Friday, February 26, 2021
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Kế toán

Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

admin by admin
November 5, 2019
in Kế toán, Tiến Sĩ
0
Luận án tiến sĩ kế toán
591
SHARES
3.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA09.075_Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

3. Mục tiêu nghiên cứu luận án

Làm rõ thực trạng sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính góp phần nâng cao năng lực quản trị tài chính tại các công ty.

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Hoàn thiện việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong hệ thống báo cáo…
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản trị chi phí…
  • Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng Nghiên cứu sự tham gia của…
  • Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính bằng chứng từ các công ty niêm…
  • Tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam
  • Chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh…
  • Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam
  • Chính sách đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng tái định cư trong các…
  • Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy…

Mục tiêu cụ thể:

– Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty niêm yết.

– Nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sử dụng tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Đánh giá thực trạng từ đó thấy được kết quả và hạn chế của việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu phục vụ quản trị.

– Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam phục vụ công tác quản trị trong các kỳ tiếp theo.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

– Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết.

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết nhằm phục vụ quản trị tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt
Nam.

+ Về không gian: Trong phạm vi luận án, tác giả nghiên cứu các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Theo thống kê của tác giả tính đến cuối năm 2017 có 31 công ty thuộc Tập đoàn đã niêm yết. [Phụ lục 1]

+ Về thời gian: Từ năm 2013 đến 2017, khuyến nghị giải pháp cho năm 2018.

5. Câu hỏi nghiên cứu của luận án

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án tập trung làm rõ được câu hỏi tổng quát là: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam như thế nào để đáp ứng yêu cầu quản trị.

Câu hỏi cụ thể:

– Các công ty niêm yết sử dụng chỉ tiêu phân tích nào phục vụ quản trị? Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công ty niêm yết?

– Đặc thù ngành ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết như thế nào?

– Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã và đang được sử dụng như thế nào để phục vụ mục đích quản trị tại các công ty? Kết quả đạt được và hạn chế đối với thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty trên?

Nguyên nhân của các hạn chế đó?

– Mục tiêu của các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam trong thời gian tới như thế nào? Quan điểm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc TKV?

– Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cần hoàn thiện như thế nào để phục vụ mục đích quản trị tại các công ty? Để thực hiện các giải pháp hoàn thiện thì cần phải có những điều kiện gì?

TẢI XUỐNG 。◕‿◕。

Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Website: https://luanvanaz.com
Email: luanvanaz@gmail.com

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………………………..i

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ ………………………………………………….. viii

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án……………………………………………………..1

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài …………..2

3. Mục tiêu nghiên cứu luận án …………………………………………………………14

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ……………………………….15

5. Câu hỏi nghiên cứu của luận án…………………………………………………….15

6. Khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu luận án…………………16

6.1 Khung nghiên cứu. …………………………………………………………………..16

6.2 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….19

7. Những đóng góp mới của luận án ………………………………………………….22

8. Kết cấu của luận án ………………………………………………………………………23

CHƯƠNG 1 ………………………………………………………………………………………..24

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT ………………………………………………………..24
1.1 Tổng quan về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết……………………………………………………………………………………………………24
1.1.1 Khái niệm và căn cứ xác định hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công ty niêm yết……………………………………………………………………………..24
1.1.1.1 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công ty niêm yết

………………………………………………………………………………………………….24

1.1.1.2 Căn cứ xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công ty niêm yết………………………………………………………………………………………………26
1.1.2 Phân loại hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm

yết…………………………………………………………………………………………………28

ii
1.1.2.1 Phân loại hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo tính chất của chỉ tiêu ……………………………………………………………………………………….28
1.1.2.2 Phân loại hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo nội dung hoạt

động tài chính. …………………………………………………………………………….29

1.1.2.3 Phân loại hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo tính pháp lý

………………………………………………………………………………………………….30

1.1.2.4 Phân loại hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo mức độ khái quát của chỉ tiêu ………………………………………………………………………….31
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công ty niêm yết……………………………………………………………………………..31
1.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công ty niêm yết………………….35

1.2.1 Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn………………………36

1.2.2 Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn………………………..39

1.2.3 Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình và kết quả kinh doanh …………44

1.2.4 Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình lưu chuyển tiền…………………..47

1.2.5 Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

……………………………………………………………………………………………………..50

1.2.6 Nhóm chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính ………………………………….57

1.2.7 Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình cổ phiếu……………………………..59

1.2.8 Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình tăng trưởng và phát triển bền vững ……………………………………………………………………………………………..61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 …………………………………………………………………….68

CHƯƠNG 2 ………………………………………………………………………………………..69

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN
– KHOÁNG SẢN VIỆT NAM……………………………………………………………..69

2.1. Tổng quan về các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than

– Khoáng sản Việt Nam ……………………………………………………………………69

iii
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các công ty niêm yết thuộc

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ………………………69

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của các công ty niêm yết thuộc

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ………………………71

2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh chủ yếu của các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam……………..73
2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam…………77
2.2.1 Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn tại các công ty niêm yết phục vụ quản trị ……………………………………………………78
2.2.2 Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn tại các công ty niêm yết thuộc TKV…………………………………………………………….82
2.2.3 Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình và kết quả kinh doanh tại các công ty niêm yết thuộc TKV………………………………………………….91
2.2.4 Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ tại các công ty niêm yết thuộc TKV ………………………………………………………97
2.2.5 Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại các công ty niêm yết thuộc TKV…………………………………97
2.2.6 Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính tại các công ty niêm yết thuộc TKV………………………………………………………………………103
2.2.7 Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình cổ phiếu tại các công ty niêm yết thuộc TKV…………………………………………………………………..106
2.2.8 Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình tăng trưởng và phát triển bền vững tại các công ty niêm yết thuộc TKV………………………….107
2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
………………………………………………………………………………………………………112

2.3.1. Kết quả đạt được …………………………………………………………………112

2.3.2. Hạn chế………………………………………………………………………………114

iv
2.3.3. Nguyên nhân ………………………………………………………………………117

2.3.3.1. Các nguyên nhân khách quan…………………………………………..117

2.3.3.2. Các nguyên nhân chủ quan ……………………………………………..118

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 …………………………………………………………………..120

