Friday, February 26, 2021
  • Home
  • About
  • Viết thuê luận văn
  • Luận Án Tiến Sĩ
Download Luận Văn
Advertisement
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
  • Luận Văn – Luận Án
  • Download
    • Đại Học – Cao Đẳng
      • Công Nghệ – Môi Trường
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kinh Tế – Quản Lý
      • Kinh Tế Thương Mại
      • Kỹ Thuật
      • Lý Luận Chính Trị
      • Nông-Lâm-Ngư
      • Y Khoa – Dược
    • Thạc Sĩ – Cao Học
      • Công Nghệ Thông Tin
      • Khoa Học Tự Nhiên
      • Khoa Học Xã Hội
      • Kiến Trúc – Xây Dựng
      • Kinh Tế
      • Kỹ Thuật
      • Luật
      • Nông – Lâm – Ngư
      • Sư Phạm
      • Y Dược – Sinh Học
    • Tiến Sĩ
    • Báo Cáo Khoa Học
    • Tiểu Luận
  • Hướng Dẫn
  • Tin chuyên ngành
No Result
View All Result
Download Luận Văn
No Result
View All Result
Home Tiến Sĩ Quản lý công

Giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam hiện nay

admin by admin
October 28, 2019
in Quản lý công, Tiến Sĩ
0
Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay
594
SHARES
3.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

You might also like

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

LA18.016_Giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam hiện nay

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Tham khảo thêm :

  • Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính
  • Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam hiện nay
  • Tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam
  • Hoàn thiện việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong hệ thống báo cáo…
  • Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong…
  • Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm ở Việt Nam
  • Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
  • Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ…
  • Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
  • Quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế của Giáo hội Công…

Làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn về Giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên, đánh giá thực trạng Giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam và đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

Một là, khảo cứu các công trình có nội dung liên quan đến Giáo dục pháp luật, GDPL đối với thanh tra viênchỉ ra những kết quả mà luận án kế thừa, những vấn đề chưa được nghiên cứu thấu đáo và xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Hai là, đưa ra được khái niệm, đặc điểm, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức GDPL cho đội ngũ TTV và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến Giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên

Ba là, đánh giá thực trạng, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong GDPL cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam hiện nay.

Bốn là, đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường Giáo dục pháp luật cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay là những công chức,sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan công an nhân dân đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra gồm TTV, TTVC, TTVCC (kể cả những TTV, TTVC, TTVCC được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan thanh tra nhà nước).

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Những vấn đề lý luận, thực tiễn GDPL cho đội ngũ TTV và những giải pháp tăng cường Giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam hiện nay.

Phạm vi về không gian: Thực hiện nghiên cứu GDPL cho đội ngũ thanh tra viên diễn ra trên phạm vi toàn quốc.

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng GDPL cho đội ngũ TTV từ năm 2011, là năm có Nghị định số 97/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/10/2011 “Quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra” đến nay.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, về xây dựng đội ngũ CBCC, về công tác thanh tra và GDPL cho CBCC, cho đội ngũ TTV ở Việt Nam; các quan điểm của Đảng được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội đại biểu VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII cũng như các văn bản pháp luật của Nhà nước ta về CBCC, về thanh tra, về GDPL. Đồng thời tác giả có tham khảo và kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài về GDPL.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp diễn dịch, quy nạp; Phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh; Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học.

Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh là phương pháp nghiên cứu chủ yếu, được sử dụng ở tất cả các chương của luận án;

Tại chương 1 các phương pháp này được sử dụng đánh giá các quan điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề luận án, chỉ ra những vấn đề cần kế thừa, phát triển và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Tại chương 2, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, hệ thống được sử dụng để giải quyết những vấn đề lý luận về GDPL, GDPL cho TTV.

Tại chương 3, để đánh giá thực trạng GDPL cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam hiện nay, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, khảo sát, điều tra xã hội học, so sánh và phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm khảo sát thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng GDPL cho đội ngũ TTV, chỉ ra những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.

Tại chương 4, các phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp để sử dụng khái quát các vấn đề đã được nghiên cứu ở các chương 1,2,3 của luận án để đưa ra các quan điểm, giải pháp tăng cường GDPL cho đội ngũ thanh tra viên ở nước ta hiện nay.

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

Giáo dục pháp luật cho đội ngũ TTV giữ vai trò quan trọng, góp phần quyết định chất lượng thực thi công vụ của TTV, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước. Chính vì vậy, nghiên cứu một cách tổng thể những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn GDPL cho đội ngũ TTV, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu:

1) Giáo dục pháp luật cho đội ngũ TTV đã được các nhà khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu như thế nào?

2) Giáo dục pháp luật cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay được thực hiện trên cơ sở những vấn đề lý luận nào?

3) Thực trạng GDPL cho đội ngũ TTV ở nước ta có những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế?

4) Để tăng cường GDPL cho đội ngũ TTV cần dựa trên cơ sở những quan điểm, giải pháp nào?

