LA09.059_Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của đề tài là tìm ra giải pháp thích hợp để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Từ mục tiêu cơ bản đó, luận án đề ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
– Làm rõ bản chất, vai trò và nội dung của kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp;
– Nghiên cứu và đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, làm rõ những ưu điểm và nhược điểm của kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp này;
– Đưa ra các giải pháp cơ bản để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
4. Câu hỏi nghiên cứu
– Câu hỏi tổng quát:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án tiến hành trả lời câu hỏi sau: Những giải pháp nào phù hợp để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa?
Để giải quyết vấn đề trong câu hỏi tổng quát, cần trả lời các câu hỏi cụ thể sau:
– Câu hỏi cụ thể:
+ Nhu cầu thông tin và mức độ thỏa mãn của nhà quản trị về thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa?
+ Thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm Thanh Hóa hiện nay như thế nào?
+ Những nội dung kế toán quản trị chi phí nào cần hoàn thiện và điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp hoàn thiện?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm.
– Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: Giới hạn tại các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
+ Về mặt thời gian: Nghiên cứu từ năm 2011 đến nay.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………… i MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………………….. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………………… vi DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………………………………….. vii DANH MỤC HÌNH ………………………………………………………………………………….. viii MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..1
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………………………………1
2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến kế toán quản trị chi phí ………………..2
3. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………………………..18
4. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………………………………………18
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………….18
6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………19
6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ……………………………………………………………… 19
6.2. Phương pháp xử lý dữ liệu………………………………………………………………….. 22
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn………………………………………………………………….23
8. Kết cấu của đề tài ……………………………………………………………………………………23
Chương 1 ……………………………………………………………………………………………………24
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ………………………………………………………………………………………24
1.1.Bản chất, vai trò, yêu cầu và nguyên tắc của kế toán quản trị chi phí ……..24
1.1.1. Bản chất kế toán quản trị chi phí ………………………………………………………. 24
1.1.2. Vai trò kế toán quản trị chi phí …………………………………………………………. 29
1.1.3. Yêu cầu và nguyên tắc của kế toán quản trị chi phí …………………………….. 31
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí ……………………………..33
1.2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp …………………………………………………. 33
1.2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp …………………………………………………. 35
1.3. Nội dung kế toán quản trị chi phí ………………………………………………………….36
ii
1.3.1. Nhận diện và phân loại chi phí …………………………………………………………. 37
1.3.2. Xây dựng định mức và dự toán chi phí ……………………………………………… 43
1.3.3. Kế toán chi phí hoạt động và tính giá thành sản phẩm …………………………. 48
1.3.4. Phân tích biến động chi phí ……………………………………………………………… 54
1.3.5. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí ………………………………………….. 56
1.3.6. Phân tích thông tin chi phí ……………………………………………………………….. 57
1.4. Kinh nghiệm vận dụng kế toán quản trị chi phí và bài học cho các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm ……………………………………………………………………60
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế……………………………………………………………………….. 60
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về vận dụng kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm ………………………………………………………………………. 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………………………….64
Chương 2 ……………………………………………………………………………………………………66
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DƯỢC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA …………………………………………………………………..66
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa …………………………………………………………………………………………………66
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ……………………………………………………….. 66
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức kinh doanh ………………………. 69
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính ………………………………………………………………………………………………….. 81
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán……………………………………………………… 83
2.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa …………………………………………………….84
2.2.1. Thực trạng nhận diện và phân loại chi phí …………………………………………. 84
2.2.2. Thực trạng xây dựng định mức và dự toán chi phí………………………………. 88
2.2.3. Thực trạng kế toán chi phí hoạt động và tính giá thành sản phẩm …………. 92
2.2.4. Thực trạng phân tích biến động chi phí ……………………………………………… 98
iii
2.2.5. Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí ………………………….. 99
2.2.6. Thực trạng phân tích thông tin chi phí………………………………………………100
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ………………………………………..102
2.3.1. Thành tựu đạt được ………………………………………………………………………..102
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân…………………………………………………………………..103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………..109
Chương 3 ………………………………………………………………………………………………….110
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DƯỢC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA …………………………………………………………………………………………..110
3.1. Mục tiêu phát triển ngành Dược Thanh Hóa và yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm …………………….110
3.1.1 Mục tiêu phát triển ………………………………………………………………………….110
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện ………………………………………………………………………..114
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ………………………………………..116
3.2.1. Hoàn thiện nhận diện và phân loại chi phí ………………………………………..117
3.2.2. Hoàn thiện xây dựng định mức và dự toán chi phí……………………………..125
3.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí hoạt động và tính giá thành sản phẩm ………..133
3.2.4. Hoàn thiện phân tích biến động chi phí …………………………………………….136
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí …………………………138
3.2.6. Hoàn thiện phân tích thông tin chi phí………………………………………………140
3.2.7. Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm…………………………………………….141
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa……..144
3.3.1. Về phía Nhà nước ………………………………………………………………………….144
3.3.2. Về phía Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam………………………………..146
3.3.3. Về phía các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm Thanh Hóa …………….148
iv
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………..150
KẾT LUẬN CHUNG ………………………………………………………………………………..151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ………………………………………………………………………………………………………….153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………….154
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………160
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu và chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
DN Doanh nghiệp
SL SP Số lượng sản phẩm
CPBH Chi phí bán hàng
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
KH Kế hoạch
KTQTCP Kế toán quản trị chi phí
SXC Sản xuất chung
NCTT Nhân công trực tiếp
NVL TT Nguyên vật liệu trực tiếp
TC Target costing
TDABC Time-driven activity-based costing