CHƯƠNG 3 ………………………………………………………………………………………121

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM………………………………….121
3.1. Mục tiêu phát triển của các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam………………………………………………121
3.2 Quan điểm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam……………………………………………………………………………………………….123
3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam …………………………………………………………………….125
3.3.1. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn tại các công ty niêm yết thuộc TKV…………………………………………………………..125
3.3.2 Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn tại các công ty niêm yết thuộc TKV…………………………………………………………..131
3.3.3. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình và kết quả kinh doanh tại các công ty niêm yết thuộc TKV………………………………………………..137
3.3.4 Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình lưu chuyển tiền tại các công ty niêm yết thuộc TKV …………………………………………………….142
3.3.5 Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại các công ty niêm yết thuộc TKV……………………………….145
3.3.6. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính tại các công ty

niêm yết thuộc TKV………………………………………………………………………150

v
3.3.7. Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tình hình cổ phiếu tại các công ty niêm yết thuộc TKV………………………………………………………………………154
3.3.8. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình tăng trưởng và phát triển bền vững tại các công ty niêm yết thuộc TKV………………………….156
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam …………………………………………………………………….161
3.4.1 Về phía Nhà nước và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước…………….161

3.4.2. Về phía Tập đoàn và các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam…………………………………………….163

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 …………………………………………………………………..166

KẾT LUẬN CHUNG…………………………………………………………………………167

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ………………………………………………………………………………………….169

PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………….178

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu và chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

BCTC Báo cáo tài chính

BCTCHN Báo cáo tài chính hợp nhất

BĐS Bất động sản

CKPT Các khoản phải thu CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐTTC Đầu tư tài chính

ĐTTCDH Đầu tư tài chính dài hạn

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GTVT Giao thông vận tải

HĐKD Hoạt động kinh doanh

HQKD Hiệu quả kinh doanh

KQKD Kết quả kinh doanh NSNN Ngân sách Nhà nước PTTC Phân tích tài chính QLDN Quản lý doanh nghiệp
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TCDN Tài chính doanh nghiệp TTCK Thị trường chứng khoán UBCK Ủy ban chứng khoán
UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước

VN Việt Nam

WFF Diễn đàn kinh tế thế giới

vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Số hiệu Tên bảng Số trang

Sơ đồ 1.1 Khung nghiên cứu của luận án 18

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức các CTNY thuộc TKV 70

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý CTCP Than Vàng Danh 72

Bảng 2.1a Thống kê mức độ quan trọng của các chỉ tiêu phân 79 tích hoạt động tài trợ
Bảng 2.1b Thống kê mức độ sử dụng của các chỉ tiêu phân tích 80 hoạt động tài trợ
Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn 81 của CTCP Than Mông Dương giai đoạn 2013-2017
Bảng 2.2a Thống kê mức độ quan trọng của các chỉ tiêu phân 82 tích tình hình sử dụng vốn
Bảng 2.2b Thống kê mức độ sử dụng của các chỉ tiêu phân tích 83 tình hình sử dụng vốn
Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản của 84

CTCP Than Núi Béo giai đoạn 2013-2017

Bảng 2.3a Thống kê mức độ quan trọng của các chỉ tiêu phân 86 tích năng lực hoạt động vốn
Bảng 2.3b Thống kê mức độ sử dụng của các chỉ tiêu phân tích 87 năng lực hoạt động vốn
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động của CLM 88 từ năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.5a Thống kê mức độ quan trọng của các chỉ tiêu phân 88 tích khả năng sinh lời
Bảng 2.5b Thống kê mức độ sử dụng của các chỉ tiêu phân tích 90 khả năng sinh lời
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của vốn tại 91

TMB năm 2017

viii
Bảng 2.7a Thống kê mức độ quan trọng của các chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh
Bảng 2.7b Thống kê mức độ sử dụng của các chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh
Bảng 2.8a Thống kê mức độ quan trọng của các chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ
Bảng 2.8b Thống kê mức độ sử dụng của các chỉ tiêu phân tích

tình hình công nợ
92

93

98

100

Bảng 2.9 Tình hình công nợ tại TVD giai đoạn 2013 – 2017 101

Bảng 2.10 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán tại HLC

giai đoạn 2013 – 2017
103

Bảng 2.11 Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tại TC6 năm 2017 104

Bảng 2.12 Các chỉ tiêu phân tích cổ phiếu tại TC6 giai đoạn

2013 – 2017

Bảng 3.1 Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn tại các công ty niêm yết thuộc TKV
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình huy động vốn tại của NBC năm 2017
Bảng 3.3 Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình sử dụng vốn tại các CTNY thuộc TKV
Bảng 3.4 Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình sử

dụng vốn tại NBC năm 2017

Bảng 3.5 Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình kết quả kinh doanh tại các CTNY thuộc
TKV
Bảng 3.6 Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình kết quả kinh doanh tại TC6 năm 2017
106

127

128

132

133

138

139

ix
Bảng 3.7 Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình lưu chuyển tiền tại các CTNY thuộc TKV
Bảng 3.8 Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình lưu chuyển tiền tại TDN năm 2017
Bảng 3.9 Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình công nợ tại các công ty niêm yết thuộc
TKV

Bảng 3.10 Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình công nợ tại MDC năm 2017
Bảng 3.11 Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích khả

năng thanh toán tại các công ty niêm yết thuộc TKV Bảng 3.12 Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích khả năng
thanh toán tại MDC năm 2017

Bảng 3.13 Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích rủi ro tài chính tại các công ty niêm yết thuộc TKV
Bảng 3.14 Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình rủi ro tại THT năm 2017
Bảng 3.15 Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích cổ

phiếu tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Bảng 3.16 Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích cổ phiếu tại