5.2. Giả thuyết nghiên cứu

– Giả thuyết 1: Về GDPL, GDPL cho đội ngũ TTV đã có một số công trình nghiên cứu, nhưng chưa toàn diện, hệ thống, còn nhiều vấn đề về GDPL cho đội ngũ TTV từ khía cạnh lý luận và thực tiễn chưa được nghiên cứu.

– Giả thuyết 2: Việc GDPL cho đội ngũTTV, phải dựa trên cơ sở nhận thức thống nhất, khoa học về GDPL cho đội ngũ TTV, dựa vào đặc điểm, vai trò, các yếu tố tác động đến GDPL cho TTV.

– Giả thuyết 3: Bên cạnh những kết quả đạt được, GDPL cho đội ngũ TTV ở nước ta còn nhiều bất cập về chương trình, nội dung, đội ngũ giảng viên, phương pháp, hình thức, cơ sở vật chất đảm bảo GDPL cho đội ngũ TTV.

– Giả thuyết 4: Để tăng cường GDPL cho đội ngũ TTV ở nước ta cần phải dựa trên cơ sở các quan điểm có tính toàn diện, hệ thống và các giải pháp cả về thể chế, tổ chức thực hiện GDPL cho đội ngũ TTV.

6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

6.1. Đóng góp mới của đề tài về mặt lý luận

Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về GDPL cho đội ngũ TTV ở phương diện lý luận, đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của GDPL cho đội ngũ TTV, góp phần làm rõ mục đích, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức và các yếu tố ảnh hưởng GDPL cho đội ngũ TTV.

Luận án đánh giá toàn diện về thực trạng GDPL cho đội ngũ TTV, chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.

Đề xuất quan điểm và giải pháp có tính thực tiễn, khả thi nhằm tăng cường GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay.

6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn và triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu

Với kết quả của luận án, tác giả hy vọng rằng, luận án sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho thanh tra viên; cho các cơ qua nhà nước trong hoàn thiện thể chế quy định về GDPL cho TTV và tổ chức thực hiện GDPL cho đội ngũ TTV.

7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; Nội dung luận án bao gồm:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở khoa học về giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên.

Chương 3: Thực trạng giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam hiện nay.

Chương 4: Quan điểm và giải pháp tăng cường giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam.

TẢI XUỐNG 。◕‿◕。

Nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Website: https://luanvanaz.com
Email: luanvanaz@gmail.com

Trang
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………….1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ………………………………………………………..8
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC……………………………….8
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận giáo dục pháp luật …………………..8
1.1.2. Công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức
và liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng thanh tra viên………………………………….13
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ THANH TRA VIÊN VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH TRA VIÊN …………………………..16
1.3. ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA LUẬN ÁN……………………………………………………………………………………………….19
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ……………….20
1.4.1. Những vấn đề lý luận cần tiếp tục nghiên cứu ……………………………….20
1.4.2. Những vấn đề thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu …………………………….20
Kết luận chương 1 …………………………………………………………………………………….21

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO
ĐỘI NGŨ THANH TRA VIÊN ………………………………………………………………..22
2.1. KHÁI QUÁT VỀ THANH TRA VIÊN ………………………………………………….22
2.1.1. Khái niệm thanh tra viên ……………………………………………………………22
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của đội ngũ thanh tra viên………….24
2.1.3. Tiêu chuẩn của thanh tra viên hiện nay…………………………………………28
2.1.4. Các đặc trưng của đội ngũ thanh tra viên………………………………………33
2.2. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ THANH TRA VIÊN……………….35
2.2.1. Quan niệm về giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ……………35
2.2.2. Vai trò và đặc thù của giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên …….40
2.2.3. Các yếu tố cấu thành giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ……48
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ THANH TRA VIÊN …………………………………………………………………………62

2.3.1. Thể chế về giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên………………..62
2.3.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự thực hiện hoạt động giáo dục
pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên……………………………………………………..63
2.3.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục pháp luật cho giảng
viên, báo cáo viên và đội ngũ thanh tra viên…………………………………………..64
2.3.4. Chất lượng chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp giáo
dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ……………………………………………….65
2.3.5. Vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan thanh tra nhà
nước và các cơ quan tham mưu của cơ quan thanh tra nhà nước………………..66
2.3.6. Ý thức học tập của thanh tra viên ………………………………………………..67
2.4. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ THANH TRA VIÊN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM ……………..68
2.4.1. Giáo dục pháp luật cho thanh tra viên ở Vương quốc Thụy Điển………….68
2.4.2. Giáo dục pháp luật cho thanh tra viên ở Vương quốc Anh……………….70
2.4.3. Giáo dục pháp luật cho thanh tra viên ở Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa (Trung Quốc)……………………………………………………………………………..71
Kết luận chương 2 …………………………………………………………………………………….73

Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ THANH TRA VIÊN VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ THANH TRA VIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……………………………………………………………………………………………..74
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỘI NGŨ THANH TRA VIÊN Ở VIỆT NAM………………74
3.1.1. Cơ cấu đội ngũ thanh tra viên……………………………………………………..74
3.1.2. Cơ cấu theo trình độ đào tạo pháp luật………………………………………….84
3.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ THANH TRA VIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY …………………………………………..94
3.2.1. Những kết quả đạt được …………………………………………………………….94
3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong GDPL cho đội ngũ
TTV ở Việt Nam……………………………………………………………………………..123
Kết luận chương 3 …………………………………………………………………………………..127

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ THANH TRA VIÊN Ở VIỆT NAM……………128
4.1. QUAN ĐIỂM TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ THANH TRA VIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY …………………………………128
4.1.1. Giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên cần dựa trên đường
lối chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam……………………….128

4.1.2. Giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên phải đảm bảo tính thường xuyên, liên tục, đồng bộ gắn với hoạt động thực tiễn cho mỗi thanh tra viên……….129
4.1.3. Giáo dục pháp luật đội ngũ thanh tra viên phải thực hiện theo chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm………………………………….130
4.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ THANH TRA VIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY …………………………………131
4.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, cơ
quan nhà nước về công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên …131
4.2.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế giáo dục pháp luật đội ngũ thanh tra viên……..133
4.2.3. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật cho
đội ngũ thanh tra viên……………………………………………………………………….135
4.2.4. Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ giảng viên, báo cáo viên….139
4.2.5. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, tài chính và thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm về giáo dục pháp luật đối với đối
với đội ngũ thanh tra viên………………………………………………………………….141
4.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục pháp luật
cho đội ngũ thanh tra viên …………………………………………………………………143
Kết luận chương 4 …………………………………………………………………………………..146

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………..147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ………………………………149
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………150
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCC Cán bộ, công chức

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT Công nghệ thông tin

CQNN Cơ quan nhà nước

GDPL Giáo dục pháp luật

PBGDPL Phổ biến, Giáo dục pháp luật

GTVT Giao thông vận tải

KHCN Khoa học công nghệ

KNTC Khiếu nại, tố cáo

PCTN Phòng, chống tham nhũng

QLNN Quản lý nhà nước

TNMT Tài nguyên môi trường

TTV Thanh tra viên

TTVC Thanh tra viên chính

TTVCC Thanh tra viên cao cấp

VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật

XHCN Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Cơ cấu theo ngạch của đội ngũ TTV qua các năm………………………….74
Bảng 3.2. Thống kê cơ cấu phân theo ngạch của đội ngũ TTV của một số cơ
quan Thanh tra tỉnh năm 2017 ……………………………………………………76
Bảng 3.3. Đội ngũ TTV theo ngạch tại một số cơ quan tác giả tiến hành khảo
sát bằng bảng hỏi ……………………………………………………………………..77
Bảng 3.4. Cơ cấu tuổi của đội ngũ thanh tra viên tại các cơ quan được tiến
hành khảo sát năm 2017…………………………………………………………….79
Bảng 3.5. Thống kê cơ cấu TTV các tỉnh theo trình độ đào tạo………………………80
Bảng 3.6. Thống kê trình độ đào tạo của đội ngũ TTV tại một số cơ quan
khảo sát ………………………………………………………………………………….81
Bảng 3.7. Thống kê đội ngũ TTV theo trình độ lý luận chính trị tại các cơ
quan thanh tra được khảo sát năm 2017 ……………………………………….82
Bảng 3.8. Thống kê trình độ tin học của đội ngũ TTV ở một số cơ quan được
khảo sát năm 2017 ……………………………………………………………………83
Bảng 3.9. Thống kê trình độ tiếng Anh tại các cơ quan thanh tra được khảo
sát năm 2017……………………………………………………………………………83
Bảng 3.10. Thống kê trình độ đào tạo chuyên ngành Luật của đội ngũ TTV
của một số cơ quan Thanh tra tỉnh năm 2017 ………………………………..85
Bảng 3.11. Thống kê trình độ đào tạo chuyên ngành Luật phân theo ngạch
thanh tra viên của một số tỉnh năm 2017………………………………………87
Bảng 3.12. Thống kê số lớp Bồi dưỡng pháp luật của Trường Cán bộ Thanh
tra tổ chức từ năm 2011-2018 …………………………………………………..103
Bảng 3.13. Thống kê công tác đào tạo về kỹ năng tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, nghiệp vụ PCTN của Trường Cán bộ Thanh tra
từ tháng 5 – 10/2017 ……………………………………………………………….104
Bảng 3.14. Số lượng lớp học, học viên của Trường Cán bộ Thanh tra phân
theo đối tượng ngạch TTV qua các năm 2011-2018……………………..114
Bảng 3.15. Các nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ TTV ………………………………….119
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát đánh giá về hình thức GDPL cho đội ngũ TTV
nên được tích cực triển khai trong thời gian tới……………………………123

