Sunday, March 26, 2023
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Lịch sử

Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người việt ở đồng bằng sông cửu long trong quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm

admin by admin
May 6, 2016
in Lịch sử, Tiến Sĩ
0
Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội

Luận án tiến sĩ lịch sử

611
SHARES
3.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA34.003_Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người việt ở đồng bằng sông cửu long trong quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm


Hiện nay, tuy Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và kết quả là tỷ trọng của ngành nông nghiệp đã giảm dần trong cơ cấu tổng sản phẩm. Năm 2008, cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 22,2%, trong khi đó ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 39,8% và dịch vụ chiếm 38% [7,tr.16], [63, tr.38]. Tuy tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp đ ã giảm trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc gia nhưng lực lượng lao động tham gia trong lĩnh vực này vẫn chiếm một tỷ lệ quan trọng. Đến năm 2009, cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 51,92% [63, tr. 25]. Ngoài ra, trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, với tiềm năng to lớn của nông nghiệp của Việt Nam như hiện nay thì nông nghiệp và nông dân vẫn là những vấn đề quan trọng.

Với đặc điểm tự nhiên là một vùng đồng bằng trù phú, thường xuyên được dòng sông Mê Kông bồi đắp phù sa, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Trong bối cảnh ngày càng tham gia mạnh mẽ vào thị trường thế giới, vùng đất này đã có những thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Với những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, sự tự do hóa thương mại, và những tiến bộ về khoa học kỹ thuật hiện nay, các hoạt động kinh tế đa dạng của vùng đã và đang hướng về sản xuất thị trường. Sản xuất nông nghiệp thương mại giá trị cao ngày càng gia tăng về quy mô và cường độ. Kết quả là, tuy chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên của cả nước, khoảng 30% diện tích đất nông nghiệp và 21% dân số nhưng hàng năm đồng bằng này cung cấp 50% sản lượng lúa gạo, 90% lượng gạo xuất khẩu, 80% sản lượng thủy sản, 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, và 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng góp khoảng 18% GDP cả nước [4, tr. 17], [168]. Đi cùng với những con số tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô là thực tế ĐBSCL không thể chỉ được hình dung như một vùng sản xuất nông nghiệp với những nông dân quanh năm chỉ biết có công việc đồng ruộng cố hữu mà nơi đây đã có những biến đổi sâu sắc trên nhiều phương diện. Trong các phương thức mưu sinh của các cư dân tại đây, những thay đổi cũng đã biểu hiện rất sâu sắc.

Trong những thập kỷ qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã trở thành một hiện tượng nổi bật của vùng. Thế nhưng, đi cùng với sự chuyển đổi phương thức mưu sinh mạnh mẽ hướng về thị trường này thì tình trạng sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua ở ĐBSCL lại nổi bật với những hiện tượng điệp khúc “trồng – chặt,” “trúng mùa – rớt giá,” người nông dân thường xuyên thay đổi phương thức mưu sinh của mình theo nhịp điệu biến động của nhu cầu thị trường.

Thật vậy, nông dân ĐBSCL thường được đánh giá là nhanh nhạy trong việc đáp ứng với thị trường và đây cũng được cho là nguyên do của sự chuyển dịch tự phát, và điệp khúc chuyển đổi mưu sinh chưa có hồi kết [62, tr.8]. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã và đang diễn ra mạnh mẽ với nhiều mô hình chuyển dịch từ đối tượng trồng trọt này sang đối tượng trồng trọt khác, từ trồng trọt sang chăn nuôi, hay từ đối tượng chăn nuôi này sang đối tượng chăn nuôi khác. Trong các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL, có thể nói mô hình chuyển dịch từ trồng lúa năng suất thấp sang nuôi tôm thương mại trong những năm qua là một trong những mô hình diễn ra mạnh mẽ và quy mô nhất, làm thay đổi nhiều khía cạnh của vùng ĐBSCL trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và sinh thái.

Trong lĩnh vực nuôi tôm có ba mô hình chuyển dịch chủ yếu: lúa-tôm, rừng- tôm và muối-tôm. Giống tôm được nuôi chủ yếu hiện nay ở vùng ĐBSCL là tôm sú (black tiger shrimp, Penaeus Monodon) và tôm thẻ chân trắng (white-leg shrimp, Penaeus Vannamei). Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức về diện tích chuyển dịch của từng loại mô hình cho cả vùng ĐBSCL hiện nay nhưng có bằng chứng cho thấy mô hình chuyển từ lúa – tôm là hình thức phổ biến nhất trong các loại hình chuyển dịch sang nuôi tôm. Vào năm 2001, (giai đoạn chuyển dịch sang nuôi tôm ồ  ạt ở
ĐBSCL), trong tổng số 127.899 ha nuôi tôm của cả vùng thì diện tích mô hình chuyển dịch lúa-tôm đã là 118.000 ha. Mô hình này đặc biệt phát triển ở những vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ canh tác lúa một vụ không hiệu quả sang độc canh tôm hay tôm – lúa luân canh [49, tr.7]. Hay theo thống kê của Sở Thủy sản Cà Mau, vào năm 2004, trong tổng số 247.510 ha diện tích nuôi tôm của toàn tỉnh thì chỉ tính riêng diện tích chuyển đổi từ lúa sang tôm theo sau chính sách khuyến khích của chính quyền địa phương đã là 130.000 ha [62, tr.8].

