy với số liệu mảng cho biết chi tiêu của hộ có người di cư cao hơn 1,02 lần so với hộ không có người di cư.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Do di cư giúp cải thiện mức sống và những hộ năm trước có mức sống thấp có xu hướng di cư vào năm sau nên những hộ có người muốn di cư thì cần có chính sách hỗ trợ như vay vốn ưu đãi, đào tạo kỹ năng nghề phù hợp với thị trường lao động nơi đến… để họ sớm tìm được việc làm cải thiện thu nhập và từ đó cải thiện cuộc sống hộ gia đình.

Những tỉnh tạo được nhiều việc làm thì xác suất di cư năm sau giảm nên để điều tiết thị trường lao động thì chính quyền cấp tỉnh cần có chính sách để cải thiện chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tăng vốn đầu tư tạo việc làm để thu hút lao động và giảm xuất cư.

Tiền lương thị trường tác động tích cực với những người di cư trên 12 tháng nên địa phương nào có chính sách tiền lương phù hợp sẽ giúp điều chỉnh lao động di cư phù hợp hơn và từ đó làm cho thị trường lao động hoạt động hiệu quả hơn.


[button type=”danger” text=”TẢI XUỐNG 。◕‿◕。” url=”https://drive.google.com/file/d/1SGTZd0CwO8yRECfCyq4C1DCvZ6Yl8WrR/view” open_new_tab=”true”]

Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Website: https://luanvanaz.com
Email: luanvanaz@gmail.com

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………i LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………..v DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………………………………..vii DANH MỤC HÌNH ………………………………………………………………………………….ix PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU …………………………………………….. 13
1.1. Các khái niệm về di cư …………………………………………………………………… 13
1.2. Các lý thuyết về di cư và động lực di cư ……………………………………………… 19
1.2.1. Lý thuyết vĩ mô về di cư ………………………………………………………………….. 19
1.2.2. Lý thuyết trung mô về di cư ……………………………………………………………… 20
1.2.3. Lý thuyết vi mô về di cư ………………………………………………………………….. 21
1.2.4. Lý thuyết lao động di cư kinh tế mới (New Economics Labour Migration
– NELM) ……………………………………………………………………………………….. 22
1.2.5. Thảo luận về động lực di cư ……………………………………………………………… 24
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về di cư và mô hình phân tích các nhân tố
tác động đến quyết định di cư…………………………………………………………. 25
1.3.1. Mô hình phân tích xu thế di cư………………………………………………………….. 25
1.3.2. Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di cư ……………… 30
1.4. Tổng quan một số phân tích lợi ích về thu nhập và chi tiêu của người
di cư và hộ gia đình có người di cư………………………………………………….. 40
1.5. Thực tiễn và một số phân tích về di cư ở Việt Nam …………………………… 43
1.5.1. Rà soát một số chính sách và pháp luật liên quan đến di cư ……………………. 43
1.5.2. Tình hình di cư và một số phân tích di cư ở Việt Nam ………………………………. 45
1.5.3. Di cư giữa các vùng từ số liệu được công bố trên Niên giám thống kê của
TCTK các năm 2010, 2012, 2014………………………………………………………. 53
1.5.4. Di cư phân tích từ Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ năm 2014 …………………. 54
1.5.5. Phân tích di cư từ bộ số liệu Điều tra Lao động việc làm năm 2014 ……………… 63
1.5.6. Phân tích di cư từ Bộ số liệu Điều tra Mức sống hộ gia đình năm 2014 ……. 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ………………………………………………………………………… 71
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………… 74
2.1. Mô hình phân tích quyết định di cư ………………………………………………… 74
2.1.1. Mô hình logit với số liệu mảng phân tích xác suất hộ gia đình có ít nhất
một người xuất cư …………………………………………………………………………… 74

2.1.2. Mô hình logit đa trạng thái phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định di cư cá nhân …………………………………………………………………………… 86
2.1.3. Mô hình logit đa trạng thái nhiều mức phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định di cư cá nhân …………………………………………………………….. 91
2.2. Mô hình đánh giá tác động của di cư đến thu nhập và mức sống của
hộ có người di cư …………………………………………………………………………… 93
2.2.1. Mô hình phân rã Blinder – Oaxaca phân tích khác biệt về thu nhập của hộ
có người xuất cư với hộ không có người xuất cư ………………………………….. 93
2.2.2. Mô hình phân tích tác động của di cư tới các mức phân vị chi tiêu của hộ… 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ………………………………………………………………………… 96
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DI CƯ ……………………………………………………………………………… 97
3.1. Kết quả ước lượng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hộ có ít nhất một
người xuất cư từ Bộ số liệu VHLSS kết nối ba năm 2010-2012-2014……….. 97
3.2. Kết quả mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến di cư cấp độ
cá nhân……………………………………………………………………………………….. 103
3.2.1. Kết quả mô hình logit đa trạng thái…………………………………………………… 103
3.2.2. Kết quả mô hình logit đa trạng thái nhiều mức …………………………………… 105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ………………………………………………………………………. 109
CHƯƠNG 4: LỢI ÍCH VỀ THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI XUẤT CƯ ……………………………………………………………………………………………. 110
4.1. Kiểm định thống kê mức cải thiện về thu nhập của hộ có người xuất cư . 110
4.2. Kiểm định thống kê mức cải thiện về chi tiêu của hộ có người xuất cư 115
4.3. Phân rã Blinder – Oaxaca và kết quả ước lượng …………………………….. 120
4.4. Kết quả mô hình hồi quy phân vị ………………………………………………….. 121
4.4.1. Mục đích sử dụng mô hình hồi quy phân vị ……………………………………….. 121
4.4.2. Phân tích kết quả mô hình hồi quy phân vị ……………………………………….. 122
4.5. Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính số liệu mảng phân tích di cư tác
động đến chi tiêu hộ …………………………………………………………………….. 124
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ………………………………………………………………………. 126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………… 127
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÁC BÀI BÁO………………………………………….. 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………… 134
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………….. 143

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Association of South East Asian Nations

AEC ASEAN Economic Community

CMKT Chuyên môn kỹ thuật

CML Conditional maximum likelihood

Dc Di chuyển

Dcld Di chuyển lâu dài

Dctt Di chuyển tạm thời

FE Fixed Effect – Tác động cố định

GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế LFS Labour Force Survey – Điều tra Lao động – Việc làm LL Loga likelihood
ML Maximum likelihood

NCS Nghiên cứu sinh

Mig Migration – Di cư

NELM New Economics Labour Migration

NM Net Migration – Di cư thuần

NT – NT Nông thôn – nông thôn NT – TT Nông thôn – thành thị OR Odds Ratio
PML Pooled maximum likelihood

Pop Population – Dân số

RE Random Effect – Tác động ngẫu nhiên

TCTK Tổng cục Thống kê TĐTDS Tổng điều tra dân số TNBQ Thu nhập bình quân TT – NT Thành thị – nông thôn TT – TT Thành thị – thành thị
UNFPA United Nations Fund for Population Activities – Quỹ Dân số Liên hợp quốc
V Vùng

VHLSS Vietnam Household Living Standards Survey – Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng di cư ở Việt Nam……………… 47