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phản ánh sự biến thiên của số lượng lao động ngành
Thanh tra những năm qua……………………………………………………..75
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu ngạch TTV trong các cơ quan Thanh tra cấp tỉnh …………..77
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu theo ngạch của TTV tại Thanh tra Chính phủ, 4 Cơ quan Thanh tra bộ, 5 cơ quan Thanh tra sở, 5 cơ quan Thanh
tra huyện ……………………………………………………………………………78
Biểu đồ 3.4. Thống kê quy mô đội ngũ TTV theo chuyên ngành đào tạo của
một số tỉnh năm 2017 …………………………………………………………..86
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thống kê tỉ lệ % TTV có trình độ đào tạo chuyên ngành luật phân theo ngạch thanh tra của một số tỉnh năm
2017 ………………………………………………………………………………….88
Biểu đồ 3.6. Kết quả khảo sát về chủ thể giáo dục pháp luật cho đội ngũ
TTV ở Việt Nam ……………………………………………………………….112
Biểu đồ 3.7. Kết quả khảo sát đánh giá về trang thiết bị, cơ sở vật chất của
các cơ sở GDPL cho đội ngũ TTV………………………………………..113
Biểu đồ 3.8. Thống kê số lượng các lớp dành cho đối tượng TTV tại trường
Cán bộ Thanh tra từ 2011-2018 ……………………………………………115
Biểu đồ 3.9. Thống kê số lượng các lớp dành cho đối tượng TTVC tại trường Cán bộ Thanh tra từ 2011-2018………………………………….115
Biểu đồ 3.10. Thống kê số lượng các lớp dành cho đối tượng TTV, TTVC, TTVCC tại trường Cán bộ Thanh tra từ 2011-2018 …………………116
Biểu đồ 3.11. Kết quả nhận thức của đội ngũ TTV về vai trò của giáo dục
pháp luật…………………………………………………………………………..118
Biểu đồ 3.12. Đánh giá sự phù hợp giữa nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam hiện
nay so với nhu cầu, mong muốn của TTV ……………………………..120
Biểu đồ 3.13. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục pháp
luật cho đội ngũ thanh tra viên……………………………………………..120
Biểu đồ 3.14. Đánh giá tính hiệu quả của các phương pháp giáo dục pháp
luật cho đội ngũ thanh tra viên……………………………………………..121
Biểu đồ 3.15. Đánh giá sự phù hợp về trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy chuyên đề về
giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên…………………………124

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Những năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt: chính trị ổn định, kinh tế có những bước phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, an ninh quốc phòng được giữ vững, ngoại giao được mở rộng. Cùng với việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề bức thiết của xã hội, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ, nền hành chính nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, từng bước chính quy, hiện đại mà một trong những trọng tâm là đảm bảo tính thượng tôn Hiến pháp, Luật, coi pháp luật là công cụ đắc lực và sắc bén để quản lý, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Trong những năm tới, đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội” [12].
Trong thực tiễn hoạt động QLNN, GDPL là một giai đoạn, mắt xích quan trọng trong quá trình công chức thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao. Giáo dục pháp luật chính là cầu nối để chuyển tải và đưa pháp luật vào cuộc sống, giúp các cơ quan, các tổ chức, đơn vị, người dân trong xã hội nhận biết, hiểu rõ và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Nhận thức được ý nghĩa, vai trò quan trọng của GDPL, những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đưa GDPL là một nội dung giảng dạy, bồi dưỡng chính yếu cho CBCC, viên chức.
Thanh tra là công cụ đắc lực đảm bảo sự trong sạch, vững mạnh của bộ máy hành chính nhà nước. Hoạt động của hệ thống thanh tra nhà nước góp phần xem xét, phát hiện và ngăn chặn những việc làm trái với quy định của pháp luật. Thanh tra
viên là một bộ phận cấu thành đội ngũ công chức ở Việt Nam, làm việc trong các cơ

1

quan thanh tra. Để thực hiện có hiệu lực, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao cho cơ quan thanh tra và nhiệm vụ của chính bản thân TTV đòi hỏi họ phải thông hiểu rõ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và đặc biệt là pháp luật của Nhà nước. Do vậy, việc GDPL cho đội ngũ TTV là một yêu cầu cần thiết, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của TTV.
Thực tiễn những năm qua, công tác GDPL cho đội ngũ TTV được Đảng, Nhà nước và đặc biệt là Chính phủ hết sức chú trọng. Từ đó, các hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, KNTC, PCTN hay các khóa học đào tạo, bồi dưỡng có nội dung GDPL cho đội ngũ TTV thường xuyên được ngành thanh tra và cơ quan, các tổ chức, đơn vị tổ chức định kỳ và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như: Nội dung GDPL chưa bám sát vị trí việc làm của TTV; Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu nâng cao năng lực thực hiện thi pháp luật, công vụ của TTV; Chương trình, tài liệu phục vụ GDPL cho đội ngũ TTV chưa bám sát tiêu chuẩn, chức trách, ngạch bậc, nhiệm vụ của TTV; Chưa chú trọng hình thành kỹ năng pháp luật về thanh tra cũng như bản lĩnh chính trị, pháp lý, tầm nhìn của TTV trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ nhân dân; Giáo dục pháp luật cho đội ngũ TTV còn mang tính hình thức, thiếu chủ động, kịp thời; Đội ngũ làm công tác tuyên truyền, GDPL cho TTV còn mỏng, chuyên môn thường gắn với công tác quản lý nên chưa phát huy hết trách nhiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ; trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và chính quyền các cấp trong công tác quản lý, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPL chưa cao.
Mặt khác, trong hoạt động thực thi công vụ vẫn còn tình trạng một số TTV không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận của mình, có trường hợp vi phạm pháp luật, điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân là do ý thức pháp luật còn hạn chế.
Trước bối cảnh xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ; xây dựng nền hành chính nhà nước tinh gọn, trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, từng bước chính
quy, hiện đại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần phải