Ở các cộng đồng nông dân thực hiện việc chuyển dịch từ lúa sang tôm đã diễn ra một sự chuyển biến mạnh mẽ về phương thức sinh kế của nông dân trên các khía cạnh sinh thái và hiệu quả kinh tế. Người dân tại những vùng đất này, do điều kiện sinh thái đặc thù của vùng giao thoa giữa đất liền và biển với sáu tháng nước ngọt và sáu tháng nước mặn, trước khi chuyển sang nuôi tôm, một năm người nông dân đa phần chỉ có thể làm được một vụ lúa và do vậy năng suất không cao. So với các vùng chuyên canh lúa vốn hàng năm có thể sản xuất từ hai đến ba vụ thì những vùng nước lợ này, trong thời đại hoàng kim của xuất khẩu gạo, đã không thể tham gia tích cực vào quá trình sản xuất hàng hóa cho thị trường. Thế nhưng trong điều kiện mới về nhu cầu thị trường, chính sách nhà nước, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, và lợi thế so sánh tự nhiên thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là con tôm, một mặt hàng có giá trị cao, những vùng nước lợ này đã bắt đầu gia nhập mạnh mẽ vào sản xuất thị trường. Đối với trồng lúa, sản phẩm làm ra có thể một phần phục vụ cho nhu cầu lương thực của gia đình, một phần tham gia thị trường để trang trải các chi phí khác của hộ gia đình. Thế nhưng đối với hình thức nuôi tôm, sản phẩm làm ra chủ yếu để tham gia thị trường. Do tính siêu lợi nhuận của tôm so với lúa nên hình thức chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ lúa sang tôm đã được xem như một lời giải cho bài toán giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế ở những vùng đất này.

Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc chuyển từ trồng lúa với chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế thấp sang nuôi tôm với vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế cao và phụ thuộc mạnh mẽ vào thị trường, nông dân cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong phương thức sinh kế mới này. Việc chấp nhận những rủi ro này có thể vừa là một con đường dẫn đến sự tăng trưởng về kinh tế cho người nông dân nhưng cũng vừa có thể là một thảm họa cho đời sống của họ. Ngoài ra, các cộng đồng cư dân sản xuất nông nghiệp này từ lâu cũng đã hình thành một hình thức tổ chức xã hội nhất định với các mối quan hệ xã hội đặc trưng. Đặc điểm tổ chức xã hội của cư dân vùng ĐBSCL thường được các nhà nghiên cứu nhận diện là “mở” hay “ít chất kết dính.”

Xuất phát từ mối quan tâm về bản chất hiện tượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra ở vùng đất năng động này và đặc điểm các mối quan hệ xã hội của cộng đồng cư dân tại đây cùng với vai trò của chúng trong cuộc sống người dân, chúng tôi chọn vấn đề “Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm” làm đề tài nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu bản chất hành vi kinh tế của nông dân cùng với các quan hệ xã hội của cộng đồng nông dân trong bối cảnh tham gia mạnh mẽ vào sản xuất thị trường, áp dụng các yếu tố khoa học kỹ thuật mới và sự hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những kết quả nghiên cứu sẽ là những kiến thức và sự hiểu biết ở mức độ vi mô để làm cơ sở nhận diện đánh giá các vấn đề ở tầm vĩ mô có liên quan đặc biệt là chính sách nông nghiệp

LA34.003_Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người việt ở đồng bằng sông cửu long trong quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm

Previous Post

Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn ở Việt Nam

Next Post

Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện phú lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Luận văn thạc sĩ kinh tế

Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện phú lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Giải pháp nhân sự  Công ty Hệ thống thông tin FPT

Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại

September 27, 2016
Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị

Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

August 15, 2015
Thiết kế và xây dựng để nâng cao chất lượng các công trình thoát nước nhỏ trên đường ô tô

Nghiên cứu phương pháp tính toán nền đắp có gia cường bằng vải địa kỹ thuật trong các công trình xây dựng đường ô tô ở Việt Nam

October 28, 2015
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.