KC Kaizen costing
ABC Activity-based costing WHO Tổ chức y tế thế giới GPP Thực hành tốt nhà thuốc
GMP Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt
VTYT Vật tư y tế
DNTN Doanh nghiệp tư nhân TNHH Trách nhiệm hữu hạn YHCT Y học cổ truyền
CP Cổ phần
TSCĐ Tài sản cố định
GDP Thực hành tốt phân phối thuốc
GLP Hệ thống an toàn chất lượng phòng thí nghiệm
GSP Thực hành tốt bảo quản thuốc
PIC/S Hệ thống hợp tác thanh tra dược phẩm
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Định mức lượng nguyên vật liệu ……………………………………………89
Bảng 2.2: Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp……………………….90
Bảng 2.3: Định mức chi phí nhân công trực tiếp ……………………………….90
Bảng 2.4: Chi phí sản xuất lô sản phẩm viên nén Aciclovir 400mg…………..93
Bảng 2.5: Bảng phân tích biến động chi phí …………………………………………..99
Bảng 3.1: Bảng phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động 118 (Đối với DN sản xuất và DN kinh doanh tổng hợp) ………………………………118
Bảng 3.2: Bảng phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động 121 (Đối với DN kinh doanh thương mại)………………………………………………….121
Bảng 3.3: Dự toán linh hoạt ………………………………………………………………131
Bảng 3.4: Phân tích chi phí dựa trên dự toán linh hoạt…………………………132
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Số lượng doanh nghiệp dược phẩm phân theo loại hình ………………20 doanh nghiệp ……………………………………………………………………………………..20
Hình 2: Số lượng doanh nghiệp dược phẩm phân theo quy mô ………………..20 doanh nghiệp ……………………………………………………………………………………..20
Hình 3: Số lượng doanh nghiệp dược phẩm phân theo lĩnh vực hoạt động ..21
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị ……………..27
Hình 1.2: Dự toán sản xuất kinh doanh [36]…………………………………………..46
Hình 1.3: Quy trình phân tích biến động chi phí …………………………………….56
Hình 2.1: Doanh thu dược phẩm Thanh Hóa ………………………………………….69
Hình 2.2: Tiền thuốc bình quân đầu người/Năm …………………………………….74
Hình 2.3: Tình hình tiêu thụ thuốc trong nước và thuốc nhập khẩu …………..75
Hình 2.4: Qui trình công nghệ sản xuất thuốc viên (thuốc tân dược) …………79
Hình 2.5: Qui trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm (thuốc tân dược)…………79
Hình 2.6: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc đông dược ……………………….80
Hình 2.7: Tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp …………………………..82
Hình 2.8: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Dược …………………………83
VTYT Thanh Hóa ………………………………………………………………………………83
Hình 2.9: Tổ chức bộ máy kế toán tại DNTN hãng thuốc thể thao ……………84
Hình 2.10: Tỷ trọng chi phí hoạt động trong DN sản xuất ……………………….85
Hình 2.11: Cơ cấu chi phí sản xuất trong DN SX dược phẩm…………………..86 có qui mô vừa và nhỏ ………………………………………………………………………….86
Hình 2.12: Cơ cấu chi phí sản xuất trong DN SX dược phẩm…………………..86 có qui mô lớn …………………………………………………………………………………….86
Hình 2.13: Tỷ trọng chi phí hoạt động trong DN kinh doanh tổng hợp ……..87
Hình 2.14: Tỷ trọng chi phí hoạt động trong DN kinh doanh thương mại ….88
Hình 2.15: Các định mức chi phí hoạt động trong DN KD ………………………89 dược phẩm Thanh Hóa ………………………………………………………………………..89
Hình 2.16: Tỷ trọng chi phí lãi vay qua các năm 2011-2015 ……………………97
viii
Hình 2.17: Tỷ trọng chi phí lãi vay qua các năm 2011-2015 ……………………98
Hình 2.18: Tỷ trọng doanh nghiệp thực hiện phân tích biến động chi phí ….99
Hình 3.1: Trình tự lập dự toán từ cấp cơ sở …………………………………………130
ix
1. Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Ngành Dược Việt Nam là một trong số các ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, gắn liền với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Sự phát triển của ngành dược là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo an ninh y tế và an sinh xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo xây dựng ngành Dược Việt Nam phát triển một cách bền vững ở hiện tại cũng như tương lai. Tuy nhiên, ngành Dược Việt Nam hiện nay so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn là ngành có mức độ phát triển tương đối thấp.
Để hội nhập nền kinh tế thế giới, đòi hỏi ngành Dược phải đầu tư toàn diện nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh nội địa và với các hãng dược phẩm nước ngoài. Phải phát huy hiệu quả hoạt động của mỗi đơn vị, đổi mới dây chuyền công nghệ, năng lực quản lý của doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. Ngoài ra, trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, thông tin về chi phí có vị trí rất quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị kiểm soát chi phí nhằm mục tiêu đưa ra nhiều loại sản phẩm với mức giá cả hợp lý, tiết kiệm được ngân sách để đầu tư cho việc đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, tăng cường cho hoạt động quảng cáo, phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường …
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, muốn quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm bắt được thông tin về chi phí, bởi vì chi phí là cơ sở của việc lựa chọn các phương án kinh doanh. Hơn nữa, việc tính toán và kiểm soát được chi phí thực tế phát sinh ở từng cá nhân, bộ phận sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được chính xác hiệu quả hoạt động của từng cá nhân, bộ phận đó, và có thể đánh giá được mức độ sử dụng chi phí tiết kiệm hay lãng phí ở từng bộ phận, từ đây tiến hành điều chỉnh, đồng thời cũng là căn cứ để thiết lập và xây dựng các chính sách thưởng phạt hợp lý.
Theo khảo sát thực tế hiện nay, về công tác cung ứng và phân phối thuốc cho
các tuyến điều trị ở Thanh Hóa chỉ mới đạt ở mức độ khiêm tốn khoảng 30% giá trị
1
tiền thuốc theo nhu cầu sử dụng, giá trị tiền thuốc bình quân đầu người đạt 12,3 USD
tương đương 228.000 đồng/năm vào năm 2009 và đạt 19,05 USD tương đương
400.000 đồng/năm vào năm 2015 [20]. Về công tác kế toán quản trị chi phí, trong khi hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại đã được các doanh nghiệp tại những nước phát triển trên thế giới xây dựng từ lâu và phát huy được tính hữu ích của nó, thì hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mới chỉ chú trọng vào việc ghi nhận thông tin kế toán tài chính, về kế toán quản trị chi phí mới đang chập chững hình thành nên tồn tại rất nhiều điểm hạn chế đối với chức năng cung cấp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp. Khả năng phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp để tổ chức thu thập đầy đủ dữ liệu đầu vào, đầu ra gặp nhiều khó khăn. Như vậy, ngược lại với tầm quan trọng của kế toán quản trị chi phí, là sự sơ sài của hệ thống kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm Thanh Hóa, điều này khiến cho doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm Thanh Hóa khó có thể phát triển bền vững trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh của khu vực và thế giới. Do đó, ngành kinh doanh dược phẩm Thanh Hóa đang ngành cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện kế toán quản trị chi phí nhằm phục vụ cho việc quản trị mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Xuất phát từ đặc thù ngành kinh doanh dược phẩm tại Thanh Hóa, thực tế kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm Thanh Hóa, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” làm nội dung để nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến kế toán quản trị chi phí
Lịch sử của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của con người qua các hình thái kinh tế xã hội, mà cốt lõi là sự ra đời và phát triển của chữ viết cũng như việc sử dụng các con số và phép tính. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường, kế toán ngày càng hoàn thiện trên mọi phương diện, nó trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản trị, kiểm tra, kiểm soát và điều hành các hoạt động kinh tế tài chính của bất cứ đơn vị nào.
