LA02.209_Hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hạ tầng giao thông đường bộ và quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ.
Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất phương hướng, hệ thống các giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ có luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn nhằm góp phần thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng năm 2030.
Các mục đích nghiên cứu cụ thể của luận án:
Một là, về lý luận hạ tầng giao thông đường bộ và chi ngân sách địa phương xây dựng hạ tầng GTĐB, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa và phân tích làm rõ những vấn đềcơ bản như sau:
– Hạ tầng giao thông đường bộ và vai trò của hạ tầng giao thông đường bộ với phát triển KTXH;
– Chi ngân sách địa phương cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, những đặc điểm và nội dung chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ.
Hai là, về lý luận quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa và phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản như sau:
– Khái niệm, nguyên tắc quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ;
– Nội dung quản lý chi ngân sách địa phương xây dựng hạ tầng GTĐB theo chu trình ngân sách địa phương và quy trình quản lý dự án đầu tư gồm: Phân cấp quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ; lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; lựa chọn thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng hạ tầng GTĐB; thanh toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; quyết toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; các nhân tố ảnh hưởng quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ.
Ba là, về thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
– Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ như: Phân cấp quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ; lập kếhoạch vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ; lựa chọn thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ; thanh toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; quyết toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB;
– Xây dựng hệ thống mục tiêu, định hướng, quan điểm, các giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 có luận cứ khoa học, có tính khả thi.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài luận án
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hạ tầng giao thông đường bộ và quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về hạ tầng giao thông đường bộ; phân cấp quản lý, lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng, lập kế hoạch vốn, thanh toán và quyết toán, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ.
Về không gian và thời gian, luận án nghiên cứu thực trạng chi và quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 – 2013; định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB được nghiên cứu áp dụng cho tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu luận án
Phương pháp luận nghiên cứu luận án được sử dụng là phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể được sử dụng nghiên cứu luận án là nghiên cứu các số liệu thứ cấp, thống kê, phân tích, tổng hợp, minh chứng…để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ;
Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc;
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộtỉnh Vĩnh Phúc.