Wednesday, March 3, 2021
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Tài Chính Ngân Hàng

Hoàn thiện chính sách thuế gián thu ở Việt Nam

admin by admin
October 23, 2019
in Tài Chính Ngân Hàng, Tiến Sĩ
0
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
598
SHARES
3.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA02.266_Hoàn thiện chính sách thuế gián thu ở Việt Nam

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Hoàn thiện việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong hệ thống báo cáo…
  • Tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam
  • Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp xây…
  • Chính sách đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng tái định cư trong các…
  • Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm ở Việt Nam
  • Chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh…
  • Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam
  • Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính bằng chứng từ các công ty niêm…
  • Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng Nghiên cứu sự tham gia của…

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế gián thu của Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, Luận án cần phải thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

– Tổng hơp, hệ thống hóa những nội dung lý luận liên quan đến chính sách thuế gián thu như: mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc thiết lập, những nội dung cơ bản cần chú ý khi hoạch định chính sách thuế gián thu. Xác định các tiêu chí đánh giá chính sách thuế gián thu và các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chính sách thuế gián thu.

– Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc hoạch định chính sách thuế gián thu, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể vận dụng khi hoạch định chính sách thuế gián thu.

– Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chính sách thuế gián thu của Việt Nam hiện hành trên cơ sở các qui định trong văn bản pháp luật thuế liên quan, kết quả triển khai thực thi pháp luật thuế gián thu nói chung cũng như các sắc thuế gián thu ở Việt Nam nói riêng.

– Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn, điều kiện kinh tế xã hội và những dự báo về xu hướng của nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian tới, phân tích, chỉ ra những vấn đề cần hoàn thiện đối với chính sách thuế gián thu của Việt Nam

– Dựa trên kết quả đánh giá thực trạng chính sách thuế gián thu hiện hành, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế gián thu nhằm đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ mới.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

Về lý luận

Luận án hệ thống hóa được những lý luận về thuế gián thu, chính sách thuế gián thu; các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thuế gián thu và tác động của chính sách thuế gián thu đối với kinh tế – xã hội. Khung lý thuyết mà Luận án bổ sung, phát triển có thể làm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu sau luận án tham khảo và dùng làm tài liệu hữu ích giúp các nhà quản lý có các nhìn toàn diện hơn về thuế gián thu, chính sách thuế gián thu, có cơ sở để xây dựng các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế gián thu có hiệu quả.

Về thực tiễn

Luận án đã đánh giá thực trạng chính sách thuế gián thu giai đoạn 2009 – 2018 dựa trên các yêu cầu của chính sách thuế gián thu cũng như việc thực hiện vai trò của chính sách thuế gián thu. Phân tích quy trình hoàn thiện chính sách thuế gián thu cho thấy những thành tựu nhất định trên phương diện khuyến khích sự tham gia của người nộp thuế, tuy nhiên quy trình này còn có hạn chế về tính minh bạch. Nội dung chính sách thuế hợp lý đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhưng còn thiếu tính công bằng. Chính sách thuế được ban hành thường chậm chễ trong khâu thực thi.

Đánh giá chung của luận án về 4 sắc thuế thuộc loại thuế gián thu là thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XK, NK, thuế BVMT cho thấy chính sách thuế gián thu đã góp phần tăng thu cho ngân sách, tuy nhiên vẫn chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế.

Trên giác độ nghiên cứu độc lập, dựa trên những đánh giá về chính sách thuế gián thu hiện hành, luận án đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế gián thu tới năm 2025 tầm nhìn năm 2030. Những đề xuất của luận án có ý nghĩa lớn về bổ sung, hoàn thiện chính sách thuế gián thu cũng như thực thi chính sách này.

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án gồm có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách thuế gián thu