2
Cho đến khi bước vào kỷ nguyên của thời đại thông tin (cuối thế kỷ 20 đến nay), kế toán dần chuyển từ kế toán thủ công sang kế toán trên máy, bắt đầu có sự tách rời chức năng của chủ doanh nghiệp và chức năng quản trị doanh nghiệp, thì lúc này kế toán quản trị và đặc biệt là kế toán quản trị chi phí dần dần phát huy vai trò quan trọng của mình. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm cách thức kiểm soát, quản lý, để tối thiểu hóa chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh. Muốn vậy, doanh nghiệp không thể thiếu được sự tồn tại của kế toán quản trị chi phí. Các quan điểm tiếp cận về kế toán quản trị cũng ngày càng chi tiết và rõ ràng hơn, tập trung đi sâu vào từng nội dung cụ thể của kế toán quản trị. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về kế toán quản trị doanh nghiệp. Ban đầu trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đề cập đến kế toán quản trị dưới dạng tổng quát, mang tính định hướng xây dựng kế toán quản trị, cho đến những năm 1990, nhiều tác giả đã nghiên cứu chi tiết hơn về nội dung của kế toán quản trị, đi sâu tìm hiểu và áp dụng vào ngành nghề kinh doanh cụ thể. Có thể khái quát một số công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới các góc độ sau đây:
– Về nhận diện và phân loại chi phí:
Tác giả Michael W Maher (2000) trong nghiên cứu của mình cũng cho thấy sự cần thiết của kế toán quản trị trong thời đại hiện nay. Kế toán quản trị định hướng cho việc kiểm soát chi phí trong tổ chức, Michael W Maher đã kết luận có 3 cách phân loại chi phí khác nhau cho các mục đích kiểm soát chi phí, bao gồm: (1) Chi phí chênh lệch; (2) chi phí toàn bộ; (3) Chi phí trách nhiệm. Làm rõ quy trình phân tích thông tin chi phí thông qua báo cáo phân tích chi phí, báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý. Đây là cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động trong từng bộ phận tại tổ chức góp phần vào công tác kiểm soát chi phí của tổ chức đó. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại về mặt lý thuyết mà chưa vận dụng vào thực tiễn
các doanh nghiệp [61].
3
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Phan Tú Nga (2006) dựa vào đặc điểm kinh doanh để định hướng phân loại chi phí cho Tổng công ty xây dựng Sông Hồng, cụ thể, tác giả khuyến nghị doanh nghiệp nên nhận diện chi phí theo mức độ hoạt động và nhận diện chi phí theo trung tâm chi phí, cách nhận diện này dựa trên điều kiện, ngành nghề kinh doanh cụ thể của đơn vị là chuyên xây dựng ở các lĩnh vực: dân dụng, công nghiệp, giao thông, truyền tải điện, cấp thoát nước… Với đặc thù của hoạt động xây dựng luôn gắn liền với dự toán công trình, trong khi đó doanh nghiệp hiện tại vẫn đang sử dụng phương pháp nhận diện chi phí chưa tối ưu cho việc cung cấp thông tin đến các cấp quản trị là phân loại theo chức năng hoạt động mà chưa phân loại theo cách ứng xử của chi phí, theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí, theo trung tâm chi phí [14].
Tác giả Hồ Văn Nhàn (2010) đã nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành dịch vụ vận chuyển khách trong doanh nghiệp taxi. Nghiên cứu của tác giả đi vào xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành của dịch vụ vận tải, chỉ ra cách thức phân loại chi phí phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp này là hoạt động vận chuyển của taxi khách, từ đó định hướng phương pháp tính giá thành cho hoạt động vận chuyển [15].
Tác giả Đào Thúy Hà (2015) đã làm rõ cách phân loại chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam, dựa trên các cơ sở nhận diện như theo hình thái tự nhiên, theo phạm vi, theo khả năng quy nạp, theo sự thay đổi của chi phí với mức độ hoạt động, hoặc theo kỳ tính kết quả và theo mục đích kiểm soát, ra quyết định. Từ đó đưa ra cách phân loại chi phí phù hợp cho các doanh nghiệp này là phân loại theo cấp bậc chi phí của các hoạt động luyện thép [10].
– Về xây dựng định mức và lập dự toán chi phí:
Tác giả Phạm Quang (2002) t r o n g nghiên cứu của mình đã trình bày những vấn đề về cơ sở lý luận chung của hệ thống báo cáo kế toán quản trị, phân tích rõ bản chất kế toán quản trị và đã giải quyết được các vấn đề nêu ra một cách có hệ
thống cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã định
4
hướng xây dựng hệ thống báo cáo quản trị, nhằm phục vụ cho hoạt động kiểm soát, như báo cáo hàng tồn kho, định mức hàng tồn kho, báo cáo chi phí, xây dựng quy trình thu thập, xử lý dữ liệu để lập báo cáo thu nhập, báo cáo ngân sách cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung [19].
