LA02.215_Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt – May Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt – May Việt nam.
Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đối với luận án là:
– Nghiên cứu làm rõ hơn những vấn đề lý luận chủ yếu về TĐKT và cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT, những kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT của một số quốc gia trên thế giới.
– Đánh giá đúng thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt – May Việt Nam hiện nay, những ưu điểm đạt được và những mặt hạn chế tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành tại Tập đoàn Dệt – May Việt Nam, nguyên nhân của những hạn chế tồn tại đó.
– Đề xuất phương hướng và những giải pháp cần thực hiện để hoàn thiện cơ chếquản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt – May Việt Nam, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động quản lý tài chính, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt – May Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian, đề tài giới hạn nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt – May Việt Nam.
Về thời gian nghiên cứu: Các tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập khoảng thời gian từ 2008 đến 2013.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Về mặt lý luận:
Luận án đã hệ thống và khái quát hóa, góp phần làm rõ hơn hơn những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế.
Về thực tiễn:
Luận án đã phản ánh một cách hệ thống và làm rõ thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt – May Việt Nam hiện nay, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế của cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Luận án đưa ra các giải pháp phù hợp, khả thi để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt – May Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của các Tập đoàn.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp như: Phương pháp phân tích thống kê, đối chiếu, so sánh, diễn giải và tổng hợp, phương pháp chuyên gia, kết hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng… trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, phân tích đánh giá các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu.
Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án bao gồm:
– Số liệu sơ cấp thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp cán bộ, các phòng ban chức năng của Tập đoàn Dệt May Việt Nam
– Số liệu thứ cấp được tác giả sử dụng qua một số kênh như: Niêm giám thống kê, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Ngoài ra luận án cũng sử dụng một số số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ…
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
– Làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản TĐKT và cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT. Làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và các công ty con trong TĐKT; các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tài chính của các TĐKT.
– Chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ quản lý tài chính của một số TĐKT trên thế giới để có thể xem xét vận dụng ở Việt nam.
– Phản ánh và đánh giá đúng thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam hiện nay trên các nội dung cơ bản: cơ chế huy động tạo lập vốn; cơ chế đầu tư, sử dụng vốn; cơ chế phân phối lợi nhuận; cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính trong Tập đoàn.
– Chỉ ra được những ưu điểm và những hạn chế, tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính hiện tại của Tập đoàn Dệt May Việt nam; làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó để có biện pháp khắc phục.
– Đã đề xuất được các nguyên tắc cơ bản để định hướng cho việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt nam.
– Đề xuất được hệ thống những giải pháp phù hợp, khả thi để hoàn thiện cơ chếquản lý tài chính của tập đoàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế.
Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt – May Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt – May Việt Nam.