Chương 3: Thực trạng chính sách thuế gián thu ở Việt Nam

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế gián thu ở Việt Nam

TẢI XUỐNG 。◕‿◕。

Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Website: https://luanvanaz.com
Email: luanvanaz@gmail.com
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 6
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁN THU 8
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 8
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 10
1.3 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 16
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 18
1.5 SỰ KHÁC BIỆT CỦA LUẬN ÁN SO VỚI CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁN THU 20
2.1 KHÁI QUÁT VỀ THUẾ GIÁN THU 20
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế gián thu 20
2.1.2 Vai trò của thuế gián thu 23
2.2 TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ GIÁN THU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ – XÃ HỘI 25
2.2.1 Tác động chuyển thuế của thuế gián thu 25
2.2.2 Tác động kinh tế của thuế gián thu 30
2.2.3 Tác động xã hội của thuế gián thu 34
2.3. CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁN THU 36
2.3.1 Khái niệm chính sách thuế gián thu 36
2.3.2 Nội dung chủ yếu của chính sách thuế gián thu 37
2.3.3 Nguyên tắc thiết lập chính sách thuế gián thu 38
2.3.4 Các yếu tố tác động đến chính sách thuế gián thu 49
2.3.5 Tiêu chí đánh giá chính sách thuế gián thu 50
2.4 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁN THU 55
2.4.1 Quy trình hoạch định chính sách thuế 55
2.4.2 Xác định phạm vi áp dụng 56
2.4.3 Xác định mức thuế 57
2.4.4 Xử lý mối quan hệ giữa các sắc thuế gián thu 58
2.5 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁN THU VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 60
2.5.1 Kinh nghiệm thiết kế chính sách thuế gián thu của một số quốc gia 60
2.5.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 67
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁN THU Ở VIỆT NAM 68
3.1 QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁN THU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 -2018 68
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2009 -2018 68
3.1.2 Quan điểm xây dựng chính sách thuế gián thu của Việt Nam giai đoạn 2009 -2018 71
3.2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁN THU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 -2018 74
3.2.1 Chính sách thuế gián thu giai đoạn 2009 -2015 74
3.2.2 Chính sách thuế gián thu giai đoạn 2016 đến nay 81
3.3 DIẾN BIẾN VỀ QUY MÔ, KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VÀ XU THẾ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN THU TỪ THUẾ GIÁN THU CỦA VIỆT NAM 86
3.3.1 Xu hướng biến động nguồn thu từ thuế của NSNN 86
3.3.2 Xu hướng biến động nguồn thu từ thuế gián thu 90
3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁN THU CỦA VIỆT NAM 94
3.4.1 Những thành công của chính sách thuế gián thu và nguyên nhân 94
3.3.2 Hạn chế của chính sách thuế gián thu hiện hành và nguyên nhân 108
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 129
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁN THU
Ở VIỆT NAM 130
4.1 KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA VỚI CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁN THU 130
4.1.1 Xu hướng phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam đến năm 2030 130
4.1.2 Yêu cầu đặt ra với chính sách thuế gián thu 138
4.2 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁN THU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 143
4.2.1 Quan điểm 143
4.2.2 Mục tiêu 145
4.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁN THU Ở VIỆT NAM 147
4.3.1 Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế GTGT 148
4.3.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế TTĐB 157
4.3.3 Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế XK, thuế NK 162
4.3.4 Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế BVMT 165
4.3.5 Các giải pháp khác 168
4.4 ĐIỀU KIỆN THỰC THI CÁC GIẢI PHÁP 170
4.4.1 Tăng cường chất lượng công tác thống kê và dự báo trên cơ sở phát triển hệ thống thông tin đa dạng và tin cậy 171
4.4.2 Mở rộng khả năng tiếp cận công nghệ thuế cho người nộp thuế 171
4.4.3 Đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu phục vụ công tác thuế 172
4.4.4 Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. 173
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 175
KẾT LUẬN CHUNG 176
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt Chữ viết tắt Giải nghĩa
1 AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN
2 BVMT Bảo vệ môi trường
3 CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
4 EU Liên minh Châu Âu
5 EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
6 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
7 FTA Hiệp định thương mại tự do
8 GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
10 GTGT Giá trị gia tăng
11 HS Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
12 NK Nhập khẩu
13 NNT Người nộp thuế
14 NSNN Ngân sách Nhà nước
15 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
16 XK Xuất khẩu
17 WTO Tổ chức thương mại thế giới

 
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người (2009-2018) 87
Bảng 3.2: Tỷ lệ động viên về thu NSNN/GDP của các nhóm nước và Việt Nam 88
Bảng 3.3: Số thu thuế trong tổng thu NSNN (2009 -2018) 89
Bảng 3.4: Thuế gián thu và tổng thu từ thuế (2009 -2018) 91
Bảng 3.5: Số thu thuế gián thu trong tổng thu từ thuế và tổng thu NSNN (2009 -2018) 96
Bảng 3.6: Tổng hợp số thu thuế GTGT (2009 -2018) 100
Bảng 3.7: Tổng hợp số thu thuế TTĐB (2009 -2018) 101
Bảng 3.8: Tổng hợp số thu thuế XK, NK (2009 -2018) 102
Bảng 3.9: Tổng hợp số thu thuế BVMT (2011 -2018) 103
Bảng 4.1: Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 131

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tổng thu NSNN và tỷ lệ động viên NSNN/GDP (2009-2018) 87
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu và tỷ trọng thuế trong tổng thu thường xuyên 90
Biểu đồ 3.3: Quy mô và tỷ trọng thuế gián thu trong tổng thu từ thuế 92
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu thuế gián thu (2012-2018) 93
Biểu đồ 3.5: Độ co giãn của số thu từ thuế so với GDP 109

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Khung nghiên cứu của luận án 4
Hình 2.1: Tác động của thuế gián thu trong điều kiện thị trường 26
Hình 2.2: Tác động của thuế gián thu trong điều kiện thị trường độc quyền 29
Hình 2.3: Tác động kinh tế của thuế nhập khẩu 32

