LA22.001_Hiệu quả sử dụng mỳ ăn liền từ bột mỳ tăng cường vi chất ở nữ công nhân bị thiếu máu tại khu công nghiệp nhẹ của tỉnh Vĩnh Phúc
Thiếu vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, acid foli c là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam [6], [25], [44]. Đối tượng nguy cơ cao là phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em. Bệnh gây nên những hậu quả không tốt về sức khỏe: Giảm miễn dịch và chậm phát triển ở trẻ nhỏ, các biến chứng cho phụ nữ khi có thai và sinh đẻ, giảm sức lao động cho xã hội [44] … Trong mấy thập kỷ qua, thế giới và Việt nam đã đầu tư nhiều công sức, tiền của để triển khai các hoạt động phòng chống thiếu máu. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh giảm với tốc độ rất chậm, nhiều vùng tỷ lệ không thay đổi trong hàng thập kỷ [25], [43], [44]. Tại Việt nam, tổng điều tra năm 2000 cũng cho thấy phụ nữ độ tuổi sinh đẻ (20-49 tuổi) có tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 26,3%, trong đó thành thị là 20,5%, nông thôn là 28,3% [6]. Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cũng là đối tượng bị thiếu máu nhiều nhất. Trong một số cuộc điều tra gần đây ở Việt Nam tỷ lệ thiếu máu là 36,5% với phụ nữ có thai, 28,8% với phụ nữ không có thai, nhiều vùng tỷ lệ thiếu máu tới 60% [16], [12], [7], [26]. Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là nước có nền công nghiệp phát triển nhanh, số lượng nhà máy tăng liên tục hàng năm. Tính đến cuối tháng 12/2008, cả nước đã có 219 khu công nghiệp với hàng chục triệu công nhân trên 54 tỉnh, thành cả nước, trong đó chủ yếu là công nhân nữ. Do điều kiện làm việc vất vả, khẩu phần ăn còn nghèo nàn, các đối tượng này có nguy cơ cao bị thiếu máu, thiếu năng lượng trường diễn. Vấn đề chăm lo đời
sống, điều kiện làm việc cho công nhân, chính sách của nhà nước cần được quan tâm đồng bộ, nhằm đảm bảo quyền lợi và sức khỏe cho nữ công nhân.
Tăng cường vi chất vào thực phẩm là biện pháp có hiệu quả kinh tế cao trong phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng. Biện pháp này phù hợp về sinh lý tiêu hóa, hấp thu, và được con người dễ chấp nhận hơn biện pháp uống thuốc, các vi chất được đưa vào cơ thể với một lượng vừa phải cùng với thực phẩm hàng ngày [17], [43]. Số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy lượng bột mỳ tiêu thụ trong bữa ăn của người dân Việt Nam tăng nhanh trong thập kỷ qua, ước tính khoảng 50 đến 120g/ngày/người. Các sản phẩm được sản xuất từ bột mỳ phổ biến cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân, từ thành phố tới vùng nông thôn, miền núi khó khăn [14]. Trong số các thực phẩm chính được chế biến từ bột mỳ (gồm mỳ ăn liền, bánh mỳ và bánh quy) thì mỳ ăn liền là sản phẩm được cả phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ và trẻ em dưới 5 tuổi tiêu thụ nhiều nhất [43]. Vì những lý do trên, bột mỳ được lựa chọn là thực phẩm ti ềm năng để tăng cường vi chất, nhằm phòng chống các bệnh gây nên do thiếu vi chất dinh dưỡng hiện nay. Trên thế giới có khoảng 100 nước đưa ra nghị định tăng cường vi chất vào bột mỳ, trong đó khoảng 50 nước đưa ra tăng cường bắt buộc. Bộ Y Tế năm 2003 cũng đưa ra tiêu chuẩn hướng dẫn tăng cường vi chất vào bột mỳ với 5 vi chất quan trọng (sắt, kẽm, folic, B1, B). Trong số các vi chất đưa vào bột mỳ, chất sắt được thảo luận nhiều nhất với lý do ảnh hưởng tới giá trị cảm quan của bột, khả năng hấp thu cũng như giá cả của sản phẩm. Hai hợp chất sắt Electroytic và fumarate được nhiều nước sử dụng với đặc tính hấp thu tốt, giá thành hợp lý, ít ảnh hưởng tới cảm quan của bột [1], [2], [54], [149].
Cho tới nay chưa có nghiên cứu nào về đánh giá lại hiệu quả của tăng cường vi chất vào bột mỳ trên tình trạng sức khỏe của công nhân nói chung và của nữ công nhân nói riêng. Bên cạnh đó, việc theo dõi, đánh giá sự thay đổi hàm lượng của các vi chất từ giai đoạn đưa vào bột mỳ, sản xuất ra các chế phẩm, bảo quản, phân phối là cần thiết, nhằm lập kế hoạch sản xuất, quản lý, khuyến nghị cho người dân sử dụng sản phẩm. Việc đánh giá chấp nhận của cộng đồng, hiệu quả của sử dụng bột mỳ tăng cường vi chất trên đối tượng nữ công nhân tuổi sinh đẻ bị thiếu máu là rất cần thiết, giúp đưa ra các chính sách phù hợp về tăng cường vi chất vào bột mỳ ở Việt Nam. Vì vậy, đề tài nghiên
cứu nhằm đạt được những mục tiêu sau:
1. Đánh giá giá trị dinh dưỡng, đặc tính cảm quan và sự chấp nhận của nữ công nhân độ tuổi sinh đẻ đối với mỳ ăn liền được sản xuất từ bột mỳ tăng cường vi chất.
2. Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu năng lượng trường diễn ở nữ công nhân tại khu công nghiệp nhẹ tỉnh Vĩnh phúc.
3. Đánh giá hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm và thiếu acid folic ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ sau khi sử dụng mì ăn li ền tăng cường vi chất.
Giả thuyết nghiên cứu:
1. Mỳ ăn liền sản xuất từ bột mỳ tăng cường vi chất có các giá trị dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế, có đặc tính cảm quan tốt và được người sử dụng chấp nhận.
2. Thiếu máu, thiếu năng lượng trường diễn là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nữ công nhân các nhà máy công nghiệp hiện nay.
3. Nữ công nhân thiếu máu, tiêu thụ mỳ ăn liền sản xuất từ bột mỳ tăng cường vi chất, sẽ được cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm và acid folic