HLC năm 2017

Bảng 3.17 Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình tăng trưởng tại các CTNY thuộc TKV
Bảng 3.18 Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình tăng trưởng tại TVD năm 2017
Bảng 3.19 Bổ sung các chỉ tiêu PTTC phân tích đánh giá phát triển bền vững tại các CTNY thuộc TKV
Bảng 3.20 Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích đánh giá

phát triển bền vững tại THT năm 2017
142

144

146

146

148

149

152

153

155

155

157

157

159

160

x
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Trong bối cảnh hiện nay, phân tích tài chính được xác định là công cụ quản trị quan trọng trong các doanh nghiệp nói chung và các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam nói riêng. Để sử dụng công cụ này một cách hiệu quả, có rất nhiều khía cạnh phân tích trong đó hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là quan trọng nhất. Thông qua giá trị và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích tài chính, nhà quản trị có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó tìm ra nguyên nhân và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp. Như vậy phân tích tài chính với hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đánh giá tình hình tài chính và nhận diện rủi ro tài chính là một trong những công cụ quản trị đắc lực giúp nhà quản trị có căn cứ thích hợp để đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp nhất.
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là một tập đoàn kinh tế với lĩnh vực chính là khai thác than đá và khoáng sản. Tính đến cuối năm 2017, Tập đoàn có 31 công ty niêm yết. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam nói chung và các công ty niêm yết nói riêng đang bị giảm sút. Tình hình kinh tế thế giới, trong nước tăng trưởng chậm, nhu cầu than giảm đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động SXKD của Tập đoàn cũng như các công ty niêm yết. Các áp lực về diện khai thác than ngày càng xuống sâu, địa chất phức tạp; tình hình thời tiết bất lợi; chính sách thuế phí tăng; việc tuyển dụng, giữ chân thợ lò và công nhân có tay nghề cao khó khăn… cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các nhà quản trị. Bên cạnh đó, các công ty niêm yết thuộc TKV hiện nay vẫn giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước nói riêng. Nhà nước sớm hay muộn phải thoái vốn tại các công ty này. Tuy nhiên để thoái vốn thành công đòi hỏi năng lực quản trị của các công ty phải được cải thiện
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty. Điều này sẽ làm cho cổ phiếu

1
các công ty hấp dẫn hơn, Nhà nước thoái vốn thành công hơn và đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế nước nhà.
Hơn nữa, nghiên cứu thực tế qua các phiếu khảo sát, đánh giá ban đầu, tác giả nhận thấy việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết này chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị.
Chính vì thế, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than
– Khoáng sản Việt Nam” làm luận án tiến sỹ của mình.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có khá nhiều nghiên cứu về phân tích tài chính (đặc biệt là hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính) của doanh nghiệp, công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng như các công trình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị tại các công ty niêm yết. Mỗi công trình đều mang lại những kết quả hữu ích giúp tác giả kế thừa để phục vụ cho luận án của mình.
Nhà quản trị thường xuyên phải đưa ra các quyết định của mình trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các quyết định tài chính gồm: quyết định huy động vốn, quyết định sử dụng vốn và quyết định phân phối vốn. Trong quyết định vốn nhà quản trị sẽ cần đến các chỉ tiêu phân tích tài chính về tình hình huy động vốn. Đối với quyết định sử dụng vốn nhà quản trị sẽ cần các chỉ tiêu phân tích tài chính về quy mô và cơ cấu tài sản; hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu phân tích tài chính về năng lực hoạt động vốn, khả năng sinh lời của vốn; Tình hình công nợ và khả năng thanh toán; tình hình lưu chuyển tiền tệ. Quyết định phân phối lợi nhuận với các chỉ tiêu phân tích tài chính về tình hình kết quả kinh doanh; tình hình cổ phiếu; rủi ro tài chính; tình hình tăng trưởng và phát triển bền vững. Vì vậy tác giả đi vào tiếp cận các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị tại doanh nghiệp nói chung và các công ty niêm yết nói riêng theo các nhóm chỉ tiêu liên quan như: Tình hình huy động vốn (1); tình hình sử dụng vốn (2); tình hình và kết quả kinh
doanh (3); tình hình lưu chuyển tiền (4); tình hình công nợ và khả năng thanh toán

2
(5); rủi ro tài chính (6); tình hình cổ phiếu (7); tình hình tăng trưởng và phát triển bền vững (8). Cụ thể:
– Nhóm các công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu phân tích tài chính nhằm phân tích tình hình huy động vốn:
Đầu tiên là các công trình trong nước, có thể kể đến

Trong các cuốn sách của các tác giả như: Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng

Cơ [10, tr 139,148-151], Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà [14, tr141, 152-

155], Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh [86, tr 90-97], Phạm Thị Gái [36, tr 272-273], Nguyễn Năng Phúc [58, tr 169-170,203-206], Nguyễn Văn Công [19, tr 196-208], Nguyễn Thị Quyên [65,tr44-45], Phạm Thị Thủy [81, tr148-149, 164], Ngô Kim Phượng [60]; Lê Thị Xuân [87, tr 160-161]; Vũ Thị Thục Oanh [ 54] khi nghiên cứu về các chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn đều có đồng quan điểm trong việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính như: các chỉ tiêu về nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán, tỷ trọng từng bộ phận nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, và các chỉ tiêu đảm bảo hoạt động tài trợ như vốn lưu chuyển (hoặc vốn hoạt động thuần), chi phí huy động vốn bình quân, hệ số tự tài trợ, hệ số tài trợ thường xuyên. Tuy nhiên hạn chế của các nghiên cứu trên là chưa đề cập đến tính đặc thù của ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn tại các công ty niêm yết. Cho nên việc vận dụng các chỉ tiêu này vào từng ngành nghề kinh doanh phải thật linh hoạt và phù hợp với đặc thù. Đây cũng là điều mà tác giả luận án cần phải làm rõ trong luận án của
mình.

Bên cạnh đó, đề cập đến việc phân tích tình hình huy động vốn trong các doanh nghiệp đặc thù, các tác giả của các luận án tiến sỹ như Nguyễn Thị Quyên [65, tr25-27], Nguyễn Thị Cẩm Thuý [80,tr 39-40], Đàm Thanh Tú [84, tr47], Nguyễn Thị Ngọc Lan [50,tr 46-49], Mai Khánh Vân [85, tr37-39], Nguyễn Thị Lan Anh [1, tr46], … đã chỉ ra rằng nhóm các chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn ngoài các chỉ tiêu nói trên, còn cần chi tiết để phù hợp với đặc thù ngành mà tác giả đó nghiên cứu như: bất động sản, cầu đường, xây dựng,… Hơn nữa
cách sắp xếp, phân loại các chỉ tiêu phân tích tài chính của các tác giả này khác

3
nhau. Có tác giả đã sắp xếp các chỉ tiêu nói trên vào nội dung phân tích tình hình tài chính, tác giả khác lại cho vào nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn
vốn,…