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thuế gián thu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia và cũng là loại thuế chịu sự chi phối lớn của các cam kết song phương, đa phương trong hội nhập quốc tế. Ưu thế cơ bản của loại thuế gián thu là có khả năng mang lại số thu lớn cho ngân sách và là phương tiện quan trọng để Chính phủ các nước sử dụng để điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hướng dẫn hành vi tiêu dùng.
Sau những lần cải cách hệ thống thuế, chính sách thuế gián thu ở Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng, tương đối phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời có những đóng góp hết sức cụ thể vào công cuộc đổi mới của đất nước như: tạo nguồn thu tự chủ, ổn định, bền vững cho ngân sách nhà nước để nhà nước có nguồn tài chính chủ động trong điều hành kinh tế vĩ mô và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; Khẳng định vai trò điều tiết thu nhập, thực hiện tốt chức năng phân phối lại, từng bước góp phần xây dựng hệ thống chính sách thuế công bằng, bình đẳng và hội nhập; Khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống thuế đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập về thuế, góp phần tạo dựng và củng cố vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế của thuế và của quốc gia trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Trên thực tế, hệ thống chính sách thuế gián thu đã và đang từng bước tiến dần tới các thông lệ quốc tế tốt, sử dụng chung ngôn ngữ thuế với thế giới, từ đó có thể so sánh, cạnh tranh được với các hệ thống thuế của các quốc gia khác. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi Việt Nam thực hiện các cam kết trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại song phương, đa phương đã ký kết, tình hình XK, NK và sản xuất kinh doanh chắc chắn sẽ có nhiều biến động. Trong điều kiện đó, chính sách thuế gián thu cần có sự hoàn thiện hơn, thay đổi phù hợp, có khả năng ứng xử hiệu quả với những chuyển biến trong điều kiện mới với sự hiện diện và tác động mạnh mẽ, nhanh chóng và sâu rộng của hội nhập quốc tế, cách mạng 4.0, nhằm chủ động nắm bắt những biến động đó và có những ứng xử phù hợp để vừa đảm bảo được nguồn thu NSNN, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu Chính phủ đã đề ra.
Với những lý do nêu trên, NCS đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách thuế gián thu ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu Luận án Tiến sĩ.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế gián thu của Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, Luận án cần phải thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Tổng hơp, hệ thống hóa những nội dung lý luận liên quan đến chính sách thuế gián thu như: mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc thiết lập, những nội dung cơ bản cần chú ý khi hoạch định chính sách thuế gián thu. Xác định các tiêu chí đánh giá chính sách thuế gián thu và các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chính sách thuế gián thu.
– Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc hoạch định chính sách thuế gián thu, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể vận dụng khi hoạch định chính sách thuế gián thu.
– Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chính sách thuế gián thu của Việt Nam hiện hành trên cơ sở các qui định trong văn bản pháp luật thuế liên quan, kết quả triển khai thực thi pháp luật thuế gián thu nói chung cũng như các sắc thuế gián thu ở Việt Nam nói riêng.
– Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn, điều kiện kinh tế xã hội và những dự báo về xu hướng của nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian tới, phân tích, chỉ ra những vấn đề cần hoàn thiện đối với chính sách thuế gián thu của Việt Nam
– Dựa trên kết quả đánh giá thực trạng chính sách thuế gián thu hiện hành, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế gián thu nhằm đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ mới.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong suốt quá trình nghiên cứu.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, nghiên cứu nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp khác nhau. Cụ thể:
– Phương pháp nghiên cứu tại bàn: sử dụng trong nghiên cứu tài liệu lý thuyết, các văn bản liên quan đến thuế, thuế gián thu các tài liệu nghiên cứu xung quanh chủ đề của luận án; với phương pháp này, luận án hình thành được khung nghiên cứu của mình.
– Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. Trong đó, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu, các văn bản qui phạm pháp luật về thuế gián thu. Phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích các số liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được sử dụng để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội, số thu thuế gián thu của Việt Nam qua các năm.. Để củng cố chắc chắn cơ sở khoa học cho các giải pháp được đề xuất, nghiên cứu sinh dựa trên dữ liệu số thu thuế GTGT, TTĐB, ….và thu NSNN giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2018 ở Việt Nam. Các số liệu thống kê sau khi được thu thập từ năm 2009 -2018 được đưa vào phần mềm phân tích SPSS20.0 để thực hiện các thủ tục thống kê như mô tả các tỉ lệ % của các loại thuế trong tổng thu thế, tổng thu ngân sách và trong GDP. Tính độ co giãn của các hệ số thu thuế. Thực hiện thống kê phân tích hồi qui các nhân tố để thấy được sự thay đổi của tổng thu thuế, tổng thu NSNN qua đó có thể chứng minh tính khả thi của giải pháp đề xuất.