Tác giả Hoàng Văn Tưởng (2010) đã khảo sát các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam, chỉ ra được vấn đề liên quan đến dự toán hiện nay chủ yếu tại các doanh nghiệp này là xây dựng dự toán chi phí thi công và dự toán bảng tổng hợp giá trị hợp đồng phục vụ cho công tác đấu thầu, mà chưa có doanh nghiệp xây lắp nào thiết lập được hệ thống dự toán hoàn chỉnh cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra khi thực hiện xây dựng, sử dụng và quản lý hệ thống định mức, dự toán thực tế của các doanh nghiệp này chủ yếu là do các bộ phận chức năng như bộ phận kế hoạch, bộ phận kỹ thuật thực hiện, mà chưa có sự tham gia của bộ phận kế toán, nên hiệu quả và tính kinh tế chưa cao. Từ đó, tác giả khuyến nghị các doanh nghiệp xây dựng hệ thống định mức bao gồm định mức hao phí vật liệu, định mức hao phí nhân công và định mức hao phí máy thi công. Và trong quá trình lập dự toán ngân sách dự án xây dựng, cần xem xét đến mối quan hệ giữa các bộ phận, bởi khi xây dựng các phương trình dự toán, các chi phí hỗn hợp và việc xây dựng hệ thống dự toán đòi hỏi phải có sự phối hợp của rất nhiều bộ phận chức năng trong doanh nghiệp [31].
Tác giả Nguyễn Quốc Thắng (2011) nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí, giá thành sản phẩm tại các Công ty cổ phần giống cây trồng Thái Bình, Công ty cổ phần giống cây trồng Nghệ An và Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương. Tác giả đã nghiên cứu về công tác lập định mức và dự toán chi phí trong các doanh nghiệp này, từ thực trạng tìm hiểu cho thấy, các doanh nghiệp thuộc ngành giống cây trồng đã xây dựng hệ thống định mức vật tư trong quá trình sản xuất, tuy nhiên chưa đầy đủ và đồng bộ, bởi hệ thống định mức mà các doanh nghiệp này xây dựng mới chỉ có định mức cho vật tư, mà các yếu tố chi phí khác chưa có định mức. Còn đối với vấn đề lập dự toán chi phí, qua nghiên cứu thực trạng, tác
giả cũng chỉ rõ là các doanh nghiệp giống cây trồng Việt Nam chưa lập dự toán
5
chi phí sản xuất kinh doanh (trừ trường hợp thực hiện sản xuất kinh doanh theo kinh phí của Sở Nông nghiệp giao cho đơn vị). Dựa trên kết quả nghiên cứu được về thực trạng, tác giả đã đề xuất xây dựng hệ thống các dự toán chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp này [27].
Tác giả Nguyễn Đào Tùng (2012) nghiên cứu sâu về tổ chức phần hành kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm dầu thô cho các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí Việt Nam, thiết lập dự toán chi phí sản xuất, tổ chức hạch toán chi phí thực hiện, thông qua tìm hiểu thực trạng để tiến hành đánh giá hiệu quả của từng bộ phận, từ đó tác giả tập trung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí ở Việt Nam [32].
Nhóm tác giả Moolchand Raghunandan, Narendra Ramgulam, Koshina Raghunandan, Mohammed (2012) đã nhận định: Lập dự toán là một khâu của kế toán quản trị, chất lượng của dự toán không chỉ phụ thuộc vào phương pháp lập dự toán mà còn ảnh hưởng bởi hành vi của những người lập dự toán. Việc lập dự toán gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp, chính thức hóa các mục tiêu của doanh nghiệp. Quá trình lập dự toán thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác của các bộ phận với những thông tin liên quan nhằm đạt được mục tiêu cụ thể của từng bộ phận. Ngoài ra, theo nhóm tác giả, lập dự toán còn là kênh kiểm soát chi phí và đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận thông qua việc xác định mức độ sai lệch giữa thực tế và dự toán để kiểm tra. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ để cập đến việc lập dự toán ở lĩnh vực dịch vụ công mà chưa đề cập đến các ngành sản xuất. Và trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả cũng chưa đề cập dự toán linh hoạt mà mới chỉ nhắc đến đến dự toán tĩnh [47].
Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2014) đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận và thực trạng công tác xây dựng định mức và lập dự toán chi phí tại các công ty cổ phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cho thấy công tác này đã được các doanh nghiệp quan tâm nhưng chưa đầy đủ, chưa thực sự phát huy lợi
thế trong việc giúp các nhà quản lý kiểm soát chi phí cũng như điều hành hoạt
6
động kinh doanh hiệu quả, nên để khắc phục tình trạng đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn công tác xây dựng định mức và lập dự toán chi phí tại các công ty này [1].
– Về kế toán chi phí hoạt động và tính giá thành sản phẩm:
K.R.Subramanyam, John J Wild (2008) đã tìm ra chìa khóa để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế ngày càng cạnh tranh, đó là doanh nghiệp cần phải có chiến lược cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, thông qua sự hiểu biết về cơ sở kế toán dưới các con số trên báo cáo tài chính nhằm phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp để đánh giá trình độ quản lý của các cấp quản trị [58].
Sorinel Capusneanu – Artifex, Bucuresti, Rumani (2008) đề cập đến những cơ hội thực hiện kế toán xanh cho các phương pháp chi phí dựa trên hoạt động (ABC). Làm rõ việc xác lập chi phí dựa trên hoạt động và sự khác biệt so với các phương pháp truyền thống, theo phương pháp ABC, trước tiên sẽ tập hợp toàn bộ chi phí trực tiếp, chi phí trong các hoạt động gián tiếp (như: chạy máy, lắp ráp, kiểm tra chất lượng, …), sau đó thực hiện phân bổ các chi phí này vào các đối tượng tạo ra hoạt động đó hay cho từng sản phẩm, dịch vụ, thông qua nguồn phát sinh chi phí. Nó cho thấy lý do tại sao doanh nghiệp nên chọn phương pháp chi phí dựa trên hoạt động và những việc cần phải được thực hiện theo cách này. Kế toán xanh quan sát các nguyên tắc cụ thể của phương pháp ABC, đồng thời đề cập đến vai trò của kế toán môi trường và việc vận dụng kế toán môi trường vào mỗi hoạt động cụ thể. Nó cũng đại diện cho các lợi thế và bất lợi của các kế toán xanh trong một doanh nghiệp vận dụng phương pháp ABC. Và phương pháp ABC cho phép kế toán xác định chính xác hơn chi phí sản xuất thực tế, thể hiện rõ sự ảnh hưởng của từng hoạt động đến môi trường tại Rumani [62].
Trong nghiên cứu của Trần Thị Dự (2012) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị chi phí tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, từ thực trạng tác giả chỉ ra muốn phục vụ cho việc cung cấp thông tin để tính giá phí nhanh chóng, cung cấp thông tin chi phí cho
việc ra quyết định và đánh giá kết quả của các bộ phận trong đơn vị, đòi hỏi những
7
đơn vị này nên áp dụng phương pháp tính giá phí theo biến phí, xác định chi phí theo công việc kết hợp với việc phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính của phương pháp chi phí thông thường và bước đầu áp dụng phương pháp ABC [7].