2

không ngừng hoàn thiện và tăng cường GDPL cho đội ngũ TTV. Để từ đó xây dựng đội ngũ TTV Việt Nam không những có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, có kỷ luật lao động mà còn am hiểu pháp luật nói chung đặc biệt am hiểu tường tận pháp luật về thanh tra, giải quyết KNTC, PCTN và các văn bản pháp lý khác có liên quan để hoàn thành tốt công vụ của mình và vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành thanh tra. Xuất phát từ những lý do nói trên, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp tăng cường GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay là cần thiết, khách quan, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Thực tiễn, vấn đề GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh nhất định. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện ở cấp độ luận án tiễn sĩ về GDPL cho đội ngũ TTV ở phương diện khoa học quản lý công.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Quản lý công.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn về GDPL cho đội ngũ TTV, đánh giá thực trạng GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam và đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

Một là, khảo cứu các công trình có nội dung liên quan đến GDPL, GDPL đối với TTV chỉ ra những kết quả mà luận án kế thừa, những vấn đề chưa được nghiên cứu thấu đáo và xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Hai là, đưa ra được khái niệm, đặc điểm, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức GDPL cho đội ngũ TTV và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến GDPL cho đội ngũ TTV.
Ba là, đánh giá thực trạng, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

của những ưu điểm, hạn chế trong GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay.

3

Bốn là, đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay là những công chức,sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan công an nhân dân đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra gồm TTV, TTVC, TTVCC (kể cả những TTV, TTVC, TTVCC được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan thanh tra nhà nước).
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Những vấn đề lý luận, thực tiễn GDPL cho đội ngũ

TTV và những giải pháp tăng cường GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay.

Phạm vi về không gian: Thực hiện nghiên cứu GDPL cho đội ngũ TTV diễn ra trên phạm vi toàn quốc.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng GDPL cho đội ngũ TTV từ năm

2011, là năm có Nghị định số 97/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/10/2011 “Quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra” đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, về xây dựng đội ngũ CBCC, về công tác thanh tra và GDPL cho CBCC, cho đội ngũ TTV ở Việt Nam; các quan điểm của Đảng được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội đại biểu VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII cũng như các văn bản pháp luật của Nhà nước ta về CBCC, về thanh tra, về GDPL. Đồng thời tác giả có tham khảo và kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài về GDPL.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp diễn dịch, quy nạp; Phương
pháp hệ thống, phương pháp so sánh; Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học.

4

Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh là phương pháp nghiên cứu chủ yếu, được sử dụng ở tất cả các chương của luận án;
Tại chương 1 các phương pháp này được sử dụng đánh giá các quan điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề luận án, chỉ ra những vấn đề cần kế thừa, phát triển và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Tại chương 2, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, hệ thống được sử dụng để giải quyết những vấn đề lý luận về GDPL, GDPL cho TTV.
Tại chương 3, để đánh giá thực trạng GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, khảo sát, điều tra xã hội học, so sánh và phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm khảo sát thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng GDPL cho đội ngũ TTV, chỉ ra những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.
Tại chương 4, các phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp để sử dụng khái quát các vấn đề đã được nghiên cứu ở các chương 1,2,3 của luận án để đưa ra các quan điểm, giải pháp tăng cường GDPL cho đội ngũ TTV ở nước ta hiện nay.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

Giáo dục pháp luật cho đội ngũ TTV giữ vai trò quan trọng, góp phần quyết định chất lượng thực thi công vụ của TTV, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước. Chính vì vậy, nghiên cứu một cách tổng thể những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn GDPL cho đội ngũ TTV, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu:
1) Giáo dục pháp luật cho đội ngũ TTV đã được các nhà khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu như thế nào?
2) Giáo dục pháp luật cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay được thực hiện trên cơ sở những vấn đề lý luận nào?
3) Thực trạng GDPL cho đội ngũ TTV ở nước ta có những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế?
4) Để tăng cường GDPL cho đội ngũ TTV cần dựa trên cơ sở những quan

điểm, giải pháp nào?

