LA07.039_Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và đánh giá thực trạng Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh T.T.Huế, chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các quan điểm, pháp giải nhằm bảo đảm Lợi ích kinh tế của NLĐ trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh T.T.Huế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án có các nhiệm vụ sau:
– Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận LIKT nói chung và LIKT của NLĐ trong các DNTN nói riêng.
– Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và tỉnh/thành trong nước vềthực hiện Lợi ích kinh tế của NLĐ trong các DNTN, từ đó luận án rút ra những bài học tham khảo cho các DNTN ở tỉnh T.T.Huế.
– Phân tích thực trạng giải quyết Lợi ích kinh tế của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế trong giai đoạn từ nay năm 2006 đến năm 2016. Rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó và những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu.
– Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm Lợi ích kinh tế của NLĐ trong doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh T.T.Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu LIKT của NLĐ trong các doanh nghiệp tư nhân dưới góc độ kinh tế chính trị học, bao gồm: thu nhập bằng tiền; việc làm; an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao trình độ; chế độ bảo hiểm và hỗ trợ nhà ở, phương tiện đi lại của NLĐ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung nghiên cứu: Bản chất, nội dung, hình thức biểu hiện LIKT của NLĐ trong các doanh nghiệp tư nhân và những giải pháp bảo đảm Lợi ích kinh tế của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế.
– Về không gian nghiên cứu: LIKT của NLĐ trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh T.T.Huế. Các doanh nghiệp tư nhân được nghiên cứu trong luận án này là các loại hình DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) (không kể đến những DN có vốn đầu tư nước ngoài), cụ thể bao gồm: công ty cổ phần tư nhân, các công ty TNHH tư nhân, công ty hợp danh và các DNTN theo quy định trong Luật DN năm 2014 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Về thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2016 là quãng thời gian đề tài khảo sát đánh giá thực trạng, lấy số liệu, tư liệu về LIKT của NLĐ trong doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh T.T.Huế.
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án tiếp cận vấn đề LIKT của NLĐ dưới góc độ kinh tế chính trị học, vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận về LIKT của NLĐ, cụ thể:
– Luận án tập trung làm rõ quan niệm, nội dung và hình thức biểu hiện LIKT của NLĐ các DNTN.
– Luận án chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng và cơ chế thực hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN. Từ đó, tác giả đưa ra khung phân tích để đánh giá Lợi ích kinh tế của NLĐ trong các DNTN
Thứ hai, phân tích, đánh giá quá trình thực hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế, luận án đã khái quát những kết quả đạt được và chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế làm cơ sở cho việc tìm giải pháp bảo đảm thực hiện tốt Lợi ích kinh tế của NLĐ trong các DNTN.
Thứ ba, dựa vào kết quả đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các quan điểm và các nhóm giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế trong thời gian tới, các nhóm giải pháp mang tính toàn diện và khả thi cao.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận án bao gồm 4 chương, 9 tiết.