LA07.030_ Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 02
Nghiên cứu sinh: TRẦN HỒNG QUẢNG
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hoàng Thị Bích Loan
2. TS. Nguyễn Minh Quang
Cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp, cùng với các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đây là tổng thể các quan hệ kinh tế có quan hệ hữu cơ với nhau trong khu vực nông thôn và trong toàn bộ vùng, địa phương, nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn là làm cho khu vực nông thôn có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp sản xuất hàng hoá với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển đô thị theo qui hoạch; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới có vai trò quan trọng và gồm nhiều nội dung, trong đó cần đặc biệt chú trọng nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn gắn với quy hoạch nông thôn mới; đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn; đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ và hoàn thiện hệ thống chính sách thích ứng để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn; nâng cao thu nhập, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 – 2013 đã đạt được những kết quả nhất định. Song vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện chậm; Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả… Nguyên nhân của những hạn chế chủ yếu là: quy hoạch và cơ chế chính sách chưa đồng bộ; nhận thức của các cấp ủy, chính quyền chưa đầy đủ. Trên cơ sở phân tích những yếu kém đó, luận án đề xuất 8giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, gồm: (1) Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; (2) Phát triển kinh tế nông thôn toàn diện theo hướng hiện đại; (3) Huy động các nguồn vốn và đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; (4) Xây dựng, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ở nông thôn; (5) Đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; (6) Tổ chức thực hiện hiệu quả hệ thống các chính sách; (7) Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; (8) Tăng cường năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước và các tổ chức đoàn thể.
BRIEF INFORMATION ON THE CONTRIBUTION OF DOCTORAL THESIS
Title: Rural economy in the new rural development in Kim Son district, Ninh Binh province
Field of Study: Political Economics Code: 62 34 01 02
PhD Candidate: Tran Hong Quang
Supervisor: 1. Assoc.Prof.Dr. Hoang Thi Bich Loan
2. Dr. Nguyen Minh Quang
Training Institution: Ho Chi Minh National Academy of Politics
SUMMARY OF THE MAJOR CONCLUTIONS
Rural economy in the new rural development is a complex constituent factors of productive forces and relations of production in agriculture, forestry and fisheries, along with the industryand services in rural areas associated with the national program for new rural development.This is a whole bunch of economic interrelations within rural areas and in the whole regional,local, and national economy. The goal of economic development in rural areas is to develop rural areas with reasonable economic structure and form of production, to attach the commodity production agriculture with rapid development of industry and services; to attach agricultural development with urban development under planning; to make the people’smaterial and spiritual life better.
The development of rural economy in the new rural development program has an important role and includes many contents, in which the following contents need to be particularly concerned: restructuring of rural economy towards industrialization and modernization orientation; building a system of rural social-economic infrastructure associated with the new rural planning; training human resources in rural areas; innovating and developing forms of production in rural areas; accelerating the modernization of agriculture, and the application of scientific – technological progress, as well as improving policy system to promote economic development in rural areas; improving income, well solving of social problems, protectingnatural resources and ecological environment.
Rural economy in the new rural development in Kim Son district, Ninh Binh province had achieved certain results during the period of 2008 – 2013, but existed limitations, such as: alack of planning for rural development; a slow restructure of rural economy in the district; an ineffective form of production and trading… The reasons of the those limitations include: theincompleteness in planning and policy mechanisms; the not-so-good awareness of theauthorities and Party leaders. By analyzing thesse limitations, the thesis proposed eight solutions for rural economy in the new rural program in Kim Son district, Ninh Binh province,including: (1) To develop an overall planning for economic development; 2) To develope a comprehensive rural economy towards modernization orientation; (3) To mobilize sources ofcapital and accelerate the application of scientific – technological progress in agricultural production; (4) To develop and exploit the social-economic infrastructure system; To develophuman resources for rural economy in the new rural development; (6) To effectivelyimplement the policies system; (7) To develop the suitable forms of production; (8) To strengthen the capacity and effectiveness of the state management bodies and social organizations