5

5.2. Giả thuyết nghiên cứu

– Giả thuyết 1: Về GDPL, GDPL cho đội ngũ TTV đã có một số công trình nghiên cứu, nhưng chưa toàn diện, hệ thống, còn nhiều vấn đề về GDPL cho đội ngũ TTV từ khía cạnh lý luận và thực tiễn chưa được nghiên cứu.
– Giả thuyết 2: Việc GDPL cho đội ngũTTV, phải dựa trên cơ sở nhận thức thống nhất, khoa học về GDPL cho đội ngũ TTV, dựa vào đặc điểm, vai trò, các yếu tố tác động đến GDPL cho TTV.
– Giả thuyết 3: Bên cạnh những kết quả đạt được, GDPL cho đội ngũ TTV ở nước ta còn nhiều bất cập về chương trình, nội dung, đội ngũ giảng viên, phương pháp, hình thức, cơ sở vật chất đảm bảo GDPL cho đội ngũ TTV.
– Giả thuyết 4: Để tăng cường GDPL cho đội ngũ TTV ở nước ta cần phải dựa trên cơ sở các quan điểm có tính toàn diện, hệ thống và các giải pháp cả về thể chế, tổ chức thực hiện GDPL cho đội ngũ TTV.
6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

6.1. Đóng góp mới của đề tài về mặt lý luận

Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về GDPL cho đội ngũ TTV ở phương diện lý luận, đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của GDPL cho đội ngũ TTV, góp phần làm rõ mục đích, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức và các yếu tố ảnh hưởng GDPL cho đội ngũ TTV.
Luận án đánh giá toàn diện về thực trạng GDPL cho đội ngũ TTV, chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.
Đề xuất quan điểm và giải pháp có tính thực tiễn, khả thi nhằm tăng cường

GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay.

6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn và triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu
Với kết quả của luận án, tác giả hy vọng rằng, luận án sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho thanh tra viên; cho các cơ qua nhà nước trong hoàn thiện thể chế quy định về GDPL cho TTV và tổ chức thực hiện GDPL cho đội ngũ TTV.

6

7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; Nội dung luận án bao gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở khoa học về giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên.

Chương 3: Thực trạng giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt

Nam hiện nay.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp tăng cường giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam.

7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CÁC VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Về giáo dục pháp luật nói chung và GDPL cho đội ngũ CBCC ở nước ta, trong đó có TTV trong những năm qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở những cấp độ, phương diện khác nhau. Các công trình nghiên cứu đó được nhóm thành các nội dung sau:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận giáo dục pháp luật

Những công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về GDPL có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì chúng tạo cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về GDPL gắn với các đối tượng cụ thể. Xét trên phương diện này, có thể kể ra các công trình nghiên cứu sau đây:
Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam [16]. Đây là một trong số ít công trình nghiên cứu đầu tiên về giáo dục ý thức pháp luật, trong đó, tác giả phân tích những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật, như khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của ý thức pháp luật; khảo sát tình hình GDPL ở Việt Nam, chỉ ra những điểm tích cực, hạn chế của công tác này và đề xuất những giải pháp cho công tác GDPL tại Việt Nam.Công trình giúp cho nghiên cứu sinh nhận thức rõ hơn về công tác GDPL tại Việt Nam.
Bàn về giáo dục pháp luật [44], cuốn sách chuyên khảo đề cập một cách hệ thống các vấn đề về GDPL trên phương diện lý luận: chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức GDPL… và nêu lên các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDPL.
Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX-07-17, Hà Nội [56]. Tập thể tác giả đề tài này đã luận chứng tính cấp thiết của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Để làm được điều đó thì nhất thiết phải dựa trên những cơ sở khoa học nhất định.
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật [53]. Trong cuốn giáo trình này,

các tác giả có dành một tiết thuộc Chương XVIII- Ý thức pháp luật để viết về vấn

8

đề bồi dưỡng và giáo dục nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa.Theo đó, GDPL là sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Trên cơ sở đó, các tác giả nêu lên các biện pháp giáo dục để nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Cuốn sách này giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn lý luận về nhà nước và pháp luật, trong đó có ý thức pháp luật.
Tiếp cận vấn đề, làm rõ những sự khác biệt giữa GDPL và ý thức pháp luật, bài báo “Giáo dục pháp luật hay giáo dục ý thức pháp luật?” theo đó, trên diễn đàn khoa học pháp lý, khoa học hành chính từ trước đến nay thường tồn tại song song hai khái niệm: “giáo dục pháp luật” và “giáo dục ý thức pháp luật” [21]. Hai khái niệm này có khi được dùng tách rời nhau như hai khái niệm riêng biệt, có khi lại được sử dụng đi liền nhau theo kiểu “giáo dục pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật”; đồng thời, có sự nhầm lẫn, hoán đổi hoặc đồng nhất nội hàm của hai khái niệm này. Từ sự so sánh, đối chiếu về mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức GDPL và giáo dục ý thức pháp luật, tác giả đi đến kết luận rằng, trong khoa học pháp lý cần thống nhất sử dụng khái niệm “giáo dục pháp luật” làm khái niệm chuẩn; hết sức hạn chế nếu không nói là không nên sử dụng khái niệm “giáo dục ý thức pháp luật”. Còn khi muốn nhấn mạnh ý thức pháp luật thì có thể nói “giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật” cho một đối tượng hoặc nhóm đối tượng cụ thể. Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu liên quan đến GDPL nói chung như: Một số vấn đề giáo dục pháp luật ở miền núi; Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay; Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở nước ta – thực trạng và giải pháp; Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới…
Trong các đề tài khoa học, công trình nghiên cứu, bài báo khoa học kể trên, các tác giả đã phác họa rõ nét một bức tranh về GDPL, xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật của con người Việt Nam. Bên cạnh đó, các đề tài, công trình trên cũng đã khái quát lý luận về GDPL, như mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL nhằm cung cấp, trang bị những kiến thức
pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho các tầng lớp xã hội.

