LA02.212_Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam
Hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận về GDPT, cơ sở vật chất giáo dục phổ thông và cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập.
2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài luận án là cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam thời gian qua như thế nào, có những ưu điểm, hạn chế gì? Cần phải có những quan điểm, giải pháp nào để hoàn thiện? Để trả lời câu hỏi đó, đề tài đã đặt ra các mục đích nghiên cứu cụ thể như sau:
– Hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận về GDPT, cơ sở vật chất giáo dục phổ thông và cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập.
– Tổng kết kinh nghiệm của một số nước về cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập; rút ra được một số bài học kinh nghiệm có giá trị có thể nghiên cứu áp dụng cho Việt Nam.
– Hệ thống hóa, phân tích thực trạng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập; cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam giai đoạn 5 năm gần đây (2008-2012). Trên cơ sở đó, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng nêu trên.
– Đề xuất quan điểm và các giải pháp hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam phù hợp với những thay đổi về hoàn cảnh kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
– Về nội dung: Tài chính đầu tư cơ sở vật chất giáo dục phổ thông được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Với mỗi nguồn tài chính đầu tư cơ sở vật chất giáo dục phổ thông lại có cơ chế quản lý riêng khó có thể gộp để nghiên cứu và phản ánh trong phạm vi một luận án. Do đó, phạm vi nghiên cứu về tài chính của luận án này chỉ giới hạn về lý luận và thực tiễn của cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam nhìn từ góc độ của cơ quan tài chính tổng hợp.
Mặt khác, hợp thành cơ sở vật chất giáo dục phổ thông theo quan niệm của các nhà quản lý giáo dục hiện nay, bao gồm nhiều yếu tố, như: đất đai, khuôn viên, các công trình xây dựng, các công trình ngầm, các hệ thống công nghệ – kỹ thuật, .v.v… Song trong phạm vi của luận án này, tác giả cũng chỉ đi sâu nghiên cứu về CSVC là các vật kiến trúc được hình thành từ kết quả của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó, cũng chủ yếu tập trung vào việc đánh giá kết quả đầu tư xây dựng các phòng học, phòng bộ môn, nhà công vụ, và nhà ở cho giáo viên.
– Về không gian và thời gian: Trên cơ sở vận dụng lý luận, kinh nghiệm quốc tế để khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế phân bổ, sử dụng NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam giai đoạn 5 năm gần đây (2008-2012); từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam phù hợp với những thay đổi về hoàn cảnh kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
– Ý nghĩa khoa học: Luận án đã hệ thống hóa và phát triển thêm những vấn đề lý luận về GDPT công lập, cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập và cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập. Luận án cũng tập trung phân tích nhằm làm sáng tỏ vị trí của CSVC trong hoạt động GDPT công lập hướng tới mục tiêu chất lượng cao và toàn diện, đặt trong bối cảnh sự hội nhập giáo dục quốc tếngày càng sâu rộng; những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về cơ chếphân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
– Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở nước ta những năm qua. Điểm nổi bật về ý nghĩa thực tiễn của luận án về đề tài này chính là ở những kết quả đích thực về việc chỉ ra được những mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế trong cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập từ góc độ các văn bản pháp lý và quá trình tổ chức thực hiện các văn bản này. Đây là những luận cứ quan trọng để tác giả đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng CSVC GDPT công lập ở nước ta.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành 3 chương (141 trang):
Chương 1: Lý luận chung về cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thôngT công lập (45 trang).
Chương 2: Thực trạng cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam (56 trang).
Chương 3: Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam (40 trang).