Bảng 1.2: Nơi thường trú tại thời điểm 5 năm trước thời điểm tổng điều tra
và loại hình di cư………………………………………………………………….. 54
Bảng 1.3: Dân số 5 tuổi trở lên chia theo các dòng di cư qua các năm …………. 55
Bảng 1.4: Số người di cư và tỷ lệ người di cư chia theo dòng di cư xét theo khoảng cách và địa bàn nông thôn – thành thị …………………………… 57
Bảng 1.5: Số lượng và cơ cấu các luồng di cư phân theo vùng, 2009-2014…… 58
Bảng 1.6: Tuổi trung bình và tuổi trung vị của người di cư chia theo dòng di
cư và giới tính, TĐT 1999, 2009, 2014…………………………………….. 59
Bảng 1.7: Cơ cấu giới tính của người di cư và không di cư trong
TĐTDS 1999, 2009, 2014 ……………………………………………………… 60
Bảng 1.8: Tỷ lệ dân số tuổi từ 15-54 chia theo dòng di cư và trình độ
chuyên môn kỹ thuật, 2014 ……………………………………………………. 61
Bảng 1.9: Tỷ lệ người di cư và không di cư sống trong các hộ gia đình có
điều kiện sống khác nhau phân theo các dòng di cư, TĐTDS
2009 và 2014……………………………………………………………………….. 62
Bảng 1.10: Số người và tỷ lệ người di cư trong mẫu điều tra ……………………….. 63
Bảng 1.11: Số lượng và tỷ lệ người di cư phân theo loại hình và giới tính ……… 64
Bảng 1.12: Số lượng và tỷ lệ người di cư phân theo loại hình và theo tình trạng hôn nhân……………………………………………………………………… 64
Bảng 1.13: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và
giới tính của chủ hộ ………………………………………………………………. 65
Bảng 1.14: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và nhóm tuổi của chủ hộ ……………………………………………………………. 66
Bảng 1.15: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và nhóm bằng cấp của chủ hộ …………………………………………………….. 67
Bảng 1.16: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và
theo 6 vùng kinh tế ……………………………………………………………….. 67
Bảng 1.17: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và
theo khu vực thành thị – nông thôn ………………………………………….. 68
Bảng 1.18: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và
tình trạng hôn nhân của chủ hộ ……………………………………………….. 69
Bảng 1.19: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và
tình trạng hộ nghèo năm 2013 ………………………………………………… 69
Bảng 1.20: Số lượng và phân bố (%) các hộ gia đình theo tình trạng di cư và
chi tiêu thực bình quân năm 2014 ……………………………………………. 70

Bảng 2.1: Nhóm nhân tố tác động tới động lực xuất cư …………………………….. 76
Bảng 2.2: Mô tả và các giá trị của biến độc lập trong mô hình phân tích
động lực xuất cư các năm 2010, 2012, 2014 ……………………………… 81
Bảng 2.3: Mô tả và các giá trị của biến độc lập trong mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến di cư cá nhân từ Bộ số liệu LFS 2014 ……… 90
Bảng 3.1: Số hộ và tỷ lệ hộ gia đình có người xuất cư trong các bộ số liệu
VHLSS 2010, 2012, 2014 ……………………………………………………… 97
Bảng 3.2: Số hộ gia đình và tỷ lệ hộ có người xuất cư trong bộ số liệu
VHLSS nối 3 năm 2010, 2012, 2014 ……………………………………….. 98
Bảng 3.3: Kết quả ước lượng mô hình tác động cố định ……………………………. 99
Bảng 3.4: Kết quả ước lượng mô hình logit đa trạng thái…………………………. 103
Bảng 3.5: Kết quả ước lượng phương sai và hiệp phương sai đặc trưng riêng
của các tỉnh và các vùng ………………………………………………………. 105
Bảng 3.6: Kết quả ước lượng mô hình logit đa trạng thái nhiều mức ………… 106
Bảng 4.1: Trung bình của thu nhập bình quân tháng của các hộ………………… 111
Bảng 4.2: Mức chênh thu nhập bình quân của các hộ giữa năm 2014 với
2012 …………………………………………………………………………………. 112
Bảng 4.3: Trung bình mức tăng tuyệt đối thu nhập bình quân của 2 nhóm trong
các năm 2010-2012-2014 ………………………………………………………. 113
Bảng 4.4: Trung bình mức tăng tương đối thu nhập bình quân của 2 nhóm
các năm 2010-2012-2014 …………………………………………………….. 114
Bảng 4.5: Thống kê trung bình chi tiêu thực bình quân năm của các hộ
trong các năm 2010, 2012, 2014 ……………………………………………. 116
Bảng 4.6: Thống kê mức chênh thu nhập các hộ thuộc nhóm 0_0_0 và nhóm 0_0_1 năm 2014 so với năm 2012 ………………………………… 117
Bảng 4.7: So sánh trung bình mức tăng chi tiêu của 2 nhóm ở 2 giai đoạn
2010-2012 và 2012-2014……………………………………………………… 118
Bảng 4.8: So sánh trung bình mức tăng tương đối chi tiêu của 2 nhóm ở 2
giai đoạn 2010-2012 và 2012-2014 ……………………………………….. 118
Bảng 4.9: Kết quả phân rã Blinder – Oaxaca …………………………………………. 120
Bảng 4.10: Kết quả mô hình hồi quy phân vị…………………………………………… 123
Bảng 4.11: Kết quả mô hình phân tích chi tiêu hộ với số liệu kết nối các năm
2010, 2012, 2014………………………………………………………………… 124

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định xuất cư và

lợi ích sau xuất cư ………………………………………………………………….. 7

Hình 1.1: Sơ đồ phân tích di cư bao hàm phân tích quyết định di cư …………… 25

Hình 1.2: Tỷ lệ người di cư trong dân số theo các dòng di cư, 1989 – 2014 ….. 56
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài

Ngày nay, hộ gia đình nông thôn ở các nước nghèo ngày càng sử dụng các chiến lược di cư để bảo đảm sinh kế của họ và để thích ứng với một môi trường tự nhiên và xã hội thay đổi nhanh chóng. Thu nhập của người di cư gửi về các gia đình đã giúp tăng chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản và từ đó nâng cao mức sống của họ, nếu có tích lũy họ sẽ có chiến lược để phát triển hơn. Những người di cư ra nước ngoài họ mang ngoại tệ có giá trị vào trong nước giúp nâng cao khả năng phát triển đất nước, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần giảm thiểu tác động của các cú sốc bất lợi và giảm nghèo (IMF, 2005).
Di cư là yếu tố quan trọng, là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội bền vững của Chính phủ các nước. Kinh tế phát triển, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế diễn ra nhanh chóng cùng với chính sách mở cửa, hội nhập dẫn đến việc di cư nội địa và di cư quốc tế tăng lên.
Tuy nhiên, trong dòng di cư nói chung, hầu hết lao động di cư là nhóm người dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng mạnh từ các sự kiện trong đời sống kinh tế – xã hội. Với bối cảnh toàn cầu hoá, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới, việc tiếp cận thị trường thế giới tác động tới các ngành công nghiệp mới và tạo việc làm cho hàng triệu người. Sự tập trung vốn đầu tư vào các vùng kinh tế, sự khác biệt về điều kiện kinh tế giữa các vùng miền dẫn đến di cư của một bộ phận dân số là điều tất yếu.
Quá trình di cư luôn chịu tác động của yếu tố “đẩy” và yếu tố “kéo” hay quá trình di cư xảy ra khi có sự khác biệt về đặc trưng giữa vùng đi và vùng đến. Những nhân tố “đẩy” như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị,
2