Tác giả Phạm Hồng Hải (2013) đã chỉ ra phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các công ty chế biến gỗ Việt Nam đều thực hiện theo phương pháp truyền thống, từ thực trạng này, tác giả đã đánh giá những ưu, nhược điểm, và khuyến nghị những doanh nghiệp này ứng dụng quản trị chi phí kinh doanh theo quá trình hoạt động (ABC/M) để việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị hiệu quả hơn [11].
Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2014) sau khi nghiên cứu thực trạng về cách tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các công ty nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả đề xuất áp dụng phương pháp xác định chi phí theo mục tiêu đối với nhóm các công ty chấp nhận giá và đang nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới. Áp dụng phương pháp xác định chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm đối với sản phẩm ống nhựa Nano phân tử của Công ty nhựa Tiền Phong, còn đối với sản phẩm của các công ty cổ phần nhựa đã và đang tiến hành sản xuất kinh doanh nên nghiên cứu áp dụng phương pháp ABC. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất các công ty nhựa nên vận dụng phương pháp ước lượng sản lượng hoàn thành tương đương trong đó sử dụng phương pháp nhập trước – xuất trước để xác dịnh giá trị sản phẩm dở dang [1].
– Về phân tích biến động chi phí:
Tác giả Phan Tú Nga (2006) trong quá trình tìm hiểu thực trạng tại Tổng công ty xây dựng Sông Hồng, đã nêu trong luận án của mình về việc sử dụng thông tin chi phí ở đơn vị này mới chỉ dừng lại ở mức độ phân tích tình hình thực hiện ở hiện tại nhằm phục vụ việc kiểm soát chi phí, còn vấn đề tổ chức thu thập thông tin tương lai tại đơn vị còn nhiều hạn chế. Nên tác giả đã đề xuất vận dụng các phương pháp thu thập thông tin như phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm. Sau khi thu thập được thông tin, có thể tiến hành phân tích thông tin bằng các phương
pháp khác nhau đối với thông tin quá khứ và thông tin tương lai [14].
8
Tác giả Phạm Thị Thủy (2007) căn cứ vào mục tiêu xem xét về hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, đã đề xuất các doanh nghiệp này nên lập các báo cáo giá thành sản xuất cho từng loại sản phẩm để so sánh giữa các lô sản xuất, so sánh giữa các kỳ cũng như so sánh với dự toán để phát hiện các chênh lệch giữa dự toán và thực tế, biến động giữa các lô sản xuất và giữa các kỳ, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp để sử dụng chi phí ngày càng có hiệu quả. Bên cạnh báo cáo giá thành sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nên tiến hành phân tích biến động giữa dự toán và thực tế chi phí của từng lô khi thấy có sự biến động đáng kể giữa dự toán và thực tế. Phần phân tích biến động này được thực hiện cho từng lô theo 2 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, còn khoản mục chi phí sản xuất chung được phân tích biến động theo từng kỳ và theo nơi phát sinh chi phí
[28].
Marjanovic, T. Riznic, Z. Ljutic (2013) đề cập đến vai trò của việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận và phân tích điểm hòa vốn, chúng là công cụ phổ biến và rất quan trọng trong quá trình ra quyết định ngắn hạn. Nhóm tác giả Marjanovic, T. Riznic, Z. Ljutic cho rằng, phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận dựa trên ước lượng kế toán trong việc ứng xử chi phí ngắn hạn tại khoảng thích hợp của khối lượng các hoạt động, mà cốt lõi là chi phí biến đổi. Trong khoảng thích hợp, thì chi phí, thu nhập và khối lượng hoạt động gần như có mối quan hệ đường thẳng, và lúc này chi phí được chia thành chi phí biến đổi, chi phí cố định. Nếu khoảng thích hợp là nhỏ thì tổng chi phí cũng có phương trình đường thẳng. Vì vậy việc đưa ra giả thuyết về mối quan hệ đường thẳng của chi phí trong ngắn hạn mang lại nhiều lợi ích: (1) Xác định nhanh chóng tổng chi phí ở các mức độ hoạt động khác nhau; (2) Chi phí biến đổi là bằng nhau cho mỗi đơn vị khối lượng hoạt động. Nghiên cứu cũng chỉ ra nhược điểm của việc phân tích dựa trên chi phí biến đổi và nhược điểm của thông tin khi sử dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết và mô hình minh họa mà chưa ứng dụng thực
tế vào phân tích tại một lĩnh vực hoặc loại hình doanh nghiệp cụ thể nào [60].
9
Tác giả Đào Thúy Hà (2015) đã tìm hiểu về cơ sở lý luận cũng như thực trạng hoạt động phân tích và ứng dụng thông tin chi phí trong quá trình ra quyết định tại các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam, từ đó đưa ra phương pháp phân tích chênh lệch chi phí sản xuất, cụ thể ở các trung tâm chi phí kỹ thuật và trung tâm chi phí tùy ý. Hoàn thiện phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, hoàn thiện định giá chuyển giao nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam [10].
– Về hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí:
Tác giả Ngô Tuyết Nhung (2006) qua nghiên cứu thực trạng tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, tác giả chỉ ra việc sử dụng thông tin chi phí trong quá trình ra quyết định tại những doanh nghiệp này chỉ mới dừng lại ở các báo cáo về tình hình sản xuất và chi phí như: Báo cáo chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo chi tiết giá thành sản phẩm. Tù đó đề xuất giải pháp liên quan là thiết lập nhóm các báo cáo chi phí cung cấp thông tin cho xây dựng kế hoạch như: Bảng dự toán về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bảng dự toán về chi phí nhân công trực tiếp, bảng dự toán về tình hình sản xuất, … và nhóm các báo cáo kế toán quản trị nhằm ghi nhận, đánh giá tình hình thực hiện căn cứ theo tiêu chuẩn kiểm soát như Báo cáo tình hình thực hiện định mức chi phí nguyên vật liệu và phân tích các sai biệt về chi phí vật liệu, báo cáo tình hình thực hiện định mức chi phí nhân công và phân tích các sai biệt về chi phí nhân công… [16].