Tiếp theo là các công trình ngoài nước, có thể kể đến như:

Tác giả đã tìm thấy 1 công trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực khai thác than – khoáng sản của các tác giả nước ngoài, đó là luận án “Financial analysis of mining projects” của tác giả Goutam Chandra Saha [96] đã đề cập đến chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn đó là Tổng nguồn vốn và vốn lưu động thuần. Tác giả đã tính toán chỉ tiêu này ở một số công ty than tiêu biểu và nhận xét về luồng vận chuyển của nguồn vốn này trong giai đoạn 5 năm liên tục. Tuy nhiên điểm hạn chế của luận án là mới chỉ dừng lại ở tính toán chỉ tiêu này chứ chưa cho biết được nguồn vốn của doanh nghiệp huy động từ những nguồn nào là chủ yếu, có hợp lý hay không, có đảm bảo chi phí huy động vốn hiệu quả nhất hay không.
Tác giả Charles H. Gibson [90, 307-309] trong nghiên cứu “Financial Reporting & Analysis Using Financial Accounting Information” cũng đưa ra chỉ tiêu vốn lưu động thuần khi phân tích về tình hình huy động vốn của công ty.
Như vậy qua quá trình nghiên cứu tác giả luận án thấy rằng, các tác giả nước ngoài khá đồng nhất trong việc sử dụng chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình huy động vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ sử dụng chủ yếu chỉ tiêu vốn lưu động thuần là chưa đầy đủ, chưa phản ánh hết các khía cạnh của quá trình huy động vốn như nguồn vốn mà công ty huy động từ những nguồn nào, phụ thuộc hay độc lập, chi phí huy động là cao hay thấp, …
Tác giả hoàn toàn đồng ý với quan điểm nghiên cứu của các nhà khoa học nói trên. Tuy nhiên mỗi nhà nghiên cứu sẽ có những cách gọi tên chỉ tiêu khác nhau, sắp xếp vào các nội dung khác nhau, tác giả đi hướng vào các nhà quản trị với mục tiêu ra quyết định nên đối với quyết định huy động vốn, tác giả sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính sau:
Thứ nhất, các chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán

Thứ hai, tỷ trọng từng loại nguồn vốn.

4
Thứ ba, các chỉ tiêu phản ánh về hoạt động tài trợ như: vốn lưu chuyển, chi phí sử dụng vốn bình quân, hệ số tự tài trợ, hệ số tài trợ thường xuyên.
– Nhóm các công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình sử dụng vốn:
Đối với các công trình trong nước,

Trong các sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, luận án tiến sỹ kinh tế nhận thấy có nhiều quan điểm giống nhau về chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn. Cụ thể về quy mô và cơ cấu sử dụng vốn các tác giả như [10, tr173-174], [58,tr178], [19, tr249], [62,tr107-108], Nguyễn Thị Cẩm Thuý [80,tr41,44], Lê Thị Xuân [87,tr160-161], [14,tr168], [50,tr46-51], [85,tr37], [84,tr46-47], [81,tr154-155], … đều sử dụng các chỉ tiêu tài sản trên bảng cân đối kế toán và tỷ trọng từng bộ phận tài sản trong tổng tài sản. Tuy nhiên nhóm chỉ tiêu này được xây dựng và phân loại khác nhau ở các đề tài nghiên cứu của các tác giả, có tác giả phân vào phân tích tình hình nguồn vốn, có tác giả sắp xếp vào nhóm chỉ tiêu phục vụ nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn,… để phục vụ cho đối tượng sử dụng thông tin mà nghiên cứu hướng đến.
Về năng lực hoạt động, các công trình nghiên cứu bắt đầu có sự khác biệt về tên gọi chỉ tiêu, số lượng chỉ tiêu.
Đối với các nhà khoa học thuộc Học viện Tài chính đi vào các chỉ tiêu như số vòng quay của tài sản, số vòng quay HTK, số ngày 1 vòng quay HTK, hiệu suất sử dụng TSCĐ [10,tr180-195], Bùi Văn Vần [86,tr112-115], [85, tr46-48], [84,tr 56-57], [50,tr 57-58], [1,tr49-51],[14,tr223-238]…. Còn các nhà khoa học thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân như [19], [62, tr187-225], [81,tr224-237], [58,tr246-264], [45,tr23-27], [80,tr48-51]… thường sử dụng các chỉ tiêu như: sức sinh lợi, suất hao phí và sức sản xuất của vốn; sức sinh lợi, suất hao phí và sức sản xuất của TSCĐ; sức sinh lợi, suất hao phí và sức sản xuất của HTK; số ngày
1 vòng quay của TS, TSDH, TSNH, HTK,…Tác giả Lê Thị Xuân còn đi vào các chỉ tiêu vòng quay của NVL, vòng quay của CP SXKD DD, vòng quay của thành phẩm, hàng hoá, hiệu suất sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng tổng tài sản
[87,tr193-198].

