LA07.038_Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ lý luận về Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở địa bàn cấp tỉnh để đánh giá thành tựu và hạn chế của Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững, từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh TT-Huế trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững.
– Nghiên cứu kinh nghiệm thành công về Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở một số quốc gia và địa phương trong nước để rút ra bài học cho Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở địa bàn cấp tỉnh.
– Phân tích và đánh giá những thành tựu và hạn chế của Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh TT-Huế từ năm 2006 đến 2016 dựa trên các nhóm tiêu chí đánh giá đã được xây dựng.
– Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh TT-Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững dưới góc độ độ khoa học kinh tế chính trị. Trong đó, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến KTDL theo hướng PTBV trên 3 mặt: kinh tế, văn hoá – xã hội, tài nguyên – môi trường trên địa bàn tỉnh TT-Huế
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu quan niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến KTDL theo hướng PTBV. Việc nghiên cứu chủ thể được tập trung vào việc phân tích, đánh giá thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV trên 3 nhóm nội dung để từ đó tìm ra giải pháp thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
– Về không gian: Địa bàn tỉnh TT-Huế của Việt Nam
– Về thời gian: Luận án nghiên cứu KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững tiếp cận theo góc độ nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị?
Câu hỏi 2: Nội dung và những tiêu chí đánh giá Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở địa bàn cấp tỉnh?
Câu hỏi 3: Những thành tựu và hạn chế của KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế trong giai đoạn 2006 – 2016?
Câu hỏi 4: Những vấn đề đặt ra cho KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huếtrong thời gian tới?
Câu hỏi 5: Những giải pháp cơ bản để thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế trong tương lai?
6. Những đóng góp mới của luận án
– Tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị, luận án góp phần làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và xây dựng tiêu chí đánh giá KTDL theo hướng PTBV trên địa bàn cấp tỉnh. Từ thực tiễn kinh nghiệm về KTDL theo hướng PTBV của một số số quốc gia và một số địa phương trong cả nước, luận án đã rút ra những bài học quý báu cho KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế.
– Luận án đi vào phân tích, đánh giá thực trạng KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế từ năm 2006 đến 2016 dựa trên các nội dung và nhóm tiêu chí đã được xây dựng để chỉ ra những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, đặc biệt là nêu một số vấn đề đặt ra đối với KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế.
– Luận án luận giải bối cảnh và dự báo xu hướng phát triển KTDL trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, luận án đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh KTDL theo hướng PTBV ở tỉnh TT-Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết: