Hoàn thiện thể chế và đổi mới tư duy phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
PGS.TS. NGUYỄN CHÍ HẢI
THS. NGUYỄN THANH TRỌNG
Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM
Mục tiêu của nghiên cứu này là làm rõ mối quan hệ giữa hoàn thiện thể chế và đổi mới tư duy phát triển kinh tế – xã hội ở VN. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng, việc hoàn thiện thể chế là một yêu cầu cấp thiết ở VN hiện nay, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; đồng thời quá trình hoàn thiện thể chế, cũng đặt ra yêu cầu mới về đổi mới tư duy phát triển kinh tế – xã hội. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yêu cầu và vấn đề đặt ra trong đổi mới tư duy phát triển kinh tế – xã hội ở VN trong thời gian tới.
Từ khóa: Thể chế, hoàn thiện thể chế, tư duy, tư duy phát triển kinh tế – xã hội.
1. Đặt vấn đề
Thể chế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển KTXH (KT-XH) của một quốc gia, đồng thời thể chế là một thành tố có ảnh hưởng quyết định đến “chất lượng” môi trường kinh doanh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp (DN) trong nền kinh tế.
Bài viết này, chúng tôi tiếp cận vấn đề hoàn thiện thể chế ở VN là một yêu cầu cấp thiết, qua đó tác động đến đổi mới tư duy phát triển KT-XH; đến lượt mình, việc đổi mới tư duy phát triển KT-XH sẽ góp phần quyết định việc hoàn thiện thể chế, thúc đẩy KT-XH phát triển
5. Kết luận
Hoàn thiện thể chế và đổi mới tư duy phát triển KT – XH có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng với nhau, là điều kiện hết sức quan trọng nhằm đưa VN phát triển “nhanh và bền vững” trong thời gian tới, sớm đưa đất nước ta đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu của phát triển, thì yêu cầu cấp thiết là phải đổi mới tư duy mạnh mẽ và triệt để, trong đó đổi mới tư duy lý luận trở thành vấn đề then chốt và cấp thiết
Tạp Chí PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 17 (27) – Tháng 07-08/2014