Qui trình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu nói trên được sử dụng trong luận án có thể mô tả như sau:
Bước 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án
Nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới thuế, thuế gián thu, chính sách thuế, chính sách thuế gián thu, hoàn thiện chính sách thuế gián thu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phân tích, tổng hợp. Kết quả đạt được là chỉ ra những nội dung có thể kế thừa, những vấn đề còn bỏ ngỏ.

Hình 1.1: Khung nghiên cứu của luận án
Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Kết quả đạt được
Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu của luận án
Để xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu, luận án làm rõ những vấn đề lý luận sau:
Thứ nhất, luận án chỉ rõ đặc điểm của thuế, các cách phân loại thuế, các yếu tố cơ bản của một sắc thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế.
Thứ hai, luận án nêu quan điểm về các khái niệm được sử dụng như: thuế gián thu, chính sách thuế gián thu. Tác động của chính sách thuế gián thu.
Thứ ba, luận án tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới chính sách thuế gián thu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân tích, tổng hợp.
Bước 3: Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng chính sách thuế gián thu.
Đối tượng nghiên cứu là các qui định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, phương pháp tính thuế, thuế suất của một số nước trên thế giới. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phân tích, tổng hợp, so sánh.
Kết quả đạt được là những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam trọng việc hoàn thiện chính sách thuế gián thu.
Bước 4: Đánh giá thực trạng chính sách thuế gián thu ở Việt Nam.
Trong bước 4 này, Luận án đánh giá hai vấn đề sau:
Thứ nhất là phân tích những qui định của chính sách thuế gián thu hiện hành. Dựa vào những yếu tố ảnh hưởng tới chính sách thuế gián thu đã chỉ ra ở khung lý thuyết, luận án sẽ chỉ ra những qui định về thuế gián thu góp phần làm tăng số thu NSNN như thế nào.
Phương pháp sử dụng là phân tích, tổng hợp và so sánh.
Thứ hai là đánh giá thực trạng chính sách thuế gián thu hiện hành. Luận án chỉ ra những hạn chế, những qui định chưa hợp lý để làm căn cứ đưa ra những nội dung và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế gián thu.
Bước 5: Nêu quan điểm và nội dung, giải pháp hoàn thiện chính sách thuế gián thu
Trong bước này, luận án sẽ nêu quan điểm cá nhân và những nội dung hoàn thiện chính sách thuế, cụ thể:
Thứ nhất, luận án nêu quan điểm về hướng hoàn thiện chính sách thuế gián thu. Những quan điểm cần phải được luận giải thuyết phục.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích thực trạng và quan điểm đã nêu, luận án đề xuất những nội dung hoàn thiện và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế gián thu của Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bước này là phân tích, tổng hợp, so sánh.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách thuế gián thu bao gồm: chính sách thuế GTGT, TTĐB, XK,NK, BVMT.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận án thực hiện nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam đặt trong mối tương quan so sánh, đối chiếu với một số quốc gia điển hình trên thế giới, tập trung vào chính sách thuế GTGT, TTĐB, XK, NK, BVMT giai đoạn từ 2009 – 2018. Các giải pháp đề xuất theo lộ trình đến năm 2025, một số giải pháp đến 2030.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận
Luận án hệ thống hóa được những lý luận về thuế gián thu, chính sách thuế gián thu; các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thuế gián thu và tác động của chính sách thuế gián thu đối với kinh tế – xã hội. Khung lý thuyết mà Luận án bổ sung, phát triển có thể làm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu sau luận án tham khảo và dùng làm tài liệu hữu ích giúp các nhà quản lý có các nhìn toàn diện hơn về thuế gián thu, chính sách thuế gián thu, có cơ sở để xây dựng các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế gián thu có hiệu quả.
Về thực tiễn
Luận án đã đánh giá thực trạng chính sách thuế gián thu giai đoạn 2009 – 2018 dựa trên các yêu cầu của chính sách thuế gián thu cũng như việc thực hiện vai trò của chính sách thuế gián thu. Phân tích quy trình hoàn thiện chính sách thuế gián thu cho thấy những thành tựu nhất định trên phương diện khuyến khích sự tham gia của người nộp thuế, tuy nhiên quy trình này còn có hạn chế về tính minh bạch. Nội dung chính sách thuế hợp lý đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhưng còn thiếu tính công bằng. Chính sách thuế được ban hành thường chậm chễ trong khâu thực thi.
Đánh giá chung của luận án về 4 sắc thuế thuộc loại thuế gián thu là thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XK, NK, thuế BVMT cho thấy chính sách thuế gián thu đã góp phần tăng thu cho ngân sách, tuy nhiên vẫn chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế.
Trên giác độ nghiên cứu độc lập, dựa trên những đánh giá về chính sách thuế gián thu hiện hành, luận án đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế gián thu tới năm 2025 tầm nhìn năm 2030. Những đề xuất của luận án có ý nghĩa lớn về bổ sung, hoàn thiện chính sách thuế gián thu cũng như thực thi chính sách này.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách thuế gián thu
Chương 3: Thực trạng chính sách thuế gián thu ở Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế gián thu ở Việt Nam

