LA03.28_Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam
THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Đề tài: Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 62 34 01 01
Nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ NHƯ THỦY
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Quang Minh
Cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại là kết quả so sánh giữa lợi ích mà ngân hàng thương mại nhận được từ hoạt động tín dụng và chi phí mà ngân hàng thương mại phải bỏ ra để thực hiện hoạt động tín dụng.
2. Thông qua 2 nhóm chỉ tiêu lớn để đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại. Một là, đo lường hiệu quả tín dụng thông qua nhóm chỉ tiêu trung gian, trong đó có nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chung (quy mô tín dụng và chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng doanh số từ hoạt động tín dụng) và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trực tiếp (chỉ tiêu nợ xấu, hiệu quả sử dụng vốn, hệ số rủi ro tín dụng, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng). Hai là, đo lường hiệu quả tín dụng qua nhóm chỉ tiêu xác định hiệu quả tín dụng cuối cùng (quy mô và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng).
3. Qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam từ năm 2009 – 2013, có thể thấy rằng: Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam ngày càng được cải thiện và gia tăng, chiếm thị phần cao hơn so với các ngân hàng thương mại trên địa bàn; Tỷ lệ nợ xấu giảm; Tốc độ quay vòng quay vốn tín dụng chưa cao nhưng chỉ tiêu này cũng đã phản ảnh hiệu quả nhất định trong hoạt động tín dụng.
4. Một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới gồm: (1) Cải thiện các chỉ tiêu về hiệu quả tín dụng; (2) Hoàn thiện quy chế, thủ tục cho vay, các khâu trong quy trình cho vay; (3) Đa dạng hóa phương thức cho vay; (4) Nâng cao chất lượng cộng tác thông tin tín dụng; (5) Nâng cao chất lượng kiểm tra hoạt động tín dụng; (6) Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng; (7) Đa dạng hóa đối tượng cho vay; (8) Các giải pháp bảo đảm tiền vay; (9) Hỗ trợ để tăng hiệu quả tín dụng.
BRIEF INFORMATION ON THE CONTRIBUTION OF DOCTORAL THESIS
Title: Credit efficiency in Quang Nam Province’s Bank for Agriculture and Rural Development
Field of Study: Economic Management Code: 62.34.01.01
Ph.D Student: NGUYEN THI NHU THUY
Supervisor: Assoc.Prof. Dr. Ngo Quang Minh
Training Institution: Ho Chi Minh National Academy of Politics
SUMMARY OF THE MAJOR CONCLUSIONS
1. Commercial banks credit efficiency can be understood as the results of the comparison between the banks’ profits from credit activities and what they spend to conduct credit activities.
2. There are two big groups of criterion in evaluating credit efficiency of commercial banks. The first group is measuring through a mediate group of criterion, including general credit efficiency evaluation criterion (credits scale and criterion that reflect the sales increase speed from credit activities) and direct effects evaluation criterion (bad debt, capital usage efficiency, credit risk factor, ratio obtained debt, turnover credit). The second group is measuring the credit efficiency through criterion of indicating the final credit efficiency (the scale and speed of profit growth from credit activities).
3. Analyzing the credit efficiency evaluation criterion of Quang Nam Bank for Agriculture and Rural Development between 2009 and 2013, it can be stated that: Quang Nam Agribank’s credit efficiency is improving and growing, with higher market share as compared to other commercial banks in the region; its non-performance loan rate is decreasing; its speed of turnover credit reflects certain level of efficiency in credit activitiesis, although remain limited.
4. Some groups of methods to improve Quang Nam Agribank’s credit efficiency in the future includes: (1) To improve criterions of credit efficiency; (2) To improve regulations, loaning process, and steps in loaning; (3) To diversify loaning methods; (4) To improve the quality of credit information activities; (5) To improve the quality of credit activities checking; (6) To enhance training and improve quality of credit employees; (7) To diversify the borrowers; (8) To ensure the loans; (9) To support in imroving the credit efficiency.