LA02.156_Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
– Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực tài chính và đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội của chính quyền địa phương (trực thuộc tỉnh).
– Phân tích khả năng ảnh hưởng của các nhân tố đặc trưng của các thành phốcửa khẩu, biên giới nói chung và tại thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái nói riêng có ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính. Phân tích, đánh giáthực trạng đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội và thực trạng huy động nguồn lực tài chính trên địa bàn thành phố Móng Cái.
– Dự báo nhu cầu vốn để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố Móng Cái trong giai đoạn 2015-2020.
-Đề xuất và kiến nghị các giải pháp huy động hiệu quả nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố Móng Cái.
3. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu được xác định là huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội.Songnội dung chủ yếu của luận án sẽ tập trung nghiên cứusâu về huy động nguồn lực tài chính được thực hiện bởi chính quyền địa phương trực thuộc tỉnh để đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế xã hội gắn liền với đặc thù riêng của thành phố biên giới, cửa khẩu.
– Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn thành phố Móng Cái.
– Về thời gian: Các số liệu và tình hình huy động nguồn lực tài chính từ năm 2000 đến 2015 trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Một số nội dung sử dụng số liệu từ năm 1996 để phân tích, đối chiếu, so sánh.
4. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
4.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là nguồn lực tài chính và các hình thức huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội của thành phốbiên giới trực thuộc tỉnh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của lịch sử các học thuyết kinh tế và các lý thuyết liên quan như Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, Lý thuyết về tài chính công, trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp:
– Phân tích tổng hợp, kết hợp các kết quả phân tích định tính và định lượng để luận giải và kết luận các vấn đề để nghiên cứu.
– Thống kê mô tả và phân tích định tính: thu thập và so sánh số liệu theo chuỗi thời gian về huy động, thương mại, du lịch, GRDP,… để thấy đước sự biến động giữa các thời điểm.
– Phân tích định lượng: tiếp cận bằng mô hình kinh tế lượng VAR (Mô hình véc tơ tự hồi quy). Mô hình định lượng được thực hiện bởi các kiểm định cần thiết để đánh giá mức độ tác động, khả năng ảnh hưởng của các nhân tố đặc trưng của thành phố cửa khẩu, biên giớiđến huy động nguồn lực tài chính.
5. Câu hỏi nghiên cứu
– Những nhân tố đặc trưng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội của thành phố cửa khẩu, biên giới?
– Mối quan hệ giữa đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội với hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch, thanh toán biên mậu?
– Những hạn chế trong huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn Móng Cái?
-Các giải pháp và các kênh huy động nguồn lực tài chính nào sẽ phù hợp với thành phố Móng Cái, địa bàn có tính đặc thù, có sự thuộc vào chính sách kinh tế của Trung Quốc?
6. Những đóng góp của luận án
6.1. Đóng góp mới về học thuật, lý luận
-Thứ nhất, trên cơ sở phát hiện những đặc điểm riêng của thành phố cửa khẩu, biên giới, luận án hệ thống hóa và tiếp cận vấn đề huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội gắn liền với đặc thù riêng của địa phương. Ngoài các nguồn lực truyền thống từ khu vực nhà nước, luận án lập luận và phân tích chi tiết vềhuy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân và nước ngoài. Những nhận định vềtính hai mặt của việc huy động nguồn lực này là cơ sở để luận án phân tích vấn đềthực tiễn tại địa phương – thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái.
– Thứ hai, Luận án đã phân tích khả năng ảnh hưởng của các nhân tố đặc trưng của các thành phố cửa khẩu, biên giới nói chung và tại thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái nói riêng, cụ thể là hoạt động thương mại biên giới, xuất nhập khẩu, du lịch; thanh toán biên mậu; chính sách về kinh tế, đối ngoại của các nước có chung đường biên giới là các nhân tố chính ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính.
6.2. Đóng góp mới về thực tiễn
– Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng ngay vào công tác huy động nguồn lực tại thành phố Móng Cái.
– Luận án đề xuất một số giải pháp giúp cho chính quyền địa phương và các bên liên quan xem xét, ra các quyết định về hợp tác và tổ chức thực hiện các phương thức huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái.
– Công trình sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến huy động nguồn lực tài chính tại các địa phương có đặc thù riêng về biên giới, cửa khẩu; và nghiên cứu thêm về các hoạt động biên mậu, thanh toán giữa đồng Việt Nam và Nhân dân tệ tại biên giới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục tài liệu tham khảo và 17 phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực tài chính từ để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội.
Chương 3: Thực trạng huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại Móng Cái.
Chương 4: Giải pháp huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tếxã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái.