LA01.019_Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam
THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên luận án: Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật Mã số: 62 38 01 01
Tên tác giả: VI VĂN SƠN
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Quách Sĩ Hùng; TS Lê Văn Trung
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1- Luật tục người Thái có vị trí độc lập tương đối với pháp luật, đó là: 1/ Trong điều kiện nhất định, luật tục người Thái có khả năng thay thế pháp luật; 2/ Luật tục người Thái có khả năng bổ sung cho pháp luật; 3/ Luật tục người Thái có khả năng hỗ trợ cho pháp luật; 4/ Những giá trị tích cực của luật tục người Thái là tinh hoa văn hóa dân tộc Thái, có giá trị xây dựng, cố kết cộng đồng lớn lao.
2- Vận dụng luật tục người Thái trong quản lý Nhà nước đối với cộng đồng người Thái là việc đưa tri thức địa phương, tri thức cộng đồng của người Thái bổ sung, hỗ trợ cùng pháp luật quản lý cộng đồng người Thái có hiệu quả.
3- Giá trị, vai trò của luật tục người Thái trên một số nội dung sau: 1/ Luật tục người Thái luôn ứng xử hài hòa với tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt nhấn mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất đai, nguồn nước; 2/ Luật tục người Thái luôn hướng tới xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng bền vững, trong đó nhấn mạnh tính tương thân, tương ái và bình đẳng dân tộc; 3/ Luật tục người Thái giáo dục cộng đồng luôn tuân thủ pháp luật, luật tục, đặc biệt nhấn mạnh việc xây dựng ý thức cho cộng đồng trong phòng ngừa tội phạm, trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ Tổ quốc.
4- Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng nhận thức luật tục người Thái và kết quả vận dụng luật tục người Thái của chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái Bắc Trung Bộ: 1/ Những giá trị của luật tục người Thái đứng trước nguy cơ bị mai một; 2/ Chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước; 3/ Chính quyền cơ sở và cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ có nguyện vọng vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái.
5- Một số nhóm giải pháp nhằm vận dụng luật tục người Thái đối với cộng đồng người Thái: 1/ Nhóm giải pháp về tổ chức, trong đó nhấn mạnh việc thành lập Tổ tư vấnphong tục tập quán ở thôn, bản và Hội đồng tư vấn phong tục tập quán cấp xã; 2/ Nhóm giải pháp về kỹ thuật, nhấn mạnh việc vận dụng gắn với một số lĩnh vực quản lý nhà nước về: Văn hóa, giáo dục, y tế, tài nguyên, quốc phòng, an ninh; xây dựng qui chế phối hợp…; 3/ Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cho các chủ thể; 4/ Nhóm giải pháp về nguồn lực tài chính; 5/ Giải pháp tổ chức thực hiện.
BRIEF INFORMATION ON THE CONTRIBUTIONS OF DOCTORAL THESIS
Thesis title: Thai’s customary law and its application in state management of Thai community in North Central provinces of Vietnam
Major: Theory and History of State and Law Code: 62.38.01.01
PhD candidate: VI VĂN SƠN
Academic supervisor: Assoc, Prof., Dr Quach Si Hung; Dr. Le Van Trung
Training institute: Ho Chi Minh National Academy of Politics
A SUMMARY OF THE NEW CONCLUSIONS OF THE THESIS
1. Thai’s customary law has an independent position in its relation to the law. It means (1) in certain context, Thai’s customary law can replace the law; (1) Thai’s customary law supplement to the law; (3) Thai’s customary law support the law; (4) positive value of Thai’s customary law is the essence of Thai’s culture contributing to the development and consolidation of the community.
2. The application of Thai’s customary law in state management of Thai’s community is the use of local and community knowledge of Thai’s ethnic to supplement law making the state management of Thai’s community become more effectively.
3. Values and role of Thai’s customary law includes the followings: (1) Thai’s customary law consider the harmony with nature resources, the important of forest protection, water and land management; (2) Thai’s customary law always aims to develop a community with sustainable solidarity putting a strong emphasize on the mutual affection, love and ethnic equality; (3) Thai’s customary law educates people to obey the law, customary putting an emphasize on strengthen awareness for the community on crime prevention, and the responsibility of the community to protect the Nation.
4. Based on the awareness of Thai’s customary law and the result of the application of the Thai’s customary law of the local government in North Central area, the followings concerns are raised: (1) the values of Thai’s customary law is in danger of erode. (2) Local government did not pay enough concern on the use of Thai’s customary law in state management; (3) Local government and Thai’s community in North Centre have aspiration to apply Thai’s customary law in state management.
5. Some groups of recommendations to apply Thai’s customary law for Thai’s community are raised: 1. Recommendations on organizing work that proposed the establishment of a Customary Consultative Groups at the village and Customary Consultative Council at the commune level. 2. Technical recommendation put a strong emphasize on the application of Thai’s customary law into state management in some particular areas: Culture, education, health, natural resources, defence, security, development of cooperative regulation etc. 3. Recommendations to strengthen capacity for relevant stakeholder. 4. Recommendations on financial resource. 5. Recommendations the organizing for implementation