ThS01.135_Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng từ nay đến năm 2015
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất nhanh. Giai đoạn 2001 – 2005, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm khoảng 7,5% và mức cao nhất của thời kỳ này là 8,4% vào năm 2005. Sáu tháng đầu năm 2006 tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước đạt 7,4%. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), năm 2006 tốc độ tăng trưởng có thể đạt 8% và năm 2007 đạt 7,5%. Việt Nam hiện đang là nước đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ hai trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc. Có được kết quả trên, ngoài sự đóng góp chung của cả nước, phải kể đến những nỗ lực của các ngành, các cấp, trong đó có ngành ngân hàng. Trong các thời kỳ, đổi mới hoạt động ngân hàng được coi là khâu đột phá và có những đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trong bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng thì vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về công nghệ, cũng như năng lực quản trị, điều hành và kiểm soát rủi ro. Năm 2006 là năm bản lề của việc thực hiện chiến lược kinh doanh trong giai đoạn mới (2006-2010) và là cột mốc đánh dấu Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống NHTM sẽ tăng tốc và áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ giữa các NHTM trong nước mà còn giữa các NH nước ngoài. Khi đó, việc nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua hoạch định chiến lược phát triển cho
mỗi ngân hàng là yêu cầu bức thiết.
Do vậy, đối với ngân hàng Eximbank, hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng từ nay đến năm 2015 là thực sự cần thiết, nhằm giúp EximBank nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng tốc phát triển, trở thành một trong ba NH TMCP hàng đầu (cả về quy mô, năng lực, chất lượng và hiệu quả) của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng và của nền kinh tế.