LA03.078_Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Xây dựng cơ sở lý luận và căn cứ thực tiễn để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
2.2. Nhiệm vụ
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại một địa phương cấp tỉnh.
– Tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia và một số địa phương trong nước về quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới; từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào quá trình quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh
– Đánh giá thực trạng công tác quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân cụ thể.
– Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý huy động, sử các nguồn lực tài chính nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn vềquản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung: Luận án thuộc chuyên ngành Quản lý kinh tế nên tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở địa phương cấp tỉnh.
– Về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng công tác quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho XDNTM tại tỉnh Hà Tĩnh. Nghiên cứu tiến hành khảo sát và điều tra thực địa tại 4 xã điển hình cho 4 nhóm xã: Thạch Châu (huyện Lộc Hà) – xã điểm xây dựng nông thôn mới của Tỉnh; Trường Sơn (huyện Đức Thọ) – xã điểm của huyện; Hương Vĩnh (huyện Hương Khê) – xã thường; xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) đại diện cho nhóm xã khó khăn và các doanh nghiệp và các cán bộ của các Sở, Ban, Ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho XDNTM trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Luận án khảo sát kinh nghiệm tại một số quốc gia và địa phương trong nước về quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới.
– Về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2016, từ đó đề xuất các quan điểm và các giải pháp tăng cường quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
4. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án
Một là, cơ sở lý thuyết nào được sử dụng để nghiên cứu về quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở một địa phương cấp tỉnh?
Hai là, thực trạng quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2011-2016?
Ba là, giải pháp nào để tăng cường quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm xây dựng nông thôn mới tại Hà Tĩnh trong thời gian tới?
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học
Một là, góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới và quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới.
Hai là, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới, từ đó xác định được các yếu tố tác động quan trọng đến quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý huy động, sử dụng các NLTC cho xây dựng nông thôn mới tại các địa phương cấp tỉnh.
Ý nghĩa thực tiễn
Một là, phân tích có hệ thống về thực trạng quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2016. Thông qua đó chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến những kết quả và hạn chế của quá trình quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại Hà Tĩnh, giúp Chính quyền các cấp của tỉnh Hà Tĩnh có cái nhìn tổng quát, chân thực về quá trình quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới của Tỉnh giai đoạn 2011 -2016.
Hai là, xây dựng hệ thống các quan điểm, giải pháp có tính khả thi, giúp tham vấn cho chính quyền các cấp ở Hà Tĩnh có kế hoạch đúng, chính sách phù hợp để quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Ba là, kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để cho các Bộ, ngành và địa phương khác tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách xây dựng nông thôn mới đặc biệt là quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, bảng biểu và tài liệu tham khảo, luận án được trình bày theo 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở các địa phương cấp tỉnh.
Chương 3: Thực trạng quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh