ThS31_129_Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá tr̀inh dạy học truyện ngắn “chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Tác giả Nguyễn Minh Châu.
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại nước nhà. Sự nghiệp văn chương của ông là tấm gương phản chiếu quá trì nh phát triển văn xuôi Việt Nam đương đại. Là một nhà văn suốt đời khát khao khám phá cái đẹp và sự chân thực trong cuộc sống, ông viết các tác phẩm với mong muốn:“Đi tìm chất ngọc ẩn trong bề sâu tâm hồn con người” Trước 1975, các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nguyễn Minh Châu được bạn đọc biết đến và yêu mến qua các tiểu thuyết : Cửa sông, Dấu chân người lính và truyện ngắn giàu chất sử thi như Mảnh trăng cuối rừng …đã góp phần dựng lên bức tượng đài về sức mạnh và vẻ đẹp của dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Trong những tác phẩm này, ý thức cộng đồng và tì nh yêu Tổ quốc là một hệ quy chiếu duy nhất và cao cả nhất để định giá mọi quan hệ từ gia đì nh đến xã hội, mọi tì nh cảm từ riêng đến chung của con người, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh cần có sự đồng lòng nhất trí cao độ thì điều này là t ất yếu.
Trong dòng chảy mãnh liệt của lịch sử t hời đại chống Mỹ thì ngọn lửa kháng chiến đã tôi luyện ngòi bút Nguyễn Minh Châu. Sau 1975 khi hoàn cảnh xã hộ i thay đổi nền văn học mang âm hưởng sử
thi dần dần bộc lộ tí nh sơ lược công thức, có phần giản đơn phiến diện về con người, lúc này khó có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống mới với những vấn đề phức tạp, bức xúc bộn bề. Trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa đời thường, bao vấn đề nhân sinh đã đặt ra cho mỗi người nói chung và cho các nhà văn như Nguyễn Minh Châu nói riêng. Nguyễn Minh Châu đã có sự chuyển hướng về tư duy nghệ thuật : từ cuộc “chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc”, nhà văn cùng đất nước chuyển sang cuộc “chiến đấu cho quyền sống của từng con người” {12, 390} .
Là một nhà văn tâm huyết suốt đời trăn trở, băn khoăn như ngọn nến tự đốt thân mì nh để cháy sáng; Nguyễn Minh Châu đã sớm ý t hức được yêu cầu phải đổi mới tư duy văn học và đã âm thầm tự đổi mới và tự tì m hướng đi cho chính mình với một loạt truyện ngắn đậm chất đời tư-thế sự: Cỏ lau, Cơn giông, Bức tranh, Bến quê… Những tác phẩm của ông giai đoạn này hấp dẫn người đọc bởi sự giản dị mà chứa đựng chiều sâu nhân bản. Tâm điểm khám phá nghệ thuật của ông là những con người bì nh thường t rong cuộc mưu sinh và t rong hành trì nh nhọc nhằn kiếm tì m hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt những năm cuối đời, dòng mạch văn chương của ông xót xa trầm lắng trong bến bờ sâu thẳm của nó – nơi ông hằng ám ảnh và manh nha tì m kiếm vấn đề số phận con người. Thực tế văn học cho thấy: quá trình đổi mới ý thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là quá trì nh trở về cội nguồn chủ nghĩ a nhân văn, nối lại truyền t hống văn học trung đại t hấm đẫm tì nh người tì nh đời, và là sự khơi nguồn cảm hứng nhân văn cho những sáng tác trong những thập kỷ sau này. Đánh giá về những tác phẩm của ông được viết vào những năm đầu của thập kỷ 80 nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét :“Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học nước ta thời kỳ sau 1975”.
Các tác phẩm của ông trong mấy thập kỷ qua đã thu hút sự tì m tòi, nghiên cứu một cách khoa học, sâu sắc và khách quan của các nhà phê bì nh và nghiên cứu trong nước. Đã có nhiều công trì nh nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở phương diện nội dung và nghệ thuật để t hấy được những tì m tòi đổi mới trong cách viết của Nguyễn Minh Châu. Với những đóng góp trên, nhiều t ác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã được chọn để giảng dạy trong nhà t rường: Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê, Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa. Đặc biệt là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” –một tác phẩm mới được chọn đưa vào dạy trong các trường THPT. Đây là một tác phẩm đương đại, đề ra những vấn đề trong cuộc sống hôm nay, nên không xa lạ với học sinh. Đây cũng là tác phẩm hay và khó so với sự t iếp nhận của học sinh, vì nó chứa đựng nhiều mặt, nhiều tầng ý nghĩ a ẩn không dễ tiếp cận