văn hóa ở nơi đi, ví dụ: do điều kiện sống khó khăn, thiếu việc làm, thiếu đất đai… Cùng với nó, các nhân tố “kéo” ở nơi đến như những điều kiện, yếu tố thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa… và sự hấp dẫn về việc làm, cơ hội có thu nhập và mức sống cao ở nơi đến, đây là yếu tố “kéo”. Sự kết hợp giữa yếu tố “đẩy” và yếu tố “kéo” đã thúc đẩy quá trình di cư diễn ra (Lee, 1966).
Di cư vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của quá trình phát triển. Di cư đã và đang trở thành sự lựa chọn của người dân nhằm cải thiện mức sống và tạo cơ hội làm ăn cho mình, và nó trở thành một cấu phần không thể thiếu được của quá trình phát triển, nó còn là đặc trưng cho mối quan hệ qua lại giữa các vùng miền cũng như các lãnh thổ quốc gia.
Trong cuộc Tổng điều tra Dân số ở Việt Nam năm 2009, “di cư được định nghĩa là sự di chuyển nơi sinh sống thường xuyên của con người từ một đơn vị lãnh thổ hành chính này đến một đơn vị lãnh thổ hành chính khác, đó là chuyển đến một xã khác, huyện khác, thành phố hoặc một tỉnh khác để sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định” (TCTK, 2010).
Sau Đổi Mới, chế độ bao cấp dựa trên đăng ký cư trú theo hộ khẩu được xoá bỏ, kinh tế thị trường được hình thành và phát triển đã khiến cho di cư trong nước của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ. Hiện nay, di cư trong nước vẫn đang tiếp tục gia tăng, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc tham gia cộng đồng kinh tế các quốc gia ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) vào tháng 12 năm 2015 cũng đem lại nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức đối với người lao động Việt Nam. Khả năng di chuyển để có việc làm, có thu nhập đòi hỏi người di cư phải có những “nguồn vốn” đi kèm. Đó là vốn con người, vốn tài chính, vốn xã hội… Các đặc trưng nhân khẩu học của người di cư cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển khi mà di cư mang bản chất là một quá trình “chọn lọc”.
3

Di cư trong nước mang lại cả những tác động tích cực lẫn ảnh hưởng tiêu cực. Một số nghiên cứu đến nay đã cho thấy di cư giúp giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động dư thừa và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, bổ sung và trẻ hóa lực lượng lao động ở thành thị, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các đô thị (Nguyễn Nữ Đoàn Vy, 2015). Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hiện tượng di cư nông thôn ra thành thị dẫn đến thiếu hụt lao động trình độ cao ở khu vực nông thôn, người lao động từ nông thôn ra thành thị làm phát sinh thêm những vấn đề phức tạp ở đô thị như gia tăng các tệ nạn xã hội (nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, lô đề, trộm cướp, …), gây thêm sức ép về quản lý trật tự xã hội cho các cấp chính quyền thành phố. Người di cư đến các thành phố đã tạo sức ép lên việc cung cấp các dịch vụ xã hội như nhà ở, nước sạch, y tế, cơ sở hạ tầng, giao thông, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng (Lưu Bích Ngọc và cộng sự, 2015).
Bên cạnh những đánh giá về tác động tích cực cũng như tiêu cực của các dòng di cư trong nước, các yếu tố tác động đến khả năng hay quyết định di cư của cá nhân người lao động, lực hút của những địa phương đang thu hút người di cư đến lẫn lực đẩy của những vùng xuất cư cũng cần được cập nhật theo tiến trình phát triển chung của xã hội. Những nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng hay quyết định di cư của cá nhân người lao động đã được thực sự quan tâm trong 10 năm trở lại đây. Một số mô hình nghiên cứu về di cư trong nước đã được thực hiện như mô hình di cư nông thôn – đô thị (Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 2007), mô hình di cư tạm thời đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Lưu Bích Ngọc và cộng sự, 2015) hay mô hình di cư đến vùng đô thị hoá, công nghiệp hoá nhanh (Lưu Bích Ngọc và cộng sự, 2015). Có thể thấy các mô hình này mới chỉ xem xét quyết định di cư đến một vùng địa lý nhất định và ở cấp độ cá nhân (vi mô) chứ chưa phân tích được các yếu tố tác động đến quyết định di cư của cá nhân ở cấp độ hộ gia đình (trung mô)
4

và những ảnh hưởng tới quyết định di cư từ những biến số phát triển trên phạm vi quốc gia (vĩ mô). Đề tài “Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư” được thực hiện trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ mang tính cấp thiết, nhằm bù đắp “khoảng trống” thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di cư cá nhân với những phân tích trên phạm vi toàn quốc và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hộ gia đình có ít nhất một thành viên xuất cư.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận án này được thực hiện nhằm các mục tiêu cụ thể như sau:

– Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định xuất cư của các cá nhân trong các hộ gia đình trên toàn quốc ở một số năm dựa trên số liệu điều tra VHLSS bằng thử nghiệm mô hình số liệu mảng có trễ phân phối nhằm lượng hoá tác động của một số nhân tố ở thời kỳ trước tới quyết định di cư ở thời kỳ sau;
– Đo lường tác động của mức sống của hộ gia đình ở thời kỳ trước đến xác suất đưa ra quyết định di cư của một cá nhân trong hộ gia đình ở thời kỳ sau;
– Phân tích và đo lường tác động của một số biến cấp tỉnh tác động tới hành vi di cư của một thành viên trong hộ gia đình, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách cho chính quyền cấp tỉnh xây dựng những chính sách thích hợp điều tiết di cư giúp tăng trưởng kinh tế;
– Phân tích, so sánh bằng nhiều phương pháp khác nhau về thu nhập và chi tiêu của hộ có người di cư so với hộ không có người di cư để xác định mức độ cải thiện về thu nhập và chi tiêu khi có hiện tượng xuất cư.
Những câu hỏi nghiên cứu chính cần được trả lời trong Luận án này gồm:

Câu hỏi nghiên cứu 1:

Mức sống thấp của hộ gia đình ở thời kỳ trước có làm tăng xác suất di cư của ít nhất một thành viên trong hộ gia đình ở thời kỳ sau hay không?
5

Di cư đòi hỏi phải có “vốn”. Đó là vốn vật chất, vốn con người và vốn xã hội. Với những hộ gia đình có mức sống thấp, các nguồn vốn của họ hạn chế hơn so với những hộ gia đình có mức sống trung bình trở lên xét về tất cả các loại vốn. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định di cư và quá trình di cư của các cá nhân là thành viên của hộ gia đình nói trên.
Câu hỏi nghiên cứu 2:

Một số nhân tố liên quan đến tạo việc làm cấp tỉnh được cải thiện có tác

động làm giảm xác suất xuất cư xét ở cấp độ hộ gia đình hay không?

Liên quan đến quyết định di cư cá nhân, theo Harris và Todaro (1970), cần phải đánh giá xem những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định di cư mà thuộc vào nhóm yếu tố “lực hút”, và những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định di cư nhưng lại thuộc vào nhóm yếu tố “lực đẩy”. Các nhân tố lực hút và lực đẩy này tồn tại ở cả địa phương đầu đi lẫn địa phương đầu đến. Thiếu việc làm trên thị trường lao động tại địa phương đầu đi là một trong những nhân tố “lực đẩy” tác động đến quyết định di cư của các cá nhân. Tại địa phương đầu đi, khả năng tạo việc làm tăng lên, ngược lại, sẽ là nhân tố “lực hút” giữ chân các cá nhân ở lại, không đưa ra quyết định di cư. Tuy nhiên, một người trong quá trình xem xét, lựa chọn hành vi di cư sẽ còn tính đến các yếu tố mà Lee trong lý thuyết của mình gọi là các “chi phí” và “lợi ích” của việc di cư này. Quyết định di cư được thực hiện dựa trên phân tích của mỗi cá nhân cho rằng “lợi ích” từ việc di cư sẽ lớn hơn “chi phí” cho việc di cư.
Câu hỏi nghiên cứu 3:

Thu nhập của hộ gia đình có thành viên di cư đã được cải thiện như

thế nào?

Khi một thành viên trong hộ gia đình di cư, sức ép về lao động và việc làm lên phương tiện sản xuất (đất đai, nhà xưởng…) cũng như chi tiêu của hộ gia đình có thể giảm đi. Theo quy luật, người di cư ra đi với mục tiêu tìm
6

kiếm thêm thu nhập và việc làm mới tốt hơn ở nơi gốc. Họ thường cố gắng tích luỹ và gửi tiền về cho gia đình ở quê để chi tiêu, tiết kiệm hay cải thiện điều kiện nhà cửa… Một số nghiên cứu định tính đã phát hiện ra vấn đề này, tuy nhiên, mức độ cải thiện về thu nhập cụ thể của hộ gia đình sau khi có người di cư cần được lượng hoá và chỉ ra sự khác biệt trong mức độ cải thiện về thu nhập giữa những hộ gia đình có người di cư và hộ gia đình không có người di cư.
Để xây dựng mô hình phân tích, một số giả thuyết được nêu ra. Các giả thuyết này cần được kiểm nghiệm bằng các luận chứng trong quá trình thực hiện Luận án. Cụ thể:
Giả thuyết 1: Hộ có mức sống thấp hơn mức trung bình ở thời kỳ trước sẽ làm tăng xác suất xuất cư của thành viên trong hộ ở thời kỳ sau.
Giả thuyết 2: Vốn đầu tư thực hiện trễ một thời kỳ, số lao động được tạo việc làm trễ một thời kỳ, và chỉ số PCI được cải thiện sẽ làm giảm xác suất xuất cư.
Xuất phát từ thực tế là những tỉnh có vốn đầu tư thực hiện và chỉ số PCI tăng thì dẫn đến cơ sở hạ tầng cũng như chính sách điều hành cấp tỉnh đối với các doanh nghiệp được cải thiện, hai chỉ số này tăng gợi ý cho tác giả đưa ra giả thuyết là tỉnh đó sẽ tạo việc làm tốt và giữ được người lao động ở lại tỉnh nên khả năng người lao động xuất cư giảm.
Giả thuyết số 3: Hộ gia đình có thành viên di cư đã cải thiện được mức sống hơn so với hộ không có thành viên di cư.
Các giả thuyết trên được mô tả khái quát trong khung phân tích dưới đây với 3 nhóm nhân tố tác động tới quyết định di cư của mỗi cá nhân gồm nhóm nhân tố cá nhân (các biến số cấp độ vi mô), nhóm nhân tố hộ gia đình (các biến số cấp độ trung mô) và nhóm nhân tố cấp tỉnh (các biến số cấp độ vĩ mô) (Hình 1).
7

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

Hình 1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định xuất cư và lợi ích sau xuất cư

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có hai đối tượng nghiên cứu chính, gồm:

+) Mối quan hệ giữa các nhân tố (biến số) cấp hộ gia đình và một số nhân tố (biến số) cấp tỉnh với xác suất xuất cư của người dân là thành viên trong hộ gia đình có ít nhất một người xuất cư.
+) Lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có ít nhất một người xuất cư.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở sử dụng các thông tin sẵn có từ bộ dữ liệu VHLSS năm 2010, 2012, 2014. Các bộ dữ liệu cho phép xác định được HỘ GIA ĐÌNH có người xuất cư hay không xuất cư. Các bộ dữ liệu được kết nối thành một panel dữ liệu cho phép phân tích trong thời khoảng 2010-2014.
8

Theo Điều 106 Bộ luật dân sự năm 2005, HỘ GIA ĐÌNH bao gồm các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.
Hộ gia đình được phân loại như sau:

• Hộ một người (01 nhân khẩu): Là hộ chỉ có một người đang thực tế

thường trú tại địa bàn.

• Hộ hạt nhân: Là loại hộ chỉ bao gồm một gia đình hạt nhân đơn (gia đình chỉ có 1 – 2 thế hệ cùng chung sống) và được phân tổ thành: Gia đình có một cặp vợ chồng có con đẻ hoặc không có con đẻ hay bố đẻ cùng với con đẻ, mẹ đẻ cùng với con đẻ.
• Hộ mở rộng: Là hộ bao gồm gia đình hạt nhân đơn và những người có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân. Ví dụ: một người cha đẻ cùng với con đẻ và những người thân khác, hoặc một cặp vợ chồng với người thân khác.
• Hộ hỗn hợp: Là trường hợp đặc biệt của loại Hộ mở rộng, nó bao gồm nhiều thành viên có cùng hoặc không cùng huyết thống, ở nhiều thế hệ khác nhau, cùng chung sống với nhau.
Theo Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2014, thành viên trong hộ là những người ăn chung, ở chung từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và chung quỹ thu, chi.
Về nội dung, Luận án này giới hạn trong phạm vi:

Xác định các nhân tố tác động tới xác suất xuất cư của ít nhất một thành viên trong hộ gia đình. Có nghĩa đây là những yếu tố ảnh hưởng tới di cư được phân tích ở “đầu đi” mà không phải phân tích tại “đầu đến”. Do hạn chế của bộ số liệu, việc phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới di cư tại “đầu đến” đã không thực hiện được.
9

Lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư được giả thuyết rằng hộ gia đình có người xuất cư thì thu nhập của hộ được cải thiện do người di cư có tiền gửi về cho hộ gia đình, từ đó tổng thu nhập thực và chi tiêu thực của hộ tăng lên.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận tư duy