5
Về khả năng sinh lời của vốn: có nhiều cách nhìn nhận các chỉ tiêu nhóm này trong các công trình. Các tác giả [10, tr 196-200], [14, tr241-246], [85,tr49], [84,tr56] lại đi vào phân tích khả năng sinh lời qua các chỉ tiêu như BEP, ROA, ROE. Tác giả [36,tr287-309], [65, tr30-32], [45,tr29-32], [58, tr 265-274], [62,tr187-225] đi vào phân tích các chỉ tiêu như sức sinh lợi của tài sản, sức sinh lợi của VCSH, sức sinh lợi của TSCĐ, suất hao phí,… Đặc biệt tác giả Nguyễn Thị Mai Hương [44, tr 43-52], đã đi vào phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản phản ánh đặc thù của ngành khai thác khoáng sản như: công suất khai thác mỏ của TSCĐ, sức sản xuất tính theo DT, tỷ suất LN theo tổng chi phí, tỷ suất LN theo tổng vốn đầu tư khai thác, …Tuy nhiên cách sắp xếp các nhóm chỉ tiêu cũng có sự khác nhau giữa các nhà nghiên cứu và số lượng chỉ tiêu giữa các công trình cũng khác nhau.
Đối với các công trình nước ngoài, có thể kể đến các tác giả như Henry E.Riggo và Palepu K.G, Healy P.M, Bernard V.L [104, tr 232-237] khi nghiên cứu về các chỉ tiêu phân tích tài chính trong phân tích tình hình sử dụng vốn, các tác giả đều sử dụng các chỉ tiêu như: tỷ suất sinh lợi từ tài sản, tỷ suất sinh lợi vốn cổ phần và tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu đầu tư. Các tác giả như Peter Atrill và Eddie McLaney [93, tr225-239], Josette Peyard [101] đã sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tài sản như Tài sản ngắn hạn, Tiền, Hàng tồn kho, … để phân tích tình hình sử dụng vốn. Tác giả Eugene F. Brigham và Joel F. Houson [95, tr89-91] khi phân tích tình hình sử dụng vốn lại sử dụng các chỉ tiêu như số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay các khoản phải thu, số vòng quay TSCĐ, số vòng quay tổng tài sản, thời gian thu tiền bình quân. Bên cạnh đó nhóm các tác giả Shirley Carloon, Rosina Mcalpine – Mladenovic, Chrisann Palm, Lorena Mitrione, Ngaire Kirk, Lily Wong [107, tr474]; tác giả Charles H. Gibson [90, tr 307-325]; tác giả Purwanto, Chelsea Risa Bina [106, tr82-83] chỉ đưa ra chỉ tiêu số vòng quay tổng tài sản.
Như vậy qua quá trình nghiên cứu các công trình của các tác giả trong và ngoài nước, tác giả hoàn toàn đồng tình với các chỉ tiêu mà công trình của các nhà
nghiên cứu đã đề cập đến. Tuy nhiên theo tác giả để phục vụ mục đích quản trị,

6
đối với quyết định sử dụng vốn của nhà quản trị nên sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính sau: (1)Về quy mô sử dụng vốn: các chỉ tiêu tài sản và tỷ trọng tài sản trong tổng tài sản. Các chỉ tiêu này giúp nhà quản trị nắm bắt được nguồn vốn của doanh nghiệp sử dụng để đầu tư vào những tài sản nào, cơ cấu nghiêng về đâu, có hợp lý hay không; (2)Về năng lực hoạt động: số vòng luân chuyển vốn kinh doanh, số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn, kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn, vòng quay HTK, kỳ luân chuyển HTK, hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Các chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đánh giá được năng lực hoạt động của vốn có hợp lý hay không, có phù hợp với đặc thù ngành hay không; (3)Về khả năng sinh lời của vốn: BEP, ROE, ROA. Các chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đánh giá việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không.
– Nhóm các công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình và kết quả kinh doanh:
Các tác giả trong nước đều cùng quan điểm về các chỉ tiêu phân tích tài chính sử dụng khi phân tích tình hình và kết quả kinh doanh đó là các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, hệ số chi phí, hệ số giá vốn hàng bán/ DTT, hệ số CPBH/ DTT, hệ số CPQLDN/ DTT, hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng, hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh và hệ số sinh lời hoạt động ròng. [10, tr212-214], [14, tr192-194], [85, tr44-47], [84, tr53-54]
Các tác giả khác như Nguyễn Năng Phúc [58, tr235-273], Phạm Thị Thuỷ [81, tr211], [45, tr33-35] đưa ra các chỉ tiêu như sức sinh lời của tài sản, sức sinh lời của VCSH, tỷ suất lợi nhuận so với chi phí, tỷ suất lợi nhuận thuần, tỷ suất lợi nhuận gộp,…
Các công trình nước ngoài mà tác giả được biết như Chales H. Gibson [90, tr311-325] đề cập đến các chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận biên, ROE, ROA, tỷ suất lợi nhuận gộp, ROI. Trong chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh, các tác giả trường Đại học mở Bangladesh đưa ra các chỉ tiêu phân tích tình hình và kết quả kinh doanh thông qua tỷ suất lợi nhuận như: tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận ròng, tỷ suất hoàn vốn đầu tư, ROE, ROA. Tác
giả Goutam Chandra Saha [97, tr12-13] phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

7
gộp, tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận ròng, khả

năng sinh lời của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Tác giả hoàn toàn đồng tình với các quan điểm nghiên cứu trên và từ đó kế thừa cho nghiên cứu của mình. Để phân tích tình hình và kết quả kinh doanh, tác giả sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính như: các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, hệ số chi phí, hệ số giá vốn hàng bán / DTT, hệ số CPBH/ DTT, hệ số CPQLDN/ DTT, hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng, hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh và hệ số sinh lời hoạt động.
– Nhóm các công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình lưu chuyển tiền:
Các công trình trong nước có thể kể đến của các tác giả [10, tr239], [14, tr201], [85, tr51-52], [84, tr55], [50, tr59-60] trong phần lý luận của mình đều đưa ra các chỉ tiêu phân tích tài chính như tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động, hệ số tạo tiền. Bên cạnh đó tác giả [45, tr59-60], [65, tr49-50], [84, tr55] còn sử dụng các chỉ tiêu hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền, hệ số đảm nhận cổ tức từ dòng tiền thuần hoạt động,… Tác giả Lê Thị Xuân [87,tr258-261] sử dụng các chỉ tiêu như dòng tiền trên tổng tài sản, khả năng trả nợ, khả năng trả nợ ngắn hạn,…Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh [1, tr 61-64] sử dụng các chỉ tiêu như tỷ trọng dòng tiền thu vào hoạt động kinh doanh, tỷ trọng dòng tiền thuần trên tổng tài sản, tỷ trọng dòng tiền thuần trên doanh thu thuần, …
Các công trình nước ngoài khi đi phân tích dòng tiền đã sử dụng chỉ tiêu như: chi phí vốn, tỷ số khả năng trả nợ bằng tiền hiện hành, tỷ số khả năng trả nợ bằng tiền, tỷ lệ hoàn vốn tiền mặt trên doanh thu,… [107, tr670-678], [90, tr 372-
380].

Tác giả kế thừa các lý luận và nghiên cứu của các tác giả nói trên và rút ra nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính để phân tích tình hình lưu chuyển tiền gồm các chỉ tiêu: Dòng tiền thu vào trong kỳ, Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động, Hệ số tạo tiền, Hệ số tạo tiền từ tài sản, Hệ số tạo tiền từ vốn chủ sở hữu,
Hệ số tạo tiền từ doanh thu.

