ThS32.023_Hậu phương bắc kạn trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945-1954)
1. Lý do chọn đề tài
Sau 9 năm kháng chiến đầy hy sinh gian khổ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1945-1954) đã thắng lợi vẻ vang. Đây là thắng lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng Tám, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chấm dứt hẳn ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới, thời kì xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, hoàn thành độc lập dân tộc, dân chủ và thống nhất đất nước.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) của nhân dân Việt Nam thắng lợi đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có bài học xây dựng hậu phương, căn cứ địa của cuộc kháng chiến. Thắng lợi oanh liệt về quân sự của quân và dân ta trên chiến trường
trong 9 năm kháng chiến là thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và củng cố chế độ dân chủ cộng hoà, xây dựng và củng cố hậu phương vững mạnh mọi mặt.
Hậu phương là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh. Nếu không có hậu phương vững mạnh đảm bảo sự chi viện thường
xuyên về lực lượng, của cải và tinh thần, chính trị cho tiền tuyến thì không một quân đội nào có thể thắng lợi. Một hậu phương vững mạnh là một hậu phương có chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội tiên tiến, đáp ứng được các yêu cầu của cuộc kháng chiến.
Tỉnh Bắc Kạn trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố “địa lợi, nhân hoà” – đã được Trung ương Đảng, Chính phủ chọn để xây dựng căn cứ địa. Cùng với các huyện Định Hoá, Đại Từ (Thái Nguyên), Yên Sơn, Sơn Dương (Tuyên Quang), huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) là nơi Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ tổng Tham mưu đặt đại bản doanh để lãnh đạo cuộc kháng chiến của cả dân tộc.
Trong thời gian 9 năm kháng chiến (1945 – 1954), một số xã phía nam và Tây nam huyện Chợ Đồn còn là nơi đặt các cơ quan, kho t àng, xưởng máy của Trung ương. Trong những năm 1950 – 1951 có các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ đóng. Quân và dân các dân tộc Bắc Kạn đã anh dũng chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng quê hương, góp phần bảo vệ an toàn các cơ quan Trung ương, kho tàng, xưởng máy, bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến, căn cứ địa Việt Bắc, góp phần cùng quân và dân Việt Bắc và đồng bào cả nước làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến phát triển sang giai đoạn mới.
Trong quá trình vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã ra sức xây dựng hậu phương vững mạnh mọi mặt và đã phát huy vai trò to lớn của hậu phương đối với thắng lợi cuộc kháng chiến của dân tộc. Do vậy tôi đã chọn: “Hậu phương Bắc Kạn trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