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁN THU
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Theo tìm hiểu của tác giả, trên thế giới hiện nay có nhiều tài liệu có liên quan đến chính sách thuế nói chung và chính sách thuế gián thu nói riêng. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài liên quan đến chính sách thuế nói chung và chính sách thuế gián thu mà nghiên cứu sinh có điều kiện tiếp cận là:
(1) On selective indirect tax reform in developing countries của M.Shahe Emran, Joseph E. Stiglitz (2005) [60]. Nghiên cứu đã chỉ ra xu hướng cải cách thuế gián thu ở các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển đều có xu hướng cải cách theo hướng giảm thuế thương mại, tăng thuế GTGT để tăng số thu ngân sách. Xu hướng này được rút ra trên nền tảng lý thuyết về cải cách có chọn lọc khi hoàn thiện các chính sách. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chỉ mới tập trung nghiên cứu xu hướng tăng thuế GTGT trong điều kiện nền kinh tế chính thức đề cập tới tác động của việc tăng thuế GTGT và giảm thuế thương mại đối với nền kinh tế phi chính thức. Hơn nữa, khi mở rộng cơ sở tính thuế GTGT, giảm thuế thương mại có thể làm giảm phúc lợi của nền kinh tế. Kết quả này gây ra nghi ngờ về mô hình cải cách chính sách thuế gián thu mà một số lượng lớn các nước đang phát triển theo đuổi.
(2) Taxation in Developing Countries: Six Case Studies and Policy Implications của Roger H.Gorden Đại học Columbia (2010) [72]. Trong nội dung cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra chính sách thuế là một chính sách quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Mục tiêu của nghiên cứu đặt ra là:
Thứ nhất, Chính sách thuế đề xuất mới phải khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, với vai trò là nguồn thu quan trọng, thuế gián thu phải có tác động chủ yếu tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả của chính sách miễn giảm thuế tới phát triển nền kinh tế. Tác giả cuốn sách không nghiên cứu một cách toàn diện tác động của chính sách thuế đối với các nước đang phát triển mà lựa chọn nghiên cứu 6 quốc gia điển hình như: Argentina, Brazil, Ấn Độ, Kenya, Hàn Quốc và Nga. Theo như tác giả thì 6 quốc gia điển hình này thể hiện rõ những vấn đề tài chính đa dạng của công cuộc cải cách thuế.
Nghiên cứu sau khi phân tích chính sách thuế ở 6 quốc gia nói trên và tổng hợp kết quả số thu từ thuế có thể thấy rằng ở các nước có nền kinh tế đang phát triển có nguồn thu ngân sách từ thuế dựa chủ yếu vào thuế gián thu và thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu từ thuế vẫn còn thấp
(3) Tax policy and tax reform in the People’s Republic of China, Báo cáo của OECD 18 (2013) [69]. Báo cáo này so sánh hệ thống thuế ở Trung Quốc với hệ thống thuế ở các nước OECD và cải cách thuế Trung Quốc và các nước OECD đã thực hiện trong quá khứ. Những vấn đề hiện đang trong chương trình nghị sự cải cách của Trung Quốc, bao gồm thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế liên quan đến môi trường, thuế thu nhập cá nhân, quan hệ tài chính giữa các cấp chính quyền trung ương và địa phương và thuế tài sản. Báo cáo đưa ra một số phân tích sơ bộ về tỷ lệ thuế so với GDP và sự kết hợp giữa các sắc thuế ở Trung Quốc. Báo cáo cũng chỉ ra nền văn hoá, truyền thống và hệ thống pháp luật của một quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách thuế và cách thức cải cách. Trên cơ sở thảo luận chi tiết và đánh giá mỗi loại thuế, xem xét các hướng cải cách có thể cho từng loại thuế trong tương lai của Trung Quốc, báo cáo đã đánh giá hệ thống chính sách thuế hiện hành của Trung Quốc đã được xây dựng đơn giản, minh bạch, thân thiện và công bằng hơn.
(4) Future orientation and taxes: Evidence from big data, của Matthias Petutschnig đăng trên Tạp chí Kế toán Quốc tế, Kiểm toán và Thuế, 2017[67]. Bài báo này phân tích xem các khía cạnh khác nhau của hệ thống thuế của một quốc gia có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến thái độ của cá nhân đối với tương lai. Dựa vào việc nghiên cứu, phân tích và xây dựng một chỉ số định hướng tương lai trực tuyến cho 58 quốc gia đại điện cho các châu lục trong vòng 5 năm. Kết quả của phân tích này chỉ ra rằng thuế thu nhập cá nhân và đặc biệt là thuế giá trị gia (VAT) tăng khuyến khích hành vi định hướng tương lai.
(5) Tax Policy for Industrial Development của Dale Chua, 1991 [57] thuộc Viện phát triển quốc tế Harvard dịch nghĩa là “Chính sách thuế cho phát triển công nghiệp”. Nghiên cứu được thực hiện theo đơn đặt hàng của Ủy ban công nghiệp Srilanca với sự tài trợ của cơ quan viện trợ phát triển Mỹ trong dự án nghiên cứu và đào tạo. Với chính sách thuế hiện hành rất phức tạp của Srilanca, nhiệm vụ của nhóm tác giả là nghiên cứu và đề xuất một chính sách thuế có tính hiệu lực và hiệu quả hơn trước. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích nội dung các chính sách thuế trong hệ thống thu của NSNN Srilanca trên cả phương diện cơ sở lý luận cũng như những chứng minh bằng các số liệu tính toán.
(6) Consumption Tax trends, của Stephane Buydens (2014) thuộc Trung tâm Chính sách và quản lý thuế của OECD [74]. Báo cáo tập trung nghiên cứu, đánh giá các sắc thuế gián thu như thuế GTGT, thuế TTĐB ở các nước thành viên OECD, nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt về cơ sở thuế gián thu, mức thuế suất và các nguyên tắc thực hiện giữa các quốc gia. Đặc biệt, nghiên cứu cũng đã đánh giá những thất thu về thuế gián thu do hậu quả của việc miễn giảm thuế, gian lận, trốn thuế, nêu bật các xu hướng phát triển của thuế gián thu.
Các tài liệu nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài mà nghiên cứu sinh được tiếp cận ở trên là những tài liệu quý, đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến vai trò, cơ cấu nguồn thu từ thuế gián thu và xu hướng cải cách thuế gián thu ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, do có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, về văn hoá- xã hội cho nên hiện có những điểm không tương đồng trong cách nhìn nhận, đánh giá đối với một số chính sách thuế giữa Việt Nam và một số nước phát triển trên thế giới,… Mặc dù vậy, những nghiên cứu trên cũng có giá trị khoa học và là tư liệu quý để tham khảo, học tập kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế ở Việt Nam.
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Ở Việt Nam, đã có một số công trình triển khai nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện chính sách thuế gián thu dưới dạng sách, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ có liên quan đến việc xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế. Một số công trình điển hình như:

