LA02.135_Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Việc nghiên cứu luận án là nhằm đạt được các mục tiêu:
– Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về tái cơ cấu nền kinh tế và đặc biệt là nội dung của thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
– Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về thuế TNDN, về vai trò của thuế TNDN đối với tái cơ cấu nền kinh tế.
– Đánh giá thực trạng diễn biến của nền kinh tế, những thành công cũng như các hạn chế và làm rõ về sự cần thiết cũng như các mục tiêu của thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.
– Làm rõ vai trò và tác động của thuế TNDN tới cơ cấu nền kinh tế Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thuế TNDN đến năm 2020 nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
– Về thời kỳ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, đánh giá việc sử dụng thuế nhập doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế từ 1991 đến 2014.
– Về phạm vi nghiên cứu: là những nội dung quan trọng của chính sách thuếTNDN, trong đó đặc biệt là thuế suất và những tác động của thuế suất thuếTNDN tới quy mô và cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, bao gồm: quy mô, cơ cấu kinh tế theo ngành và cơ cấu kinh tế theo khu vực sở hữu; các giải pháp về chính sách thuế, từ đó rút ra các nhận xét, đánh giá tình hình thực tế và đề xuất các giải pháp thực hiện đến 2020.
– Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và tái cơ cấu nền kinh tế từ lý luận, nhận thức đến thực tiễn, đồng thời nghiên cứu mối quan hệ giữa thuế thu nhập với việc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tếcủa Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, phương pháp thực hiện nghiên cứu được áp dụng trong đề tài này là:
– Thống kê, so sánh, phân tích đánh giá và phát hiện mối liên hệ tác động của chính sách thuế TNDN tới quy mô và cơ cấu nền kinh tế.
– Kết hợp phương pháp định tính với định lượng thông qua việc sử dụng mô hình kinh tế lượng vĩ mô để xác định những tác động của thuế TNDN đến nền kinh tế, tới cơ cấu nền kinh tế.
Một số nội dung cơ bản về mô hình nghiên cứu.
Mô hình sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài là mô hình kinh tế lượng vĩ mô. Những nội dung chi tiết về mô hình sẽ được giới thiệu ở chương 3 và phụ lục. Tuy nhiên, về khái quát, mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách thuế TNDN và cơ cấu nền kinh tế bao gồm hệ các phương trình, trong đó có các phương trình định nghĩa và đồng nhất thức, các phương trình hành vi nhằm xác định mối quan hệ: (i) giữa thay đổi thuế suất thuế TNDN tác động tới quy mô kinh tế theo ngành và theo khu vực sở hữu kinh tế, (ii) giữa thay đổi thuế suất thuế TNDN tác động tới cơ cấu nền kinh tế theo ngành, theo khu vực sở hữu; (iii) quan hệ giữa thay đổi thuế suất thuế TNDN tác động tới quy mô thu ngân sách nhà nước và quy mô GDP của toàn bộ nền kinh tế… Phần mềm sử dụng cho nghiên cứu là EVIEWS.
Dữ liệu sử dụng trong mô hình và các phân tích trong luận án là số liệu chuỗi thời gian được tổng hợp từ các nguồn:
– Niên giám thống kê do Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố hàng năm từ 1991 – 2014.
– Nguồn số liệu từ trang Thông tin điện tử của Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Nguồn số liệu, thông tin từ trang Thông tin điện tử của Chính phủ, Quốc hội.
– Các nguồn dữ liệu khác: Niên giám tài chính, ngân hàng Việt Nam; Kinh tế Việt Nam; Kinh tế Việt Nam và thế giới…
5. Đóng góp của nghiên cứu.
Nghiên cứu tác động của thuế TNDN tới thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam thông qua mô hình kinh tế lượng vĩ mô sẽ có một số đóng góp như sau:
– Về mặt lý luận: Luận án hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề về cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu nền kinh tế. Luận án đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về thuế TNDN, đặc biệt là chỉ ra vai trò của thuế TNDN đến tái cơ cấu nền kinh tế.
– Về thực tiễn: Luận án đánh giá khái quát về việc sửa đổi hoàn thiện thuếTNDN ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2014, từ đó đi sâu phân tích những thành công cũng như những hạn chế của thuế TNDN đến tái cơ cấu nền kinh tế.
– Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện thuế TNDN đến năm 2020 nhằm tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án được trình bày trong 4 chương là:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2. Một số vấn đề lý luận về tái cơ cấu nền kinh tế và vai trò của thuế TNDN đối với tái cơ cấu nền kinh tế.
Chương 3. Thực trạng tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam và tác động của thuế TNDN tới tái cơ cấu nền kinh tế.
Chương 4. Hoàn thiện chính sách thuế TNDN thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế đến năm 2020.