8
– Nhóm các công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán:
+ Về công nợ: Các công trình trong nước có thể kể đến như Phạm Thị Gái [36, tr278-281], Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ [10, tr248-250], Nguyễn Năng Phúc [58, tr215-217], Trần Thị Minh Hương [45,tr25-26], Nguyễn Văn Công [19,tr266-273], Nguyễn Ngọc Quang [62,tr137-152], Nguyễn Thị Quyên [65,tr36-41], Nguyễn Thị Cẩm Thuý [80,tr45-47], Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà [14,tr210-211], Mai Khánh Vân [85,tr39-41], Đàm Thanh Tú [84, tr48-
50], Nguyễn Thị Lan Anh [1,tr54-56], Phạm Thị Thuỷ [81, tr177-198] đều đưa ra các chỉ tiêu phân tích tài chính để phân tích công nợ như: tổng các khoản phải thu, tổng các khoản phải trả, số vòng quay các khoản phải thu (hệ số thu hồi nợ, số vòng luân chuyển các khoản phải thu), số vòng quay các khoản phải trả, tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả, thời gian thu hồi nợ, thời gian hoàn trả nợ. Bên cạnh đó một số tác giả còn đưa ra các chỉ tiêu chi tiết về công nợ như: tỷ lệ chiếm dụng vốn so với vốn bị chiếm dụng, hệ số nợ so với tổng vốn chủ sở hữu [58, tr208-229]; Tỷ lệ phải thu quá hạn so với phải trả quá hạn, tỷ lệ phải thu quá hạn so với tổng phải thu, tỷ lệ phải thu quá hạn so với tổng tài sản [62, tr152].
Cùng quan điểm với các công trình trong nước, tác giả Charles H. Gibson [90, tr215-234], [107, tr439-480], [89, tr663-667]; [111, tr13] cũng đưa ra các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích như số vòng quay các khoản phải thu, số ngày 1 vòng quay các khoản phải thu, tổng các khoản phải thu, số vòng quay các khoản phải trả, số ngày 1 vòng quay các khoản phải trả.
Về khả năng thanh toán:

Các công trình trong nước mà tác giả được biết như [10, tr255-257], [45, tr

20-23], [58, tr 208-211,224-231], [19, tr266-273], [65, tr27-30], [87, tr 203-213], [86, tr107-110], [14, tr217-219], [85, tr 41-43], [84, tr50-52], [50,tr52-54], [1, tr57-59] đều cùng sử dụng các chỉ tiêu như hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Bên cạnh đó, tác giả Phạm Thị Thuỷ [81, tr177-198]
còn đưa thêm chỉ tiêu hệ số dòng tiền trên nợ ngắn hạn, hệ số dòng tiền / nợ vay

9
đến hạn trả, hệ số khả năng thanh toán chi phí tài trợ cố định, hệ số dòng tiền trên nợ phải trả. Tác giả Lê Thị Xuân [87, tr217-219] đề cập thêm các chỉ tiêu thanh toán dài hạn như hệ số nợ, hệ số nợ dài hạn, hệ số tự tài trợ TSDH, hệ số nợ phải trả / VCSH, hệ số vốn chủ sở hữu. Tác giả Nguyễn Thị Quyên [65, tr27-30] ngoài các chỉ tiêu trên còn đưa ra các chỉ tiêu như hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của TSNH, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang [62, tr156-168] đưa ra thêm các chỉ tiêu với tên gọi như khả năng thanh toán nhanh bình thường, hệ số chuyển đổi thành tiền từ TSNH.
Các tác giả nước ngoài như nhóm tác giả Shirley Carloon, Rosina Mcalpine

– Mladenovic, Chrisann Palm, Lorena Mitrione, Ngaire Kirl và Lily Wong [107, tr559-562, tr731-737]; các nhà khoa học trường Đại học mở Bangladesh Jahirul Hoque, Begum Ismat Ara Huq [99, tr100] trong chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh; Eugene F. Brigham và Joel F.houson[95, tr87-88]; Charles H. Gibson [90, trtr215-234]; Goutam Chandra Saha [97, tr11]; [105, tr239-242]; [89,, tr89-90], [93, tr239-241]; Erich A. Helfert [94, tr 127-128]; [111, tr 13-16] và đã đưa ra các chỉ tiêu như: hệ số khả năng thanh toán hiện hành, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền.
– Nhóm các công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình rủi ro:
Theo quan điểm của các tác giả trong nước thì rủi ro là sự bất trắc, sự không ổn định có thể đo lường được, có thể đưa đến những tổn thất, mất mát thiệt hại hoặc làm mất đi cơ hội sinh lợi. Những rủi ro này gắn liền với hoạt động tài chính và mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp nghĩa là gắn liền với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Nên các tác giả khi phân tích tình hình rủi ro thường sẽ sử dụng kết hợp các chỉ tiêu về huy động vốn, khả năng thanh toán, đòn bẩy tài chính mà trong các công trình của các tác giả [10, tr277-288], [58, tr310], [62, tr258-269], [65, tr46-47], [85, tr 54-55], [84, tr65], [50, tr 58-59], [1, tr64-66]. Tác giả [80, tr51-53] lại cho rằng để phân tích tình hình rủi ro nên phân tích giá trị rủi ro hoạt
động, chi phí duy trì hoạt động, giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh toán.

10
Đối với các công trình nước ngoài, các chỉ tiêu phân tích tài chính mà tác giả Eugene F. Brigham và Joel F. Houson [95, tr91-94]; [100, tr378]; Jame M.Wahlen, Baginski, Bradshaw [103, tr350-398]; Peter Atrill, Eddie McLaney [105, tr243-248]; Brigham và Ehrhardt [89, tr88-91]; Erich A.Helfert [94,tr128-
132] sử dụng để phân tích rủi ro là đòn bẩy tài chính và hệ số nợ.

