LA02.145_Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
3.1. Về khía cạnh lý luận
NCS cố gắng nghiên cứu lý luận về Kiểm toán nội bộ nói chung, Kiểm toán nội bộ NHTM nói riêng, các nhân tố bên trong và bên ngoài NHTM tác động tới kiểm toán nội bộ…từ đó có một hệ thống cơ sở lý thuyết vững chắc có tác dụng khảo cứu cho sinh viên, đồng nghiệp, những ngƣời quan tâm. Đề tài cũng tập trung bám sát các nguyên tắc của Basel 2, các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ để thấy đƣợc sự phát triển mạnh mẽ không ngừng cũng nhƣ những đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn với kiểm toán nội bộ nói chung và tại NHTM nói riêng.
3.2. Về khía cạnh thực tiễn
NCS lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn về kiểm toán nội bộ bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Mục đích chủ yếu của NCS là đi trả lời các câu hỏi:
– Thực tế Kiểm toán nội bộ tại Agribank hiện nay nhƣ thế nào, xét về một số lĩnh vực chủ yếu nhƣ: cơ cấu tổ chức, nội dung, phƣơng pháp, quy trình kiểm toán?
– Những nhân tố nào ảnh hƣởng tới kiểm toán nội bộ tại Agribank?
– Nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế vai trò, hiệu quả của kiểm toán nội bộ tại Agribank?
– Giải pháp nào để hoàn thiện Kiểm toán nội bộ tại Agribank?
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
– Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là kiểm toán nội bộ tại Agribank.
– Thời gian nghiên cứu là hoạt động KTNB của Agribank trong 4 năm 2012, 2013, 2014, 2015.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
– Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm các giai đoạn nhƣ phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết cũng nhƣ những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả ở trong và ngoài nƣớc đã đƣợc đăng tải trên các sách báo, tạp chí về những vấn đề liên quan đến Kiểm toán nội bộ tại NHTM.
– Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc tiến hành nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực Kiểm toán nội bộ nói riêng và quản trị NHTM nói chung.
– Đặc biệt, để làm tăng tính thuyết phục cho các nhận định, NCS đã sử dụng phƣơng pháp Bảng hỏi để tiến hành nghiên cứu thực trạng kiểm toán nội bộ tại Agribank, sử dụng phần mềm Epidata và SPSS để phân tích thống kê mô tả, trong đó:
Mẫu nghiên cứu Đối tƣợng khảo sát) là các kiểm toán viên nội bộ, lãnh đạo bộ phận kiểm toán, một số cán bộ kiểm soát, lãnh đạo cao cấp trực thuộc Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc của Agribank. Đây là những đối tƣợng trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến công tác kiểm toán và vì vậy họ hiểu rõ về thực trạng, chất lƣợng của kiểm toán nội bộ, các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm toán nội bộ. NCS tiến hành lấy phiếu trực tiếp 58 ngƣời, đồng thời sử dụng Google Drive để tạo bảng câu hỏi điện tử giúp các KTV ở xa 11 ngƣời) có thể trả lời thông qua đƣờng link:
Trong 69 phiếu nhận về có 3 phiếu không hợp lệ đã bị loại bỏ trong quá trình làm sạch dữ liệu nghiên cứu. Với 66 phiếu còn lại, các phiếu đều thể hiện ngƣời đƣợc hỏi có trình độ, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và mang tính đại diện.
Thiết kế câu hỏi khảo sát gồm 15 câu hỏi liên quan đến: nội dung, phƣơng pháp, quy trình kiểm toán nội bộ, các nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm toán nội bộ tại Agribank bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan, các câu hỏi về thông tin cá nhân ngƣời đƣợc phỏng vấn… Từ kết quả thu đƣợc, NCS sử dụng phần mềm Epidata phiên bản 3 và SPSS phiên bản 21 để tiến hành phân tích thống kê mô tả, kết hợp với thống kê độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công trình đã công bố của tác giả, phụ lục, danh mục sơ đồ, bảng biểu, Luận án bao gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
– Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thƣơng mại.
– Chƣơng 2: Thực trạng kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
– Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.