Nhóm tác giả Alkinson, Kaplan & Young (2008) đề cập đến thông tin và trách nhiệm thu thập, báo cáo và đánh giá các thông tin mang tính nội bộ của kế toán quản trị cho các cấp quản lý trong doanh nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt thông tin: Tiến hành thu nhận, phân tích và báo cáo thông tin đáp ứng yêu cầu quản trị của các cấp quản trị trong doanh nghiệp. Về mặt trách nhiệm, thực hiện đánh giá thành quả của các bộ phận cũng như trách nhiệm của nhà quản lý bộ phận. Để kết hợp được cả 2 khía cạnh thông tin và trách
nhiệm, nhóm tác giả nhắc đến sự phân cấp quản lý trong tổ chức, theo đó từng bộ
10
phận được phân cấp cần lập báo cáo trách nhiệm cho nhà quản trị cấp cao hơn về các nội dung phát sinh tại bộ phận mình. Thông qua hệ thống báo cáo, nhà quản trị cấp cao sẽ sử dụng các thông tin này để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức. Tuy nhiên nghiên cứu mới đề cập đến hệ thống báo cáo bộ phận mà chưa đề cập đến các loại báo cáo khác trong doanh nghiệp [38].
Wim A. Van der Stede, (2011) đã đưa ra nhận định rằng, các thông tin của kế toán quản trị không chỉ phục vụ cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp, mà ngày càng mở rộng cho các đối tượng bên ngoài (nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước,…). Ngoài ra, trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh, những thông tin không chỉ bên trong báo cáo tài chính, mà bao gồm cả thông tin từ báo cáo kế toán quản trị cũng dần được công khai để khẳng định thông tin minh bạch, hiệu quả của doanh nghiệp. Từ đó, cần xây dựng hệ thống quy định cụ thể, rõ ràng không chỉ đối với hệ thống kế toán tài chính, mà dành cho cả kế toán quản trị [64].
Tác giả Vũ Thị Kim Anh (2012) đã đề xuất hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam, bao gồm: Báo cáo dự toán phục vụ cho chức năng lập kế hoạch; báo cáo dự toán trung tâm chi phí, báo cáo dự toán trung tâm chi phí, báo cáo dự toán chi phí theo loại hình vận chuyển; báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí thông qua báo cáo tình hình thực hiện chi phí của trung tâm chi phí; báo cáo phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý thông qua báo cáo phân tích chênh lệch chi phí vận tải. Trong nghiên cứu của mình, tác giả chưa phân tích được các nhân tố ảnh hưởng làm phát sinh chênh lệch và nguyên nhân dẫn đến chênh lệch chi phí giữa thực tế và dự toán cũng như các báo cáo cung cấp thông tin thích hợp. Việc này làm hạn chế quá trình cung cấp thông tin cho nhà quản lý [2].
– Về phân tích thông tin chi phí:
Các tác giả Barfield, Raiborn & Kinney (1998) đã nghiên cứu về vai trò của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp, nhóm tác giả cho rằng kế toán chi phí cần chú trọng vào chức năng phân tích và kiểm soát hơn là chức năng tái
hiện thông tin. Theo quan điểm này, kế toán quản trị chi phí chủ yếu tập trung
11
vào nhiệm vụ làm thế nào để thông tin chi phí trở nên có ích hơn tới hệ thống quản lý nội bộ, do đó hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí sẽ coi trọng việc cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ, xem nhẹ việc cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, kế toán chi phí còn có chức năng phân tích về khả năng sinh lời của các dự án, sản phẩm, phân tích chi phí, nhằm mục tiêu tối ưu lợi nhuận và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh [39].
Tác giả Giang Thị Xuyến (2002) đi nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh tại các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó tập trung phản ánh nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp này, nhằm mục tiêu kết xuất, chọn lọc và sử dụng những thông tin tối ưu cho việc ra quyết định như: Kết hợp tổ chức kế toán quản trị và kế toán tài chính theo các phần hành kế toán; Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị: chứng từ, sổ sách, tài khoản, báo cáo quản trị [33].
Jonas Gerdin (2005) đề xuất một mô hình đa tình huống, kiểm tra các hiệu ứng kết hợp của sự phụ thuộc giữa các phòng ban và cơ cấu tổ chức trong hệ thống kế toán quản trị (MAS) thiết kế. Mô hình này đã được thử nghiệm bằng phương tiện của dữ liệu thực nghiệm thu thập được từ một bảng câu hỏi gửi đến
160 nhà quản lý sản xuất. Tỷ lệ đáp ứng là 82,5%. Những phát hiện này cung cấp một số hỗ trợ cho quan điểm nghĩ rằng các tổ chức thích ứng với thiết kế MAS của họ với yêu cầu kiểm soát tình hình, từ đây đã khẳng định được ảnh hưởng của hai nhân tố bên trong đến tổ chức mô hình kế toán quản trị, đó là cấu trúc tổ chức (Organization structure) và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các phòng ban (Departmenal interdependence) [50].
Tác giả Ngô Thị Thu Hồng (2007) đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị doanh nghiệp và tổ chức kế toán trong doanh nghiệp, làm rõ vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, khẳng định
tầm quan trọng của kế toán đối với doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn
12
thiện hệ thống chỉ tiêu quản trị nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của các nhà quản trị trong loại hình doanh nghiệp này [12].
Trong nghiên cứu của mình, Eva Heidhues & Chris patel (2008), đã xem xét vai trò của kế toán trong một hợp tác xã Sữa ở Đức và tính đến cả các khía cạnh chính trị, kinh tế của việc ra quyết định của các nhà quản lý hàng đầu. Mục tiêu là cho thấy phải làm thế nào để ban giám đốc và các nhà quản lý cấp cao sử dụng thông tin như là một phần trong chiến lược ra quyết định của họ, và tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin kế toán khi bị ảnh hưởng bởi môi trường chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp lý và lịch sử độc đáo của Đức. Nghiên cứu này áp dụng lý thuyết thể chế nhằm phân tích tác động và ảnh hưởng của môi trường thể chế rộng lớn đến kế toán và vai trò của nó trong việc ra quyết định. Thật vậy, nghiên cứu trường hợp này tại một hợp tác xã Sữa Đức, cung cấp bằng chứng về sự độc đáo của chiến lược ra quyết định ở Đức và xác định sự tích hợp của kế toán và mục tiêu chiến lược cụ thể trong quá trình ra quyết định. Các phát hiện này chỉ tập trung nhiều hơn vào việc tìm hiểu ảnh hưởng của bối cảnh, quan trọng hơn là phụ thuộc vào sự hạn hẹp về các khía cạnh kỹ thuật của thông tin kế toán. Ngoài ra, chiến lược, định hướng dài hạn tập trung nhiều hơn trong quá trình ra các quyết định có tầm quan trọng đặc biệt. Hơn nữa, quyết định này dựa vào một mức độ lớn hơn trên cả dữ liệu định lượng và định tính, được đánh giá trong mối quan hệ với môi trường rộng lớn. Trong ánh sáng của quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra, nhận thức về sự khác biệt trong quá trình ra quyết định sẽ đóng góp cho một sự hiểu biết tốt hơn về vai trò của kế toán quản trị trong thế giới toàn cầu hóa. Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng cho các ứng dụng quốc tế của quy trình kế toán quản lý và thực tiễn trong quá trình ra quyết định. Các doanh nghiệp đa quốc gia, các chính phủ và các nhà nghiên cứu sẽ được hưởng lợi từ những hiểu biết đó vào việc sử dụng các thông tin trong bối cảnh các quốc gia khác nhau [49].
Dima Florin (2005) nhận định rằng, thông tin kế toán là sản phẩm của sự gặp gỡ
giữa cung và cầu về thông tin trên thị trường. Cầu về thông tin kế toán được biểu hiện
13
bởi nhu cầu và mong muốn của người sử dụng vào hệ thống kế toán. Cung về thông tin kế toán chính là toàn bộ thông tin kế toán có được từ hệ thống kế toán, cũng như các phương thức truyền tải thông tin tới người sử dụng. Như vậy, sự ra đời của hệ thống thông tin kế toán là tất yếu, khách quan dựa trên quy luật cung cầu của thị trường thông tin. Tác giả Dima Florin cũng chỉ ra 2 nhóm đối tượng sử dụng thông tin do hệ thống kế toán cung cấp đó là đối tượng bên trong doanh nghiệp bao gồm ban giám đốc, hội đồng quản trị, người lao động; và đối tượng bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: nhà đầu tư, tổ chúc tín dụng, nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan quản lý nhà nước,… Căn cứ vào đối tượng sử dụng thông tin kế toán thì hệ thống thông tin kế toán lại được chia thành hệ thống thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế toán quản trị. Theo đó, hệ thống thông tin kế toán tài chính cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp, hệ thống thông tin kế toán quản trị phục vụ thông tin cho các đối tượng bên trong doanh nghiệp.Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ ra vai trò của hệ thống thông tin kế toán nói chung, chưa phân tích rõ các nội dung thông tin cụ thể trong hệ thống thông tin kế toán, và chưa nêu được các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống thông tin kế toán [43].
– Khoảng trống trong các nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu:
Những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí đã được các tác giả nghiên cứu rất nhiều kể từ những năm 1990 trở lại đây. Các nghiên cứu này trước hết là nhấn mạnh vị trí quan trọng đặc biệt của kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng trong doanh nghiệp, các công cụ này cần được thiết kế linh hoạt để áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh cụ thể, trong những nghiên cứu về sau, các tác giả đã vận dụng kế toán quản trị chuyên sâu cho từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Đa phần, các công trình nghiên cứu trước đây đề cập đến chi phí trong doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành xây dựng, mía đường, bánh kẹo, xi măng, nhựa, … còn trong luận án nghiên cứu, lĩnh vực mà tác giả lựa chọn là doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp và doanh nghiệp kinh doanh thương mại (buôn bán dược phẩm).
Hơn nữa, hầu hết luận án đi trước tập trung nghiên cứu vận dụng kế toán quản trị
14
cho doanh nghiệp có quy mô lớn, còn đối tượng doanh nghiệp chủ yếu tác giả hướng đến trong luận án là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đối với lĩnh vực dược phẩm, điển hình có nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Thủy (2007) “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam”[28], trong luận án tác giả đã xây dựng được mô hình kế toán quản trị chi phí vận dụng cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam nói chung, tuy nhiên trong luận án, tác giả vẫn chưa làm rõ nét vai trò của kế toán quản trị chi phí gắn với chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp, cũng như các nguyên tắc của kế toán quản trị chi phí. Ngoài ra, khi phân tích chi phí chưa đề cập đến việc vận dụng công cụ kế toán trách nhiệm cho các trung tâm trách nhiệm. Trong luận án, tác giả chỉ nghiên cứu bản chất, vai trò, mô hình cơ bản của kế toán quản trị chi phí và kinh nghiệm vận dụng chứ không phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí. Khi thực hiện hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam, trong phần dự toán không sử dụng dự toán linh hoạt, không tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí, luận án cũng đã đề xuất doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam từng bước vận dụng phương pháp tính giá thành hiện đại nhưng chưa khuyến nghị vận dụng một phương pháp cụ thể nào và cũng không áp dụng kế toán trách nhiệm phục vụ cho quá trình ra quyết định kinh doanh. Hơn nữa, mẫu điển hình được chọn có các công ty sản xuất dược phẩm ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhưng không có mẫu điển hình ở Thanh Hóa. Trong khi đó, phạm vi nghiên cứu trong luận án của tác giả Phạm Thị Thủy chỉ đề cập đến doanh nghiệp sản xuất mà không bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dược phẩm đơn thuần. Vấn đề này kết hợp với thực trạng ngành dược Thanh Hóa có hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao, giá trị thuốc do các doanh nghiệp trong tỉnh sản xuất còn thấp, mới chỉ đáp ứng khoảng 30,7% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong khi Thanh Hóa là tỉnh có quy mô lớn cả về diện tích đất (đứng thứ 2 cả nước) và dân số (đứng thứ 3 cả nước và là tỉnh đông dân nhất so với sáu tỉnh Bắc Trung Bộ). Thanh Hoá là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính nhất cả
nước với 27 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương, có 579 xã, 30 phường,
15
28 thị trấn và 6.031 thôn, xóm, bản làng; trong đó có 184 xã miền núi và 12 thị trấn miền núi (số liệu năm 2014). Tỉnh có 6 huyện, thị xã thuộc vùng ven biển, 11 huyện thuộc vùng núi và 10 huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng đồng bằng. Mật độ dân số là 314 người/km2. Riêng thành phố Thanh Hoá có mật độ là 2.384 người/km2, các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương có mật độ trên 1.100 người/km2. Trong khi đó tại các huyện miền núi như Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá có mật độ thấp, chỉ từ 39 người đến 46 người/km2. Nguyên nhân chính của sự phân bố dân cư chênh lệch trên đây phải kể đến sự phân bố không đều của tài nguyên thiên nhiên, hệ thống các cơ sở kinh tế – xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống. Sự phân bố giàu nghèo cũng rất không đồng đều giữa các vùng, trong đó, các huyện vùng ven biển như Nga Sơn, Hậu Lộc và đặc biệt là các huyện vùng núi phía Tây thì tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm rất cao (Ngọc Lặc: 21,8%, Mường Lát: 25,8%), đây là vấn đề bức xúc và khó khăn cần giải quyết trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh [35]. Với những đặc điểm này, hứa hẹn đây sẽ là thị trường rất dồi dào cho việc phát triển hoạt động kinh doanh dược phẩm. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm Thanh Hóa, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp này là cần thiết.
