ThS01.162_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ, PHƢƠNG TIỆN TẠI CỤC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ – BỘ CÔNG AN
Đấu thầu là một phƣơng thức vừa có tính khoa học vừa có tính pháp quy, khách quan mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị trƣờng. Đó là một điều kiện thiết yếu để đảm bảo sự thành công cho chủ đầu tƣ thông qua tính tích cực, hiệu quả mang lại là hạ giá thành, tiết kiệm kinh phí đầu tƣ. Đấu thầu đã thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển, đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, từ đó góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá nền kinh tế đất nƣớc.
Nếu nhƣ trƣớc đây, đấu thầu đƣợc nhắc đến sớm trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản và hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật, thông tƣ hƣớng dẫn đều tập trung quy định, hƣớng dẫn trong lĩnh lực xây dựng thì đến năm 2005, Luật Đấu thầu ra đời nhƣ một văn bản pháp quy đầu tiên và khá hoàn chỉnh quy định về hoạt động đấu thầu thuộc các lĩnh vực tƣ vấn, xây lắp và mua sắm hàng hóa.
Sau hơn 8 năm thực hiện, đến nay Luật Đấu thầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu, chủ đầu tƣ dự án thuộc nhiều lĩnh vực, cấp độ khác nhau. Đặc biệt, thông qua việc thực hiện luật đã góp phần cho chủ đầu tƣ lựa chọn đƣợc nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm để từ đó tiết kiệm, giảm chi phí đối với các công đoạn, nhất là trong hoạt động mua sắm công. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác đấu thầu trong những năm qua là quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện, nên còn bộc lộ nhiều hạn chế, vƣớng mắc và những bất cập. Tính chuyên nghiệp về đấu thầu còn chƣa cao.Công tác theo dõi, phát hiện sai sót, tiêu cực còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn do chế độ báo cáo. Một số chủ đầu tƣ còn hạn chế về năng lực nên không đủ trình độ kiểm soát nhiệm vụ và mục tiêu đƣợc giao, thể hiện qua việc lúng túng ở nhiều khâu. Bên cạnh đó tình trạng “thông thầu” cũng đang diễn ra phổ biến và là một trong những thách thức cho các cơ quan quản lý đấu thầu.
Những năm qua, công tác quản lý đấu thầu mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện tại Cục Kế hoạch & Đầu tƣ, Bộ Công an đã có những thành tựu nhất định, tuy nhiên, trong điều kiện đất nƣớc ngày một hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Những vấn đề mới nẩy sinh, có cả mặt tích cực và tiêu cực cũng đã đặt ra những thách thức cho công tác quản lý đấu thầu. Do vậy, việc hoàn thiện quản lý đấu thầu mua sắm hàng hóa tại Bộ Công an cũng là một đòi hỏi của thực tiễn và lý luận. Từ những lý do trên, cùng với sự khuyến khích của Lãnh đạo đơn vị và định hƣớng của Giảng viên hƣớng dẫn, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu mua sắm trang thiết bị, phương tiện tại Cục Kế hoạch và Đầu tư- Bộ Công an”.