Các phân tích và luận điểm được đưa ra trong luận án đều dựa trên phương pháp luận tư duy duy vật biện chứng và tư duy duy vật lịch sử. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định di cư được dựa trên cơ sở tư duy duy vật lịch sử, kế thừa các lý thuyết về “lực hút” và “lực đẩy” trong di cư hay “chi phí” và “lợi ích” do di cư mang lại. Các nhân tố tác động tới quyết định di cư hay những lợi ích thu nhập do di cư mang lại đều có “độ trễ” về mặt thời gian. Cụ thể, những đặc trưng của hộ gia đình tại thời điểm này có thể tạo nên quyết định di cư vào thời điểm sau hay di cư diễn ra năm nay song lợi ích thu nhập chỉ thu được trong những năm tiếp theo. Điều này cho thấy việc áp dụng mô hình “có yếu tố trễ” trong phân tích các mối quan hệ nhân quả liên quan đến hành vi di cư của các thành viên trong một hộ gia đình ở nghiên cứu này mang tính biện chứng và có tính giá trị cũng như độ tin cậy cao hơn so với các nghiên cứu di cư áp dụng mô hình “tĩnh” trước đây. Các dữ liệu thực chứng thu được trong các bộ dữ liệu điều tra quốc gia có độ tin cậy cao được sử dụng để tìm các luận chứng chứng minh cho các luận điểm được nêu ra.
4.2. Phương pháp tiếp cận phân tích

Qua tổng quan tài liệu, nghiên cứu này thực hiện tiếp cận theo lý thuyết lao động di cư kinh tế mới (New Economics Labour Migration – NELM) vì đề tài luận án nghiên cứu mục đích di cư của thành viên trong hộ là để làm kinh tế cho hộ (mục 1B bảng hỏi của Điều tra Mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2014).
Dựa trên tổng quan các mô hình nghiên cứu của các tác giả Mendola
10

(2005), Mahinchai (2010) và Syafitri (2012), mô hình nghiên cứu của luận án

được quyết định dựa trên tham khảo mô hình nghiên cứu của Mendola (2005).

4.3. Nguồn số liệu

Bộ số liệu VHLSS được Tổng cục Thống kê cung cấp và cho phép sử dụng đã được kết nối 3 năm 2010, 2012 và 2014. Trong panel số liệu này, số hộ được quan sát sau khi kết nối 3 năm dữ liệu điều tra là 1.914 hộ.
4.3.1. Mô tả sơ bộ số liệu

Bộ số liệu VHLSS năm 2010 có 9.402 hộ được điều tra trên toàn quốc.

Có 5 mục tương ứng với 5 nhóm biến.

• Mục 1A: Danh sách thành viên hộ có 11 biến mô tả đặc trưng các thành viên trong hộ;
• Mục 1B: Danh sách những người giúp việc và người đi làm ăn xa nhà có 11 biến mô tả đặc điểm của người giúp việc và người đi làm ăn xa nhà;
• Mục 2: Giáo dục có 16 biến mô tả giáo dục và đào tạo của các thành viên trong hộ;
• Mục 3: Y tế và chăm sóc sức khỏe có 15 biến mô tả điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong hộ;
• Mục 4: Thu nhập có 156 biến mô tả chi tiết các khoản thu của hộ;

• Mục 5: Chi tiêu có 38 biến mô tả chi tiết mức chi tiêu của hộ.

Bộ số liệu năm 2012 có 9.399 hộ được điều tra, các mục 1A, 1B, mục

2, 3, 4, 5 đều tương tự như các mục trong Bộ số liệu năm 2010. Tuy nhiên Bộ số liệu năm 2012 có thêm mục 1C: Các thành viên của hộ trong khảo sát mức sống 2010, mục này có 11 biến dùng để nối số liệu năm 2010 với 2012.
Bộ số liệu năm 2014 có 9.392 hộ được điều tra, các mục 1A, 1B, mục

2, 3, 4, 5 đều tương tự như trong Bộ số liệu năm 2010. Tuy nhiên, Bộ

số liệu năm 2014 cũng có thêm mục 1C: các thành viên của hộ trong
11

khảo sát mức sống 2012, mục này có 11 biến dùng để kết nối với Bộ số

liệu năm 2012 với 2014.

Bộ số liệu Điều tra lao động việc làm năm 2014 (số liệu tháng 12 năm

2014) có 62.025 cá nhân được điều tra. Câu số 9 trong bảng hỏi được lựa chọn để xác định trạng thái không di cư (không di chuyển), di cư ngắn hạn (di chuyển trong vòng 12 tháng) và di cư dài hạn (di chuyển trên 12 tháng).
4.3.2. Ưu điểm và hạn chế của bộ số liệu

Ưu điểm: Bộ số liệu VHLSS được điều tra trên phạm vi toàn quốc với những chỉ tiêu mô tả khá chi tiết mức sống hộ gia đình Việt Nam. Mục 1B cho biết hộ có thành viên đi làm ăn xa nhà (hay có thành viên di cư) với mục đích làm kinh tế cho hộ. Mục 1C của bộ dữ liệu năm 2012 và 2014 cho phép nối số liệu 3 năm 2010, 2012, 2014.
Hạn chế: Mục 1B chỉ cung cấp mã hiệu của người di cư, không biết được những người di cư thuộc hộ nào nên không phân tích được đặc điểm của cá nhân người di cư tác động đến xác suất hộ có ít nhất một người di cư.
Do hạn chế của bộ số liệu VHLSS là không nối được thông tin của người di cư với hộ của họ, do vậy tác giả đã phân tích một số nhân tố tác động tới quyết định di cư cá nhân từ bộ số liệu Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2014 (bộ số liệu LFS năm 2014) để mang tính chất tham chiếu.
5. Những đóng góp mới của luận án

Nghiên cứu di cư tiếp cận theo hướng từ hộ gia đình là thích hợp bởi vì hộ gia đình ở Việt Nam, nhất là ở nông thôn, các thành viên trong hộ gắn kết và quan hệ chặt chẽ với nhau. Di cư dù là của một thành viên nào đó nhưng lại được quyết định mang tính tập thể hộ gia đình và vai trò của chủ hộ lại có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến các quyết định của hộ gia đình. Trong khi các nghiên cứu trước chỉ thực hiện trên các dữ liệu đơn lẻ, việc nối thông tin hộ các năm 2010, 2012 và 2014 trong các Bộ số liệu VHLSS cho phép quan sát được động thái di cư (với ít nhất một thành viên) của hộ và do đó xem xét
12