Tóm lại, các tác giả của những công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã nghiên cứu kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí dưới nhiều góc độ khác nhau, từ tổng quát đến chi tiết cho từng ngành nghề, lĩnh vực. Với những nghiên cứu của mình, các tác giả dựa vào kết quả tìm hiểu thực trạng để đưa ra giải pháp phù hợp với phạm vi nghiên cứu, tuy nhiên, trong các nội dung hoàn thiện còn chưa đi sâu vào vai trò của thông tin kế toán quản trị chi phí phục vụ kiểm soát chi phí. Về cách phân loại chi phí, dựa vào đặc thù chi phí tại từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể để phân loại, không thể vận dụng cách phân loại chi phí chung nào cho tất cả mọi doanh nghiệp. Riêng đối với các doanh nghiệp dược phẩm, việc xây dựng định mức chi phí và hệ thống dự toán chỉ đề cập đến chi phí
sản xuất, mà chưa thiết lập dự toán cho chi phí tài chính, chi phí khác, …
16
Tác giả nhận thấy vị trí đặc biệt quan trọng của kế toán quản trị chi phí đối với các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Dựa vào các nghiên cứu trên, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu sẽ hệ thống hóa về mặt cơ sở lý luận của kế toán quản trị chi phí, sau đó tìm hiểu thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp này, khảo sát mức độ thỏa mãn về thông tin chi phí hiện tại, nhu cầu về thông tin kế toán quản trị chi phí của các cấp quản trị trong doanh nghiệp, từ đó đánh giá và nghiên cứu giải pháp để xây dựng và hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn Thanh Hóa.
Tất cả các đơn vị trong nền kinh tế đều có mục tiêu hoạt động và phát triển riêng, do đó bản thân mỗi đơn vị phải tự đề ra cho mình những cách thức điều hành, kiểm soát và quản lý phù hợp để đạt được hiệu quả của mục tiêu. Trong đó không thể bỏ qua tầm quan trọng của kế toán quản trị chi phí – công cụ quản lý đắc lực này đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và khẳng định dưới nhiều góc độ khác nhau. Dựa trên nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, luận án có sự kế thừa các cơ sở lý luận về bản chất của kế toán quản trị chi phí, mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận, …Từ đó vận dụng và phát huy kế toán quản trị chi phí trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam nói chung, và Thanh Hóa nói riêng sao cho phù hợp và đạt kết quả cao nhất. Ngoài ra, muốn kế toán quản trị chi phí phát huy thế mạnh của mình, cần phải đi sâu nghiên cứu vào một lĩnh vực cụ thể nào đó, tìm hiểu về đặc điểm hoạt động, cơ cấu hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, nhu cầu thông tin của các cấp quản trị, … để xác định và tính toán xem với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp đó thì nên vận dụng mô hình, phương pháp kế toán quản trị chi phí nào sẽ tối ưu. Do đó, dựa vào tình hình thực tế và “khoảng trống” nghiên cứu của những tác giả đi trước, tác giả nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi
phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
17
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của đề tài là tìm ra giải pháp thích hợp để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Từ mục tiêu cơ bản đó, luận án đề ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
– Làm rõ bản chất, vai trò và nội dung của kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp;
– Nghiên cứu và đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, làm rõ những ưu điểm và nhược điểm của kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp này;
– Đưa ra các giải pháp cơ bản để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
4. Câu hỏi nghiên cứu
– Câu hỏi tổng quát:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án tiến hành trả lời câu hỏi sau: Những giải pháp nào phù hợp để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa?
Để giải quyết vấn đề trong câu hỏi tổng quát, cần trả lời các câu hỏi cụ thể sau:
– Câu hỏi cụ thể:
+ Nhu cầu thông tin và mức độ thỏa mãn của nhà quản trị về thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa?
+ Thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm Thanh Hóa hiện nay như thế nào?
+ Những nội dung kế toán quản trị chi phí nào cần hoàn thiện và điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp hoàn thiện?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm.
18
– Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: Giới hạn tại các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
+ Về mặt thời gian: Nghiên cứu từ năm 2011 đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
– Tài liệu thứ cấp: Hệ thống dữ liệu thứ cấp là nguồn thông tin từ các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở các nguồn khác nhau của các cơ quan, tạp chí, website … Cụ thể tài liệu được thu thập thông qua nghiên cứu văn bản của Bộ Tài chính, các bộ, ban ngành có liên quan. Số liệu thống kê của Chi cục Thống kê, Sở Y tế và báo cáo tổng kết của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Thanh Hóa về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm Thanh Hóa. Ngoài ra, tác giả thu thập tài liệu, thông tin về kết quả khoa học từ các tạp chí, công trình nghiên cứu đã công bố để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tính đến tháng 12 năm 2015, có 89 doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm gồm các loại hình khác nhau (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, các chi nhánh dược và các quầy liên doanh với tỉnh ngoài). Trong đó bao gồm: 21 công ty cổ phần, 26 công ty
TNHH, 4 DN tư nhân, 38 CN dược và các quầy liên doanh [21].
40
35
30
25
20
15
10
5
0
Công ty CP Công ty TNHH DNTN CN dược và các quầy LD
19