9

Ngoài ra, có thể kể đến những đề tài khoa học, công trình nghiên cứu, như: Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay [40]. Luận án này là một trong số những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận, nội dung, cấu trúc GDPL nói chung, đặc biệt là GDPL trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Qua đó chỉ ra sự khác biệt và tính độc lập tương đối giữa nó với các dạng giáo dục khác liên quan như giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa… Luận án đã chỉ ra được các đặc thù cơ bản của GDPL trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề về mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp. Tuy nhiên, luận án chưa làm rõ vấn đề về chủ thể GDPL cũng như các yếu tố tác động, bảo đảm hiệu quả GDPL tại các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Giáo dục pháp luật cho đội ngũ CBCC hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [31]. Trong công trình của mình, tác giả luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về GDPL cho CBCC hành chính với các nội dung như: khái niệm về GDPL nói chung và GDPL cho CBCC hành chính nói riêng; chỉ ra vai trò của GDPL cho đội ngũ CBCC hành chính; luận giải các thành tố của GDPL cho đội ngũ CBCC hành chính (mục đích, mục tiêu; chủ thể; đối tượng; nội dung, phương pháp và hình thức GDPL cho đội ngũ CBCC hành chính). Nổi bật trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra những lập luận, phân tích có giá trị về đặc trưng của GDPL đối với CBCC hành chính trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam xuất phát từ bản chất thượng tôn pháp luật; xác lập trách nhiệm của CBCC đối với hiệu quả công vụ… Nội dung luận án là công trình có giá trị tham khảo lớn khi nghiên cứu sinh nghiên cứu, làm rõ lý luận cơ bản về GDPL.
Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam [13]. Cùng với sự phát triển nhanh chóng kinh tế – xã hội là tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp, nghiêm trọng. Trong đó, một số lượng không nhỏ các vụ vi phạm pháp luật do học sinh, sinh viên gây ra. Nội dung luận án góp phần bổ sung nhận thức lý luận về GDPL nói chung
và GDPL cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật nói riêng trong bối

10

cảnh mới gồm: khái niệm, phương pháp, đặc biệt là chủ thể thực hiện GDPL. Bên cạnh đó, với hệ thống số liệu tương đối đầy đủ, những đánh giá, kiến nghị của tác giả góp phần tăng cường hiệu quả GDPL cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam.
Giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam [29]. Trên cơ sở kế thừa lý luận về GDPL, tác giả luận án đã đưa ra khái niệm về GDPL cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam. Chỉ ra một số đặc điểm của GDPL cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam gồm: đối tượng, chủ thể tiến hành (nhà quản lý, cán bộ tư vấn, giáo viên…), nội dung, hình thức và phương pháp GDPL. Ngoài ra, luận án cũng chỉ ra được mục đích và vai trò của GDPL cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam như là nền tảng giúp học sinh biết được chuẩn mực hành động, hình thành động cơ, thói quen xử sự theo pháp luật, biết sử dụng pháp luật để bảo vệ bản thân. Các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, pháp lý… là những điều kiện đảm bảo hiệu quả GDPL cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam cơ bản đã được tác giả làm rõ trong luận án của mình.
Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay [48]. Đắk Lắk là một trong số những địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu sống sinh sống tại các vùng, địa bàn cao nguyên, hạn chế đối với tiếp cận pháp luật. Tác giả đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường GDPL cho người dân ở Đắk Lắk. Đối với nội dung lý luận, tác giả đã có cách tiếp cận khái niệm GDPL riêng của bản thân; luận giải khái niệm GDPL cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk cũng như những đặc điểm của nó. Ngoài ra, tác giả đã nêu ra vai trò của GDPL cho người dân Đắk Lắk gồm 3 vai trò chung và 2 vai trò riêng đặc thù. Xác định chủ thể GDPL gồm: (1) HĐND, UBND, cơ quan nhà nước, sở ban ngành của tỉnh Đắk Lắk; (2) Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội thành viên của tỉnh Đắk Lắk; (3) Các cơ quan thông tin, truyền thông báo chí tỉnh Đắk Lắk; (4) Hệ thống nhà trường và đội ngũ giáo viên; (5) Hệ thống già làng trưởng buôn và người đứng đầu dòng họ. Bên cạnh đó, tác giả đã có sự phân loại tương đối rõ ràng nhóm đối tượng người dân GDPL.
Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam [49].