Sách, giáo trình
Tác giả Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Thị Liên (2008) trong cuốn “Giáo trình nghiệp vụ thuế” [18] đã tập trung vào việc giới thiệu các nguyên tắc tính thuế và nội dung cơ bản của các sắc thuế ở Việt Nam. Cùng chủ đề đó, tiếp cận theo hướng hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam, trong cuốn “Thuế thực hành” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh (2009) [28] đã cho thấy cái nhìn toàn diện về toàn bộ chính sách thuế cũng như vấn đề quản lý thuế nói chung. Tác giả Đỗ Đức Minh, Nguyễn Việt Cường (2007, 2010) [30] trong cuốn giáo trình “Lý thuyết thuế” hệ thống hóa đầy đủ lý luận về thuế, gồm các nguyên lý, nguyên tắc, phương pháp đánh thuế cũng như những tác động kinh tế của thuế. Tương tự, tác giả Hoàng Văn Bằng (2009) [10] trong sách chuyên khảo “Lý thuyết và chính sách thuế” ngoài việc nêu lên khuôn khổ lý thuyết về thuế, điểm đặc biệt là đề cập rất chi tiết đến chính sách thuế trong thực tiễn ở các nước trên thế giới. Tác giả Lê Xuân Trường (2015) [51] lại hướng sự tập trung vào các vấn đề về quản lý thuế, trong cuốn giáo trình “ Quản lý thuế ”, tác giả đã cho thấy một cách toàn diện các vấn đề cả về lý thuyết và thực tiễn quản lý thuế, nó không đơn thuần chỉ là việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế, thay đổi cơ chế tính thuế mà những khía cạnh như thanh kiểm tra, tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế (NNT) cũng được nhìn nhận thấu đáo. Tác giả Vương Thị Thu Hiền (2010, 2014), trong cuốn giáo trình “Thuế tiêu dùng” ngoài việc nêu ra nội dung, nguyên tắc thiết lập các sắc thuế như thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế BVMT, thuế XK, thuế NK. Các nghiên cứu này được thực hiện khá công phu, là tài liệu tham khảo rất có giá trị. Tuy nhiên, do nghiên cứu dựa trên nhiều văn bản pháp luật nên điểm hạn chế chung của các nghiên cứu này là đã có nhiều sửa đổi quan trọng chưa được cập nhật. Ngoài ra, khi tập trung vào các vấn đề thuế nói chung, ở lĩnh vực cụ thể đòi hỏi hướng nghiên cứu gắn với đặc trưng ngành, lĩnh vực thì các tài liệu này chưa đề cập một cách đầy đủ.
Luận án tiến sỹ
Nhiều công trình luận án tiến sỹ, của các tác giả trong nước đã thay đổi hướng nghiên cứu theo cách đi vào từng ngành, lĩnh vực, hoạt động cụ thể hoặc chỉ nghiên cứu riêng từng sắc thuế trong điều kiện, bối cảnh nghiên cứu khác nhau như:
(1) Luận án tiến sỹ của Nguyễn Xuân Nhạt năm 1995 “Những giải pháp hoàn thiện chính sách thuế gián thu ở Việt Nam” [31] luận án đã khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận các sắc thuế thuộc thuế gián thu như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Trên cơ sở những nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất những định hướng về cải cách hệ thống thuế, đề xuất bổ sung, sửa đổi những quy định về thuế nhằm hoàn thiện chính sách thuế gián thu giai đoạn 1995-2000.
(2) Luận án tiến sỹ của Lê Thu Huyền năm 2008 “Đổi mới chính sách thuế tiêu dùng ở Việt Nam”,[24] tác giả đã khái quát cơ sở lý luận về thuế tiêu dùng (trong đó có các sắc thuế phổ biến như thuế GTGT, thuế XK, NK, thuế TTĐB….), tác động của thuế tiêu dùng đối với hoạt động kinh tế – xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hệ thống chính sách thuế tiêu dùng của Việt Nam qua hai bước cải cách thuế quan trọng, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế tiêu dùng đến 2010 và những năm tiếp theo.
(3) Luận án tiến sĩ của Vương Thị Thu Hiền năm 2008 “Hoàn thiện chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO” [19] phân tích các khía cạnh của hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam khi là thành viên của WTO, trong đó có đề cập đến việc hoàn thiện thuế gián thu, tuy nhiên vì phạm vi nghiên cứu của đề tài là đề cập đến chính sách thuế ở Việt Nam nên chưa đi sâu xem xét cụ thể chính sách thuế gián thu.
(4) Luận án tiến sĩ của Ngô Văn Khương năm 2016 “Chính sách thuế với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam”[26] đã hệ thống hóa và phân tích chi tiết về chính sách thuế và các sắc thuế tác động đến phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam, làm rõ những ưu điểm, những hạn chế và các tác động cụ thể cũng như vai trò quan trọng của chính sách thuế đối với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam. Luận án chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng kinh tế Việt Nam phát triển chưa thực sự bền vững giai đoạn 2005-2014, chỉ ra những hạn chế của chính sách thuế đối với việc điều tiết số tiền thuế ở các khu vực kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cũng như những hạn chế khác của các sắc thuế cụ thể đối với phát triển kinh tế bền vững. Luận án đã thành công trong việc đưa ra các nhóm giải pháp để tạo ra cấu trúc kinh tế tối ưu nhất trong điều kiện hiện nay và trong tương lai ở nước ta; đưa ra các nhóm giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn vai trò mang tính chất vĩ mô và vi mô của chính sách thuế đối với phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam. Vì phạm vi nghiên cứu của đề tài là đề cập đến chính sách thuế ở Việt Nam gắn với mục tiêu là phát triển kinh tế bền vững nên chưa đi sâu xem xét cụ thể chính sách thuế gián thu.
Đề tài khoa học
(1) Sử dụng chính sách thuế nhằm bảo vệ môi trường ở Việt Nam (2011) [22], đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện do TS Nguyễn Thị Thanh Hoài và TS Lý Phương Duyên là chủ nhiệm đã tập trung vào việc nêu và phân tích các chính sách thuế để bảo vệ môi trường ở Việt Nam như thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN….và đánh giá tác động của cách chính sách đó đến việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
(2) Xây dựng phương pháp tính toán và dự báo số thu NSNN với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của ngành Hải quan [6] đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do TS. Nguyễn Công Bình, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính làm chủ nhiệm năm 2014. Nội dung chủ yếu của đề tài là giới thiệu và sử dụng hai cách tiếp cận dự báo số thu NSNN đối với hàng hóa trong hoạt động xuất, nhập khẩu.
Một là: Dự báo sốt thu thuế đối với XK, NK hàng hóa dựa vào ma trận mô phỏng vi mô về số ước kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu có thuế, thuế suất và tỷ giá.
Hai là: Sử dụng mô hình kinh tế lượng vĩ mô dự báo số thu ngân sách đối với hàng hóa XK, NK dựa vào chuỗi dữ liệu số thu ngân sách của ngành Hải quan giai đoạn 2000 – 2013.
Kết quả kiểm định các mô hình đều có mức độ sai lệch thấp đối với chuỗi số liệu thống kê và có thể sử dụng cho phân tích dự báo phục vụ công tác lập dự toán thu ngân sách trong ngành hải quan. Tuy nhiên, đây là những mô hình kinh tế lượng nghiên cứu tác động của thuế suất thuế XK, NK, của tỷ giá, mức độ tăng của kim ngạch XK, NK tới số thu ngân sách trong lĩnh vực XK, NK. Mô hình chưa chỉ rõ những tác động của thuế tới cơ cấu của nền kinh tế. Ngoài ra, chuỗi số liệu sử dụng từ 2000 – 2013 cũng còn ngắn nên kết quả của mô hình cũng bị hạn chế về mức độ chính xác.
(3) “Định hướng hoàn thiện chính sách thuế bảo vệ môi trường giai đoạn 2016- 2020” (2016) [38], đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do Đinh Nam Thắng, Vụ Chính sách Thuế làm chủ nhiệm. Đề tài đã nêu rõ khung pháp lý về chính sách thuế BVMT hiện nay, đồng thời phân tích những vướng mắc, chồng chéo về pháp luật, cũng như trong quá trình triển khai thực hiện chính sách thuế BVMT. Đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan và đề xuất các nhóm giải pháp tương ứng. Bên cạnh đó, đề tài đã khái quát được những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thuế BVMT như:
(i) Góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm của tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực đến môi trường
(ii) Tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước để giải quyết vấn đề môi trường
(iii) Phân tích được những ưu điểm của thuế BVMT so với chính sách phí, thuế khác có gắn mục tiêu BVMT.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra được những hạn chế trong quá trình triển khai chính sách thuế BVMT hiện hành theo từng yếu tố: đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, thời điểm tính thuế, khung thuế suất, phương pháp tính thuế… Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn và khả thi nhằm hoàn thiện chính sách thuế BVMT giai đoạn 2016 – 2020 theo hướng khắc phục những vướng mắc của chính sách thuế BVMT hiện hành, góp phần xây dựng hệ thống thuế đồng bộ và phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế và xu hướng phát triển kinh tế gắn với BVMT.
(4) TPP và điều chỉnh chính sách thuế của Việt Nam (2016) [23], Đề tài NVKH cấp cơ sở của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hoài, Học viện Tài chính. Đề tài đã phân tích những vấn đề đặt ra đối với chính sách thuế của Việt Nam khi tham gia TPP và đưa ra những giải pháp đề xuất điều chỉnh chính sách thuế Việt Nam, trong đó có chính sách thuế gián thu trong bối cảnh tham gia TPP nhằm tận dụng tối đa những lợi thế và hạn chế những tác động tiêu cực do TPP mang lại.

