LA02.084_Huy động nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập ở nước CHDCND Lào
5. Những kết luận mới của luận án:
Thứ nhất, luận án hệ thống hoá, phân tích làm phong phú và rõ thêm một số vấn đề lý luận về GDĐH và huy động nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập như khái niệm, đặc điểm và vai trò của giáo dục đại học công lập; tài chính và nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập; huy động các nguồn tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến huy động các nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập. Có thể khẳng định, giáo dục đại học công lập là đầu tầu của hệ thống giáo dục quốc gia và sự phát triển của giáo dục ĐHCL có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia; đồng thời, sự phát triển của giáo dục ĐHCL có ý nghĩa chi phối cơ cấu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của quốc gia, từng ngành và từng địa phương.
Nguồn tài chính từ NSNN là nguồn tài chính quan trọng và cần được ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục đại học công lập có trọng điểm gắn với các ưu tiên và kết quả mong đợi theo chiến lược phát triển hệ thống giáo dục quốc gia nói chung và giáo dục đại học công lập nói riêng. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nguồn tài chính huy động từ thu học phí và từ phát triển các dịch vụ GDĐH của các trường đại học công lập ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong tổng nguồn tài chính huy động đầu tư cho phát triển giáo dục đại học công lập.
Thứ hai, luận án tổng kết, phân tích, minh chứng rõ những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của thực trạng huy động các nguồn tài chính từ NSNN, ODA, học phí và từ các hoạt động dịch vụ, liên doanh, liên kết… của các trường đại học công lập ở nước CHDCND Lào giai đoạn 2011 – 2015. Đổng thời, tổng kết kinh nghiệm huy động các nguồn tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập của một số quốc gia trên thế giới, rút ra các bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn có thể tham chiếu áp dụng cho nước CHDCND Lào trong những năm tới.
Thứ ba, luận án đề xuất quan điểm, định hướng và 5 nhóm giải pháp nhằm huy động các NTC cho phát triển giáo dục ĐHCL phù hợp với quan điểm, định hướng phát triển giáo dục đại học công lập của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào, có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn, có tính khả thi nhằm góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển hệ thống giáo dục quốc gia nói chung và giáo dục ĐHCL đến năm 2020 và tầm nhin đến năm 2030 ở nước CHDCND Lào.
– Huy động NTC từ NSNN đầu tư cho phát triển giáo dục đại học công lập bên cạnh việc ưu tiên NSNN đầu tư cho giáo dục đại học công lập thì quan trọng hơn là cần ưu đúng và trúng với các ưu tiên theo chiến lược phát triển hệ thống giáo dục quốc gia nói chung và giáo dục đại học công lập nói riêng; đồng thời phải bảo đảm nâng cao hiệu quả sử dụng các NTC nói chung và NTC từ NSNN đầu tư cho giáo dục đại học công lập nói riêng. Vì vậy, các giải pháp về xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn cho giáo dục đại học công lập và thực hiện quản lý chi NSNN theo kết quả là những giải pháp quan trọng có tầm dài hạn cần có những bước đi và lộ trình phù hợp.
– Huy động NTC từ thu học phí cho phát triển giáo dục đại học công lập quan trọng là phải xác định được và minh bạch giá dịch vụ giáo dục đại học công lập được tính đúng, tính đủ các chi phí phù hợp với từng cấp độ chất lượng dịch vụ. Khi đã xác định được giá dịch vụ giáo dục đại học công lập tương ứng với từng cấp độ chất lượng dịch vụ thì không khó khăn gì trong việc giải quyết mối quan hệ chia sẻ chi phí cho giáo dục đại học công lập giữa Nhà nước, người học và xã hội.
– Huy động NTC từ phát triển các hoạt động dịch vụ của các trường đại học công lập nên từng bước tiến tới giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm toàn diện cho các trường đại học công lập, tiến tới chuyển các trường đại học công lập sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Thực thi giải pháp này sẽ vừa tạo áp lực, động lực và vừa tạo điều kiện để các trường phát huy những tiềm năng và thế mạnh của mình phát triển các hoạt động dịch vụ GDĐH, NCKH, liên doanh liên kết…. để huy động các NTC của xã hội đáp ứng mục tiêu và yêu cầu phát triển của từng trường.