được nhiều khía cạnh của mối quan hệ như hộ có mức sống thấp ở năm trước thì có là nguyên nhân để ít nhất một thành viên của hộ năm sau di cư hay không hay việc ít nhất một thành viên di cư thì có giúp cải thiện mức sống của hộ hay không và nếu có cải thiện thì ở mức nào?
Việc nối thông tin hộ có nhược điểm là làm giảm tính đại diện của mẫu, nhưng lại có những ưu điểm mà chưa có nghiên cứu nào về di cư ở Việt Nam có được từ trước đến nay, đó là:
Cho phép nghiên cứu di cư bằng mô hình số liệu mảng có yếu tố trễ (một dạng của mô hình động), mô hình này rất phù hợp khi phân tích tác động nhân quả trong nghiên cứu di cư, như đánh giá xem mức sống thấp ở thời kỳ trước có làm tăng khả năng xuất cư ở thời kỳ sau hay không?
Cho phép so sánh trực tiếp thu nhập và chi tiêu của các hộ có thành viên di cư với hộ không có thành viên di cư, từ kết quả so sánh có thể đưa ra các phân tích hay đánh giá về quyết định di cư của các thành viên hộ gia đình.
Các nghiên cứu của Nguyễn Thu Phương và cộng sự (2008), Ian Coxhead và cộng sự (2016) đã phân tích một số nhân tố địa bàn cư trú cấp xã tác động đến di cư. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về di cư ở Việt Nam đã nghiên cứu một số nhân tố cấp tỉnh tác động đến di cư của các hộ gia đình bằng mô hình số liệu mảng có yếu tố trễ. Xuất phát từ thực tế là những tỉnh có vốn đầu tư thực hiện và chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tăng thì dẫn đến cơ sở hạ tầng cũng như chính sách điều hành cấp tỉnh đối với các doanh nghiệp được cải thiện, tỉnh đó sẽ tạo được việc làm tốt và giữ được người lao động ở lại tỉnh. Điều này có nghĩa là xác suất xuất cư giảm đi. Trong luận án này, với biện giải cho rằng các tác động của một số nhân tố cấp độ vĩ mô tới di cư không thể ngay tức thì (đồng thời cùng năm) mà nó cần có “độ trễ” về mặt thời gian, tác giả đã đưa các biến vốn đầu tư thực hiện của tỉnh cũng như số lao động được tạo việc làm trễ một thời kỳ vào mô hình để phân tích xác suất di cư của ít nhất một thành viên hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định khi các biến này tăng thì xác suất di cư giảm. Kết
13

quả nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp các nhà lãnh
đạo cấp tỉnh đưa ra các chính sách phù hợp để điều tiết di cư giúp tăng trưởng kinh tế cho tỉnh.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày các khái niệm về di cư, lý thuyết về di cư. Tổng quan các mô hình phân tích xu thế di cư và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di cư trên thế giới. Mô hình phân rã Blinder – Oaxaca phân tích sự khác biệt thu nhập của nhóm hộ có người di cư và nhóm hộ không có người di cư. Rà soát một số nghiên cứu về di cư ở Việt Nam.

1.1. Các khái niệm về di cư

Di cư là khái niệm được các nhà nghiên cứu định nghĩa chưa thống nhất. Có nhà nghiên cứu coi đó là sự “thay đổi nơi cư trú cố định” (Lee, 1966), có nhà nghiên cứu lại coi “sự thoát ly hay tách khỏi cộng đồng sống” là nội dung chính trong nội hàm khái niệm di cư (Mangalam và Morgan, 1968). Có nhà nghiên cứu cho rằng “giá trị hệ thống dựa trên đó con người hay cộng đồng người lựa chọn nơi cư trú” là tiêu chí chủ yếu nhận dạng quá trình di cư (Paul Shaw, 1975). Như vậy, di cư có thể hiểu là sự di chuyển của con người từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác trong thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Nói cách khác, di cư là một thuật ngữ mô tả quá trình dịch chuyển dân số theo không gian hoặc quá trình con người rời bỏ hoặc hội nhập, hoặc thiết lập nơi cư trú mới vào một đơn vị hành chính – địa lý trong một thời gian nhất định. Di cư có thể liên quan đến sự di chuyển của một cá nhân, một gia đình, thậm chí cả một cộng đồng.
Cùng với khái niệm “di cư” có một số khái niệm liên quan như “người di
14

cư”, “di cư tổng”, “di cư thuần”, “nơi nhập cư”, “nơi xuất cư”, “chênh lệch di cư”… “Người di cư” là người trong một thời gian nhất định, có ít nhất một lần thay đổi nơi cư trú của mình từ đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác, từ khu vực lãnh thổ này sang khu vực lãnh thổ khác. “Di cư tổng” là tổng cộng số người đến và đi trên cùng một vùng, là chỉ số đo lường toàn bộ dân số đến và đi trong một cộng đồng dân cư trên cùng một địa bàn sống. “Di cư thuần” là khái niệm chỉ sự chênh lệch giữa tổng số người di chuyển đến và tổng số người di chuyển đi khỏi một vùng lãnh thổ nhất định do sự chuyển dịch nơi cư trú của người dân. “Nơi nhập cư” là thuật ngữ chỉ địa bàn mà người di cư tìm đến với mục đích xác lập nơi cư trú mới. “Xuất cư” là sự di chuyển hoặc rời bỏ nơi cư trú của người di cư để xác lập địa bàn cư trú mới. “Chênh lệch di cư” chỉ khoảng cách giữa các nhóm di cư khác nhau về yếu tố nhân khẩu, hoàn cảnh xã hội, yếu tố văn hoá, kinh tế… Điều đó có nghĩa là đối với những luồng di cư khác nhau sẽ có sự khác nhau trong cơ cấu thành phần, trong đặc điểm nhận diện, trong tính chất di chuyển.
Dựa trên những tiêu chí khác nhau, có thể phân chia di cư thành các loại hình khác nhau. Theo tiêu chí thời gian, di cư bao gồm di cư lâu dài, di cư tạm thời và di cư mùa vụ. “Di cư lâu dài” chỉ người hay nhóm người di cư di chuyển nơi cư trú trong một khoảng thời gian tương đối dài và có ý định ở lại nơi đến lâu dài. “Di cư tạm thời” là sự xác lập nơi cư trú của người hay nhóm người trong một khoảng thời gian ngắn trước khi quyết định có ở lại định cư tại nơi đó hay không. “Di cư mùa vụ” là hình thức di cư đặc biệt của di cư tạm thời, nó không chỉ ám chỉ khoảng thời gian di cư trùng với thời gian “nông nhàn” sau khi thu hoạch mùa vụ canh tác, mà còn chỉ khoảng thời gian di cư phục vụ hoạt động kinh tế mùa vụ (mùa xây dựng, mùa du lịch…), có nghĩa là người di cư di chuyển nơi cư trú theo mùa vụ để tìm kiếm việc làm, không có ý định ở lại lâu dài tại địa bàn nhập cư, sẽ quay trở lại nơi xuất cư nếu có nhu cầu lao động hoặc công việc gia đình.
15

Theo tiêu chí về hướng di cư, có di cư nội địa và di cư quốc tế. Sự di chuyển nơi cư trú bên trong biên giới quốc gia hoặc vượt ra ngoài biên giới quốc gia tới quốc gia khác.
Căn cứ theo tiêu chí trình độ phát triển giữa địa bàn đi – đến, di cư có bốn loại hình: Nông thôn – nông thôn; Nông thôn – thành thị; Thành thị – thành thị; Thành thị – nông thôn.
Căn cứ theo tính pháp lý của di cư, có hai hình thức: Di cư có tổ chức và tự do; trong đó, di cư có tổ chức là loại hình di cư diễn ra trong khuôn khổ các chương trình của Nhà nước, theo đó người di cư được nhận sự hỗ trợ ổn định đời sống từ Nhà nước, được Nhà nước định hướng địa bàn cư trú, tạo việc làm, còn di cư tự do bao gồm những người di cư không nằm trong chương trình di cư của Chính phủ, do người di cư tự quyết định từ việc lựa chọn địa bàn nhập cư, đến trang trải mọi chi phí di chuyển, tìm việc làm…
Một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về di cư hiện đại là Ravenstein, vào những năm 1880, Ravenstein đã nghiên cứu “quy luật di cư” dựa trên dữ liệu di cư thực nghiệm, bộ dữ liệu thực nghiệm này cho thấy một số quy luật, ví dụ thực tế là hầu hết người di cư chỉ di chuyển trong khoảng cách ngắn. Mô hình di cư của Zipf (1946) sử dụng một khái niệm trong vật lý đó là khái niệm trọng lực để giải thích di cư, Zipf cho rằng di cư là một hàm của khoảng cách từ vùng đi và vùng đến của người di cư, tác giả đã dự đoán di cư tỷ lệ nghịch với khoảng cách.
Trong những năm 1950, lý thuyết di cư ra đời từ mô hình cơ học để khái quát hóa mô hình di cư. Lý thuyết luồng di cư đầu tiên xuất hiện trong mô hình hai khu vực của Lewis những năm 1950-1960, trong đó di cư xảy ra như là kết quả của sự khác biệt trong cung và cầu lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị. Harris – Todaro những năm 1970 – 1980 đề xuất một số mô hình dựa vào quan sát thực nghiệm để định dạng cho một số mô hình cụ thể
16

về di cư.

Trong quá trình phân tích, khi nhìn vào số liệu tổng hợp thì thường thấy di cư như cơ chế cân bằng, từ những năm 1980 nhiều tác giả đã nghiên cứu di cư dựa trên các mô hình kinh tế vi mô. Ngoài những mô hình phân tích những động lực cá nhân để di chuyển, một số tác giả còn xem xét các yếu tố ở cấp độ cộng đồng. Phương pháp tiếp cận hiện đại hơn liên kết các cấp độ vi mô và vĩ mô. Đóng góp của các nghiên cứu gần đây là sự phân biệt giữa nguyên nhân di cư và tồn tại của di cư. Lý thuyết kinh tế mới của lao động di cư do Hagen – Zanker, J. ( 2008) phát triển trong những năm 1980 cho thấy di cư liên quan đến quyết định của hộ gia đình và có nhiều lý giải cho việc di cư. Lý thuyết này được thảo luận rộng rãi và được đưa ra từ các lý thuyết cổ điển về di cư, trong đó các tác giả cố gắng mô hình hóa các quá trình ra quyết định di cư một cách thực tế hơn bằng cách đưa ra một loạt các yếu tố tác động đến quyết định di cư.
Quyết định di cư cá nhân có thể được hình thành dựa trên các nhân tố “hút” và “đẩy” phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi cá nhân cũng như bối cảnh kinh tế – xã hội nói chung (các cơ hội hay áp lực về lao động và việc làm, khoảng cách về thu nhập và sự phát triển của các dịch vụ xã hội giữa các khu vực, v.v.). Quyết định nhập cư căn cứ vào việc phân tích chênh lệch giữa “chi phí” và “lợi ích” của quá trình nhập cư và nó không giống nhau đối với tất cả mọi người dân di cư. Các nghiên cứu quy luật nhập cư đã chỉ ra rằng các khu vực công nghiệp hóa, đô thị hoá nhanh có sức hấp dẫn lớn đối với nhập cư. Điều này được chỉ ra thông qua thực tế là các khu vực công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh thường đòi hỏi nhiều lao động hơn để vận hành luồng công việc và đáp ứng được các yêu cầu về năng suất. Hơn nữa, các khu vực phát triển nhanh này cũng đem lại thu nhập cao hơn cho các lao động và vì vậy thu hút được ngày càng nhiều người nhập cư vào nhằm kiếm được nhiều tiền hơn và
17

có được mức sống cao hơn.

Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự di chuyển của dân cư song có thể

chia thành bốn nhóm chính:

Nhóm 1: Các yếu tố về kinh tế như mức sống, cơ hội việc làm, sự thay

đổi về tiến bộ và công nghệ…

Nhóm 2: Các yếu tố về chính trị, luật pháp như thể chế chính trị, chính sách dân số của vùng miền…
Nhóm 3: Các yếu tố văn hoá – xã hội như điều kiện giáo dục, y tế, giải trí, tình trạng hôn nhân, gia đình, thay đổi nghề nghiệp, việc làm…
Nhóm 4: Các yếu tố về môi trường như khí hậu, địa hình, đất đai và tài nguyên…
Những thuận lợi hay khó khăn của các yếu tố này ở các vùng sẽ tạo nên “lực hút” hay “lực đẩy” của mỗi vùng mà có ảnh hưởng tới sự chuyển đến hay ra đi của dân cư. Lực hút bao gồm những điều kiện thuận lợi cho việc sinh sống, làm việc, học tập và phát triển ở nơi đến. Lực đẩy bao gồm những trở ngại hay hạn chế cho việc sinh sống, làm việc, học tập và phát triển.
Bất kỳ một vùng lãnh thổ nào cũng đều có những thuận lợi hay khó khăn nhất định. Nói cách khác, các yếu tố tác động đến hút và đẩy của một vùng luôn tồn tại song song. Những lý thuyết nghiên cứu về lực hút và lực đẩy đã đưa ra quy luật chung của di cư là dân cư sẽ di chuyển từ nơi có đời sống thấp đến nơi có đời sống cao hơn, từ vùng có điều kiện tự nhiên kém thuận lợi đến vùng có điều kiện thuận lợi hơn. Di cư ngày càng diễn ra mạnh mẽ theo sự tiến bộ ngày càng cao của xã hội. Chính sự thay đổi về tiến bộ khoa học, kỹ thuật dẫn đến sự hình thành các vùng trung tâm phát triển với các khu công nghiệp, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp… sẽ thu hút các dòng di dân đến.
Vùng nông thôn xa xôi thường là nơi ra đi của lực lượng lao động trẻ, vì

ở đó thường không có hoặc thiếu các cơ hội phát triển kinh tế, lối sống buồn
18

tẻ, ít có cơ hội phát triển. Ngược lại, các trung tâm công nghiệp, đô thị hay thành phố lớn thường là những nơi có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trẻ vùng nông thôn vì có nhiều cơ hội việc làm, học tập, tiện nghi sinh hoạt và những triển vọng tương lai đầy tươi sáng. Từ đó hình thành và bùng phát luồng di chuyển đặc trưng nông thôn – thành thị và dòng di chuyển này ngày càng diễn ra mạnh mẽ ở các vùng đang phát triển.
Tại các đô thị, nguyên nhân khiến cho nhập cư gia tăng có thể bao gồm hai nhóm chính cơ bản gồm:
Nguyên nhân kinh tế: hầu hết các nhà kinh tế học, các nhà xã hội học đều nhất trí rằng hiện tượng nhập cư vào thành thị có thể được giải thích chủ yếu bằng nguyên nhân kinh tế. Những nhân tố này bao gồm không chỉ bởi những lực đẩy quen thuộc từ nơi xuất cư như thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, thu nhập thấp,… mà còn bởi những lực hút từ những nơi nhập cư như cơ hội việc làm có tính ổn định, thu nhập cao hơn so với nơi ở cũ… Các nghiên cứu đều cho thấy tiền lương, thu nhập, việc làm, mức độ thất nghiệp… đều ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định di cư của người dân.
Nguyên nhân phi kinh tế: Vấn đề chất lượng cuộc sống, những người di dân muốn có cuộc sống tốt hơn cho bản thân và cho gia đình thông qua cuộc sống ở thành thị, nơi có thể gọi là “chốn phồn hoa đô hội”, các phương tiện giao thông tấp nập, phương tiện thông tin đại chúng rộng khắp, cơ sở hạ tầng ở thành thị được hiện đại hóa, nơi có hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển. Vấn đề về phong tục tập quán và các nhân tố xã hội cũng tác động sâu sắc tới quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị, ví dụ như những người di dân muốn thoát khỏi những ràng buộc truyền thống, những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu ở nông thôn. Vấn đề đi học của con cái, đoàn tụ gia đình cũng là những lực hút của dòng di dân từ nông thôn ra thành thị (Lưu Bích Ngọc, 2016).
Trong Luận án này, khái niệm về người di cư và hộ gia đình có người di cư
19