Bài báo khoa học
Chính sách thuế nói chung và các chính sách thuế thuộc hệ thống chính sách thuế gián thu như chính sách thuế GTGT, chính sách thuế BVMT, chính sách thuế XK, thuế NK, …… cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu và đăng tải công trình nghiên cứu dưới dạng bài báo khoa học trong các kỷ yếu hội thảo, các tạp chí khoa học. Các công trình này đề cập rất nhiều khía cạnh chính sách thuế gián thu: Cơ sở lý luận của chính sách thuế gián thu, từng chính sách thuế thành phần; sự cần thiết hoàn thiện chính sách thuế; vai trò của chính sách thuế ; các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế ở Việt Nam… Có thể liệt kê một số bài báo khoa học tiêu biểu liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án, bao gồm:
(1) Cải cách hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam của Phan Thị Yến Phượng,[34] Tạp chí tài chính số 4- 2013.
Bài viết đã nhận định rằng: Cải cách hệ thống chính sách thuế là một việc làm cần thiết của Chính phủ và gắn liền với đời sống kinh tế – xã hội của một đất nước nhằm đưa hệ thống thuế tương thích với thông lệ của cộng đồng thế giới và điều chỉnh thuế phù hợp với những thay đổi căn bản trong từng giai đoạn thực tiễn của nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng này, cùng với xu thế hội nhập, liên kết phát triển kinh tế trong khu vực và tiến tới toàn cầu hóa kinh tế, ngay từ những năm 1986, cùng song hành với đường lối đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều nỗ lực trong việc cải cách chính sách, đặc biệt là chính sách thuế. Từ đó đến nay, hệ thống thuế Việt Nam đã liên tục được cải cách để dần dần hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong bài viết này, tác giả đã phác thảo những nét cơ bản về các bước cải cách thuế Việt Nam thời gian vừa qua cũng như chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020, trong nỗ lực của Chính phủ về việc định hình hệ thống thuế khóa Việt Nam theo hướng hiện đại.
(2) Cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam kết hội nhập quốc tế đến năm 2020 của Sử Đình Thành và cộng sự [36], Tạp chí phát triển kinh tế số tháng 3-2015
Bài viết đã nhận định rằng, đến năm 2020 hệ thống thuế của Việt Nam tương đối hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế. Sau khi phân tích thực trạng cải cách thuế ở Việt Nam thời gian qua, phân tích cầu trúc thuế hiện hành của Việt Nam so với các nước trong khu vực như thuế GTGT, thuế thu nhập, thuế tài nguyên….. trên cơ sở phân tích những thách thức cho cuộc cải cách thuế ở Việt Nam bằng các mô hình kinh tế lượng, nhóm tác giả đã đưa ra một số gợi ý chính sách: một là cải cách cấu trúc thuế để tạo ra một hệ thống thuế có cơ sở rộng hơn, thứ hai hoạt động quản lý thuế cũng cần được hiện đại hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, giảm các thủ tục hành chính.
(3) Xu hướng cải cách thuế gián thu trên thế giới [27] của Phan Hải Linh, Tạp chí tài chính số tháng 5-2015
Bài viết đã chỉ ra xu hướng cải cách thuế của các nước trên thế giới là có sự chuyển dịch cơ cấu thuế sang thuế gián thu, hầu hết các nước đều có xu hướng tăng thuế suất các loại thuế gián thu đặc biệt là thuế giá trị gia tăng. Mục đích của các quốc gia khi chuyển đổi cơ cấu thuế sang thuế gián thu là tăng nguồn thu, giảm thiểu các hoạt động tránh, trốn thuế. Để thực hiện mục tiêu tăng thu cho NSNN, trong quá trình cải cách và hoàn thiện chính sách thuế gián thu, các quốc gia đều tập trung vào các hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng như khả năng thi hành luật pháp liên quan. Trên cơ sở phân tích xu hướng cải cách thuế gián thu của các nước trên thế giới, tác giả cũng đưa ra thực trạng chuyển biến chính sách thuế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập và đề xuất môt số kiến nghị để hoàn thiện chính sách thuế ở Việt Nam.
Có thể nhận thấy, những công trình nghiên cứu này mới đề cập tới từng chính sách thuế cụ thể như: chính sách thuế GTGT, chính sách thuế XK, thuế NK, chính sách thuế TTĐB, chính sách thuế BVMT…. chưa tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa các sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế gián thu. Xuất phát từ quan điểm cho rằng, nghiên cứu khoa học là vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính mới, các công trình và bài viết trên đây của các tác giả trong nước và ngoài nước là những tài liệu rất bổ ích để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án tiến sỹ của mình.
1.3 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU
Qua việc tìm hiểu những nghiên cứu trước đây về thuế gián thu và chính sách thuế gián thu, những nghiên cứu trước đã giải quyết được những vấn đề sau:
Thứ nhất, hệ thống được các khái niệm và đặc điểm của từng sắc thuế thuộc hệ thống chính sách thuế gián thu. Trên cơ sở đánh giá những hạn chế, các nghiên cứu trước đã chỉ ra được những điểm hạn chế cần sửa đổi, hoàn thiện.
Thứ hai, Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra được nhân tố ảnh hưởng tới từng sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế gián thu.
Thứ ba, các nghiên cứu đã chỉ ra được một số nội dung cần thiết phải hoàn thiện từng chính sách thuế thuộc thuế gián thu nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được thống nhất, chưa được hoàn thiện hoặc chưa được nghiên cứu, có thể nêu ra một số điểm chính sau đây:
Thứ nhất, những nghiên cứu về thuế nói chung và thuế gián thu nói riêng trước đây chưa đi sâu nghiên cứu định hướng hoàn thiện chính sách thuế gián thu. Chính sách thuế gián thu mới chỉ được đề cập như là một phần của chính sách thuế.
Thứ hai, các nghiên cứu về thuế gián thu và chính sách thuế gián thu trước chỉ đứng trên góc độ quản lý Nhà nước về thuế để nghiên cứu, ban hành các qui định về thuế và quản lý thuế nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý.
Thứ ba, những nghiên cứu về thuế gián thu chưa thống nhất được các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách thuế gián thu và những vấn đề cần quan tâm khi hoạch định chính sách thuế này.
Thứ tư, những nghiên cứu về thuế nói chung và thuế gián thu ở Việt Nam chưa hệ thống được kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng chính sách thuế gián thu, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thứ năm, chưa đánh giá thực trạng chính sách thuế gián thu hiện nay ở Việt Nam đã có tác động như thế nào tới kinh tế – xã hội? Việc phân tích tác động của chính sách thuế gián thu tới kinh tế – xã hội là cần thiết. Nó là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế gián thu ở Việt Nam.
Thứ sáu, những nghiên cứu trước đây cũng chưa đưa ra được quan điểm và nội dung cụ thể định hướng hoàn thiện chính sách thuế gián thu. Chính sách thuế nói chung và chính sách thuế gián thu nói riêng là một trong những công cụ quản lý Nhà nước vì vậy việc đưa ra quan điểm và định hướng sẽ giúp việc xây dựng chính sách thuế gián thu đảm bảo nguồn thu ngân sách ổn định và các mục tiêu quản lý khác là rất cần thiết.
Những khoảng trống nghiên cứu nêu trên là cơ sở cho việc nghiên cứu “Hoàn thiện chính sách thuế gián thu ở Việt Nam” trong điều kiện hiện nay.