Như vậy qua quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy chỉ tiêu hệ số nợ và đòn bẩy tài chính là hai chỉ tiêu chính được sử dụng để đánh giá rủi ro tài chính của công ty niêm yết. Tuy nhiên rủi ro còn thể hiện ở khía cạnh khả năng thanh toán và mức độ sử dụng nên bên cạnh 2 chỉ tiêu nói trên sẽ sử dụng thêm các chỉ tiêu như các nhà nghiên cứu trong nước đã trình bày đó là các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, năng lực hoạt động vốn, khả năng sinh lời vốn và hiệu quả hoạt động.
– Nhóm các công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình cổ phiếu:
Với các công trình trong nước, các tác giả [45, tr36-37], [62, tr 240-244], [65, tr52-53], [10, tr203-205], [14, tr249-252], [85, tr50-51], [84, tr 59-61], [81, tr246-252] đều sử dụng chỉ tiêu EPS, P/E, Tỷ suất cổ tức. Ngoài ra tác giả [81, tr246-252] còn tính toán chỉ tiêu giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu phổ thông, hệ số lưu chuyển tiền thuần trên cổ phần. Tác giả [58, tr275-276] tính toán các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận so với vốn cổ phần, tỷ lệ giá thị trường so với mệnh giá 1 cổ phiếu, tỷ suất sinh lãi cổ phần, tỷ suất chi trả lãi cổ phần. Tác giả [62, tr240-244] tính toán các chỉ tiêu EPSC, DPS, hệ số giá của cổ phiếu, tỷ suất sinh lãi cổ phần, giá trị theo sổ kế toán của 1 cổ phiếu. Tác giả [10, tr203-205], [14, tr 249-252], [86,tr119-120] lại tính toán thêm chỉ tiêu D/E, D/P và BVPS.
Các tác giả nước ngoài như Eugene F. Brigham và Joel F.Houson của trường Đại học Florida sử dụng chỉ tiêu P/E, M/B, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần khi phân tích cổ phiếu [95, tr98-99]. Các tác giả trường Đại học Mở Băngladesh ngoài sử dụng chỉ tiêu P/E, M/B, còn tính toán tỷ suất cổ tức[99, tr101-102]. Các tác giả Brigham và Ehrhardt [89, tr100-102] khi phân tích cổ phiếu sử dụng thêm chỉ tiêu D/E, cổ tức trên mỗi cổ phiếu, D/E. Tác giả Charles H. Gibson [90, tr347-
356] còn tính toán chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm thu nhập được giữ lại, D/P, tỷ lệ cổ tức.

11
– Nhóm các công trình nghiên cứu về các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình tăng trưởng và phát triển bền vững:
Các tác giả trong nước đã sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình tăng trưởng như: tốc độ tăng (giảm) về tài sản, tốc độ tăng (giảm) về doanh thu thuần, tốc độ tăng (giảm) về về lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng (giảm) về vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng (giảm) về dòng tiền thuần, tốc độ tăng (giảm) về giá trị sổ sách cổ phiếu thường, tốc độ tăng (giảm) về thu nhập bình quân cổ phiếu thường, tỷ lệ tăng trưởng bền vững. [10, tr367-371], [14, tr 263-267], [85, tr 52-
54], [84, tr62-64], [50, tr 61-62].

Tác giả Josette Peyard [101] có sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng bền vững để phân tích tình hình tăng trưởng và đánh giá doanh nghiệp. Bài báo của tác giả Purwanto và Chelsea Risa Bina [106, tr82-83], đã nghiên cứu các chỉ tiêu ảnh hưởng đến tăng trưởng thu nhập đối với các công ty khai thác như vốn ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ doanh thu trên tài sản và tỷ suất lợi nhuận ròng.
Về các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình phát triển bền vững, theo tác giả tìm hiểu thì hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về các chỉ tiêu này. Đây chính là điểm mới của tác giả trong luận án của mình.
Kết luận về các công trình đã công bố

Sau quá trình nghiên cứu một cách khái quát về các công trình liên quan đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các doanh nghiệp nói chung và các công ty niêm yết nói riêng, tác giả nhận thấy như sau:
-!Về nội dung nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có cách tiếp cận riêng biệt nhau về nội dung phân tích của mình. Có tác giả đi vào phân tích tài chính phục vụ mục đích quản trị, có tác giả đi vào phân tích chung phục vụ các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của công ty, có tác giả chỉ đi vào phân tích một khía cạnh của hoạt động tài chính như tăng trưởng thu nhập, khả năng sinh lợi, rủi ro tài chính,…
-!Về phạm vi nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu thường là hai nhóm:

Nhóm thứ nhất nghiên cứu về phân tích tài chính hoặc hệ thống chỉ tiêu phân tích

12
tài chính dùng chung cho các doanh nghiệp. Với nhóm này, các chỉ tiêu sẽ không mang tính đặc thù, mà sử dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, các ngành nghề kinh doanh. Điều này làm cho người sử dụng thông tin khó có thể đánh giá được chính xác tình hình tài chính của công ty cũng như đề xuất các giải pháp. Với nhóm thứ hai nghiên cứu về phân tích tài chính hoặc hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo từng lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh. Nhóm này đã làm được nổi bật đặc thù ngành nghề lĩnh vực ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính như thế nào, cũng như đưa ra được các chỉ tiêu phù hợp. Tuy nhiên mỗi nghiên cứu lại hướng đến đối tượng phục vụ khác nhau, nên sẽ có những nội dung chưa được đề cập đến.
-!Về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ các công ty niêm yết: Hầu hết các công trình sẽ đi theo hai hướng, một là phục vụ các đối tượng bên ngoài công ty và hai là phục vụ quản trị công ty. Với nhóm thứ nhất, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sẽ sử dụng với mục đích cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài sử dụng để đưa ra quyết định như đầu tư, cho vay, … cho nên hệ thống chỉ tiêu phải vừa đảm bảo theo quy định của pháp luật vừa phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng quan tâm. Trong luận án của tác giả, do không có đầy đủ dữ liệu nên tác giả không đi vào nhóm đối tượng này. Đây là hướng mở cho các đề tài tiếp theo của tác giả cũng như các NCS khác. Với nhóm thứ hai, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ mục đích quản trị. Đây là đối tượng hàng ngày phải đưa ra những quyết định quản trị cho công ty nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty. Họ là những người có đầy đủ tài liệu nhất, có ảnh hưởng quan trọng nhất đến tình hình tài chính của công ty. Vì vậy các quyết định tài chính của họ sẽ liên quan đến quyết định huy động vốn, quyết định sử dụng vốn và quyết định phân phối vốn. Điều này đòi hỏi hệ thống chỉ tiêu phải phản ánh đầy đủ các khía cạnh của tình hình tài chính như: huy động vốn, sử dụng vốn, khả năng sinh lời, kết quả kinh doanh,… Các công trình mà tác giả nghiên cứu thuộc nhóm này hầu hết cũng tập trung đi vào các khía cạnh nói trên. Tuy nhiên trong nghiên cứu của họ, cách phân loại chỉ tiêu, tên gọi chỉ tiêu có sự khác biệt. Tác giả kế thừa điều đó cho luận
án của mình và sử dụng tên gọi mà tác giả thấy phù hợp nhất.