được căn cứ theo khái niệm mà Tổng cục Thống kê đã áp dụng cho các điều tra quốc gia trong đó có Điều tra Mức sống dân cư. Cụ thể, “người di cư” ở đây là “những người đã chuyển tới chung sống trong hộ gia đình từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và những thành viên trong hộ đã rời khởi hộ gia đình để làm kinh tế cho hộ, kể cả đi xuất khẩu lao động” (Câu hỏi 1 – Mục 1B). Căn cứ vào định nghĩa này, trường hợp những “người xuất cư” là những thành viên trong hộ đã rời khởi hộ gia đình để làm kinh tế cho hộ được lựa chọn nghiên cứu. “Hộ có người xuất cư” là hộ gia đình trong Điều tra có ít nhất một người xuất cư trong
12 tháng qua như đã đề cập ở trên1.

1.2. Các lý thuyết về di cư và động lực di cư

1.2.1. Lý thuyết vĩ mô về di cư

Các lý thuyết vĩ mô về di cư quan tâm phân tích các luồng hay dòng di cư và xu thế di cư trong một quốc gia. Khởi đầu các lý thuyết di cư vĩ mô tân cổ điển giải thích di cư như là một phần của sự phát triển kinh tế. Di cư trong nước xảy ra do sự khác biệt về cung và cầu lao động giữa các vùng địa kinh tế, chủ yếu là giữa khu vực nông nghiệp ở nông thôn và các ngành công nghiệp sản xuất ở các đô thị. Các mô hình cơ bản đã phát triển các lý thuyết mô hình hai khu vực, giả định thị trường lao động cân bằng thì một lượng dư thừa lao động trong ngành nông nghiệp truyền thống được hấp thụ bởi các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp phát triển thu hút người lao động từ
khu vực nông nghiệp. Lao động nông thôn bị thu hút bởi sự khác biệt tiền

1 Khái niệm người di cư trong Bộ số liệu VHLSS được sử dụng trong luận án được căn cứ vào câu hỏi số 1 mục 1B
“Trong hộ [Ông/Bà] có người giúp việc ăn chung, ở chung cùng hộ từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có ai trong hộ đi xa nhà trên 6 tháng không?”
Nếu câu trả lời là KHÔNG thì hộ đó không có người giúp việc và cũng không có người đi khỏi hộ, còn nếu câu trả lời là CÓ thì căn cứ vào câu hỏi số 4 mục 1B để xác định hộ có người giúp việc hay có người đi khỏi hộ.
Nếu câu trả lời ở câu số 4 mục 1B là số 1 thì hộ đó có người giúp việc, còn nếu câu trả lời là số 2 thì hộ đó có người đi xa nhà để

làm kinh tế.

Từ thông tin câu số 1 và câu số 4 mục 1B xác định được hộ có người đi xa nhà để làm kinh tế cho hộ và được gọi là hộ có ít nhất người xuất cư.
20

lương, tiền lương ở khu vực thành thị luôn cao hơn ở khu vực nông thôn và đây là động lực chủ yếu khiến người lao động ở nông thôn di chuyển đến các khu vực đô thị (Lewis, 1954).
Todaro và Harris (Todaro, 1969; Harris & Todaro, 1970) tiếp tục nghiên cứu mô hình này để giải thích cho vấn đề thất nghiệp đô thị ở nhiều nước kém phát triển. Di cư không phải là hoàn toàn không có rủi ro, vì người di cư không biết trước có thể tìm được việc làm tại nơi đến mới hay không. Di cư từ nông thôn ra thành thị tiếp tục xảy ra nếu mức thu nhập thực tế ở thành thị còn cao hơn ở khu vực nông thôn, thậm chí di cư còn gia tăng hơn nếu tiền công trả cho người lao động tại các đô thị cao hơn vượt bậc so với tiền công trả cho người lao động ở nông thôn. Một nhân tố khác cũng tác động mạnh đến động lực di cư nông thôn – thành thị đó là cơ hội tìm được việc làm ở các khu đô thị cao hơn nhiều so với tìm được việc ở khu vực nông thôn.
Lý thuyết thị trường lao động kép thường bỏ qua các quyết định ở cấp vi mô như phân tích chi phí và lợi ích của một cá nhân di cư, thay vào đó, các nhà nghiên cứu lý thuyết này tập trung phân tích nhập cư như một “hệ quả tự nhiên của toàn cầu hóa kinh tế và thâm nhập thị trường qua các biên giới quốc gia” (Massey và cộng sự, 1994:432). Lý thuyết này không nghiên cứu những vấn đề liên quan tới các quyết định di chuyển cá nhân nhưng tập trung vào nhóm người di cư. Lý thuyết thị trường lao động kép còn giải thích di cư như là kết quả của yếu tố kéo tạm thời, nhu cầu lao động cụ thể có sự phân biệt rõ ở các nước phát triển (Piore, 1979). Theo cách tiếp cận này, di cư chịu ảnh hưởng mạnh bởi sự phát triển và mức lương cũng như tính chất công việc của khu vực chính thức và khu vực phi chính thức.
1.2.2. Lý thuyết trung mô về di cư

Mô hình cấp trung mô cũng giải thích di cư của những thành viên hộ gia

đình từ nông thôn ra thành thị ở các nước kém phát triển, chẳng hạn mô hình

LA15.018_Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư

Tags: thu nhập của hộ gia đìnhxuất cư
Previous Post

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Next Post

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Thụy Vân - Việt Trì - Phú Thọ

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận văn thạc sĩ kinh tế

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Thụy Vân - Việt Trì - Phú Thọ

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng

Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại ở Tp.HCM

November 25, 2016
Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh

Mối quan hệ giữa thực tiễn Quản trị nguồn nhân lực, trách nhiệm xã hội và kết quả hoạt động kinh doanh Trường hợp các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ĐBSCL

September 30, 2018
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển

Phân tích chuỗi giá trị và hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá Tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

October 27, 2019
Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục

Quản lý chất lượng đào tạo trong các trường Đại học Tư thục khu vực Miền Trung Việt Nam

July 5, 2016

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.