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Chính sách thuế gián thu hiện hành không còn phù hợp với thông lệ, với các cam kết FTA mà Việt Nam đã ký kết. Luận án: “Hoàn thiện chính sách thuế gián thu ở Việt Nam” nghiên cứu sinh sẽ đi vào nghiên cứu để trả lời các câu hỏi được đặt ra như sau:
(1) Chính sách thuế gián thu hiện hành ở Việt Nam đã đáp ứng đươc yêu cầu hiện tại chưa?
(2) Chính sách thuế gián thu hiện hành ở Việt Nam có phù hơp với các qui định của quốc tế không?
(3) Khi hoạch định chính sách thuế gián thu cần quan tâm những vấn đề gì?
(4) Chính sách thuế gián thu của Việt Nam trong thời gian tới nên hoàn thiện theo hướng nào?
1.5 SỰ KHÁC BIỆT CỦA LUẬN ÁN SO VỚI CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
So với các công trình khoa học đã công bố, luận án: “Hoàn thiện chính sách thuế gián thu ở Việt Nam” có những khác biệt sau:
(1) Luận án sẽ nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về chính sách thuế gián thu được áp dụng ở một số nước có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi hoàn thiện chính sách thuế này.
(2) Luận án sẽ tập trung nghiên cứu chính sách thuế gián thu Việt Nam giai đoạn 2009 -2018, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế khi áp dụng.
(3) Trên cơ sở những đánh giá về chính sách thuế gián thu hiện hành ở Việt Nam giai đoạn 2009 -2018. Luận án sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện chính sách thuế gián thu trong điều kiện thực hiện các cam kết song phương, đa phương theo lộ trình đến năm 2025, một số giải pháp đến năm 2030. Trong đó, chi tiết đối với từng sắc thuế trong việc áp dụng các sắc thuế này gắn với mục tiêu là tăng NSNN và thu hút đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về chính sách thuế, chính sách thuế gián thu, các tác động, hiệu ứng của chính sách thuế gián thu. Luận án đã làm rõ những thành công của các nghiên cứu trên và tìm ra khoảng trống để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Trong phần chương 1 nghiên cứu sinh đã thưc hiện:
– Trình bày các tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chỉ ra được các kết quả nghiên cứu, một số khoảng trống của các công trình nghiên cứu đã được thực hiện và công bố, những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của luận án.
– Trong chương này, nghiên cứu sinh cũng chỉ ra sự khác biệt của luận án so với các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố.

LA02.266_Hoàn thiện chính sách thuế gián thu ở Việt Nam

5 / 5 ( 1 vote )
Previous Post

Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và khả năng ứng dụng ở Việt Nam

Next Post

Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế

Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận án tiến sĩ nông nghiệp

Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh tại tỉnh Phú Yên

July 26, 2019
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế

Tín dụng vi mô và mức sống của nông hộ Việt Nam

September 30, 2018
Luận văn thạc sĩ kinh tế

Một số giải pháp hòan thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty truyền tải điện 4

September 23, 2015
Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục

Cơ sở khoa học và giải pháp thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý tài chính của các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc

July 1, 2016

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.