13
– Về ngành nghề kinh doanh:

Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực than – khoáng sản: Các nghiên cứu đi cụ thể vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mà tác giả được biết chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như xây dựng, thương mại, cầu đường, hàng không, ngân hàng,… Có rất ít nghiên cứu đi vào lĩnh vực than – khoáng sản mà tác giả lựa chọn. Hơn nữa, vấn đề phát triển bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của xã hội và các công ty, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình nào phân tích các chỉ tiêu về phát triển bền vững. Đây là điểm mới mà luận án của tác giả đề cập đến.
Một vài bài báo, luận án cũng mới chỉ đề cập được những nét cơ bản về ngành khai thác khoáng sản hoặc đưa được một vài chỉ tiêu phân tích liên quan đến ngành than. Đây là ngành khai thác tài nguyên quốc gia, và có quy trình khai thác càng ngày càng phức tạp. Vì vậy trong quá trình phân tích phải nhìn nhận mọi khía cạnh của hoạt động tài chính để thấy được đặc thù ngành từ đó có chỉ tiêu phù hợp là rất cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu luận án

Làm rõ thực trạng sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính góp phần nâng cao năng lực quản trị tài chính tại các công ty.
Mục tiêu cụ thể:

– Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty niêm yết.
– Nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sử dụng tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Đánh giá thực trạng từ đó thấy được kết quả và hạn chế của việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu phục vụ quản trị.
– Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
phục vụ công tác quản trị trong các kỳ tiếp theo.

14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

– Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết.
– Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết nhằm phục vụ quản trị tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt
Nam.

+ Về không gian: Trong phạm vi luận án, tác giả nghiên cứu các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Theo thống kê của tác giả tính đến cuối năm 2017 có 31 công ty thuộc Tập đoàn đã niêm yết. [Phụ lục 1]
+ Về thời gian: Từ năm 2013 đến 2017, khuyến nghị giải pháp cho năm

2018.

5. Câu hỏi nghiên cứu của luận án.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án tập trung làm rõ được câu hỏi tổng quát là: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam như thế nào để đáp ứng yêu cầu quản trị.
Câu hỏi cụ thể:

– Các công ty niêm yết sử dụng chỉ tiêu phân tích nào phục vụ quản trị? Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công ty niêm yết?
– Đặc thù ngành ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết như thế nào?
– Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã và đang được sử dụng như thế nào để phục vụ mục đích quản trị tại các công ty? Kết quả đạt được và hạn chế đối với thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty trên?
Nguyên nhân của các hạn chế đó?

15
– Mục tiêu của các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam trong thời gian tới như thế nào? Quan điểm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc TKV?
– Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cần hoàn thiện như thế nào để phục vụ mục đích quản trị tại các công ty? Để thực hiện các giải pháp hoàn thiện thì cần phải có những điều kiện gì?
6. Khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu luận án

6.1 Khung nghiên cứu.

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu là đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ mục đích quản trị tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, tác giả chọn cách tiếp cận vấn đề như sau: Từ tổng quan các công trình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong nước và trên thế giới, tác giả rút ra khoảng trống nghiên cứu từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở tìm hiểu về lý luận hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, tác giả đưa ra hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo quan điểm của mình. Để có được hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phù hợp nhất với các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, quan sát, điều tra về thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam thông qua báo cáo phân tích, báo cáo giám sát tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch,… Với thực trạng trên tác giả tiếp tục đi vào tìm hiểu chiến lược, mục tiêu của các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Cuối cùng, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
Quá trình nghiên cứu được tiến hành qua các bước:

Bước 1: Tác giả đi nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây về

hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại công ty niêm yết.

16
Bước 2: Đưa ra được hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại công ty niêm yết theo quan điểm của tác giả.
Bước 3: Tiến hành phỏng vấn chuyên gia.

Tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực phân tích tài chính để thu thập thêm thông tin về hệ thống chỉ tiêu PTTC được đánh giá là quan trọng tại công ty niêm yết, từ đó bổ sung vào hệ thống chỉ tiêu PTTC đã đề cập ở trên. Bước 4: Xây dựng bảng hỏi
Đưa ra bảng hỏi gồm tất cả hệ thống chỉ tiêu PTTC tại bước 2 và bước 3 trên khía cạnh mức độ sử dụng và tầm quan trọng của chỉ tiêu phân tích.
Bước 5: Tiến hành khảo sát

Tác giả tiến hành phát phiếu điều tra trên diện rộng và đối tượng tiến hành khảo sát là các nhà quản trị (Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, bộ phận quản lý tài chính kế toán, chuyên gia phân tích tài chính,… ).
Bước 6: Tổng hợp số liệu bằng phương pháp SPSS và phân tích số liệu.

Bước 7: Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than
– Khoáng sản Việt Nam.

17
Mục tiêu nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Hệ thống chỉ tiêu
PTTC tại các CTNY thuộc Vinacomin phục vụ quản trị nội bộ

Tổng quan

Nhận thức

Cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết
Kết luận
Kiến nghị

Thực trạng hệ thống chỉ tiêu PTTC phục vụ

quản trị tại các CTNY thuộc Vinacomin

Giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu PTTC phục vụ quản trị tại các
CTNY thuộc Vinacomin

Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của luận án

18

LA09.075_Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

Tags: công ty niêm yếtphân tích tài chínhTập đoànTập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
Previous Post

Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Next Post

Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế

Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận án tiến sĩ kinh doanh thương mại

Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản vùng Đông Nam Bộ hiện nay

July 6, 2019
Luận văn thạc sĩ kinh tế

ThS.01.003_Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

July 26, 2015
Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay

July 7, 2016
Luận văn thạc sĩ kinh tế

Sự hài lòng của khách hàng Doanh nghiệp đối với sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng HSBC

December 16, 2016

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.