Tiếp cận đối tượng GDPL là nhóm phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam,

11

trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả cơ bản đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về GDPL cho phạm nhân. Cụ thể, đối với cơ sở lý luận về giáo dục cho phạm nhân trong các trai giam, tác giả đã tiếp cận và luận giải khái niệm pháp luật theo khía cạnh khác nhau, từ nghĩa rộng, nghĩa hẹp cũng như tác động từ nguyên nhân khách quan, chủ quan. Sau đó, tác giả lập luận, đưa ra đặc trưng của GDPL cho phạm nhân như tính mục đích, tính có kế hoạch, tính “đối tượng đặc biệt”. Khẳng định những vai trò quan trọng của GDPL cho phạm nhân đối với việc định hướng, hình thành thái độ tích cực, xây dựng và củng cố niềm tin đối với pháp luật của phạm nhân. Ngoài ra, luận án cũng nêu rõ chủ thể GDPL cho phạm nhân là nhóm chủ thể giữ vai trò quản lý; nhóm chủ thể giữ vai trò thực hiện và nhóm chủ thể giữ vai trò trực tiếp thực hiện GDPL cho phạm nhân. Nội dung và phương pháp GDPL cũng rất đa dạng, gắn với đặc thù đối tượng là phạm nhân như việc hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù; quy tắc cơ bản, nếp sống trong trại giam; phương pháp nêu gương tiên tiến, điển hình… Dựa trên cơ sở lý luận, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng GDPL từ đó đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả GDPL cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam.
Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam [50]. Với phạm vi nghiên cứu rộng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, tác giả luận án đã có nhiều nỗ lực trong việc làm rõ lý luận về GDPL cho đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó, tác giả khẳng định GDPL cho đồng bào dân tộc Khmer gắn với truyền thống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán sản xuất của người dân nơi đây sao cho phù hợp với pháp luật hiện hành. Ngoài ra, tác giả cũng đã có những lập luận chỉ ra đặc trưng của GDPLcho đồng bào dân tộc Khmer như cơ cấu lứa tuổi, hướng phổ biến GDPL, phương pháp đặc thù, phù hợp… Luận án xác định rõ mục tiêu, đối tượng, chủ thể, phương pháp GDPL cho đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhấn mạnh GDPL hướng tới các mục tiêu về nhận thức, thái độ, tình cảm và xác lập hành vi xử sự đúng đắn. Hai nhóm chủ thể GDPL chính là chủ thể chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Đối tượng tiếp nhận GDPL được phân theo địa bàn cư trú, hoạt động nghề nghiệp, địa vị xã hội và mục tiêu, nhu cầu tiếp thu kiến thức pháp luật.
Các công trình kể trên ở những mức độ khác nhau đã tập trung nghiên cứu về

12

mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức GDPL cho các đối tượng cụ thể; đánh giá thực trạng, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như các hạn chế của công tác GDPL cho các đối tượng; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDPL; từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho các đối tượng. Các đề tài khoa học, công trình nghiên cứu kể trên cũng tập trung khảo sát những nét đặc thù về chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức GDPL cho các đối tượng xã hội cụ thể, chỉ ra thực trạng, những ưu điểm cũng như hạn chế, bất cập của công tác này, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, các nhân tố tác động đến GDPL và các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDPL. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đều có giá trị tham khảo đối với tác giả luận án ở chừng mực các nội dung có liên quan đến đề tài luận án; tuy nhiên điều quan trọng hơn là vấn đề GDPL cho đội ngũ TTV không có công trình nào đề cập.
1.1.2. Công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng thanh tra viên
Thanh tra viên là một loại công chức. Do vậy, lý luận về GDPL cho đội ngũ

TTV không nằm ngoài lý luận chung về GDPL cho CBCC.

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới [18]. Theo đó, GDPL trở thành đòi hỏi cấp bách của Nhà nước và xã hội, trước hết bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật trong sự nghiệp đổi mới. “Bản chất của giáo dục pháp luật là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành tri thức, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành với các hình thức, phương tiện phương pháp đặc thù”. Đề tài đã làm rõ một số phạm trù cơ bản về lý luận GDPL, đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động GDPL ở nước ta trên một số góc độ: nhận thức, nội dung, hình thức, phương tiện, phương pháp, đến tổ chức và chỉ đạo quá trình GDPL. Từ đó rút ra những thành công, thiếu sót và bài học kinh nghiệm của hoạt động GDPL. Nhóm tác giả cũng đề ra phương hướng và giải pháp đổi mới về tăng cường hiệu quả của hoạt động GDPL trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam, tập trung vào 4 lĩnh vực: PBGDPL qua các phương tiện thông tin đại chúng; Giáo dục pháp luật trong các nhà trường; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật qua hoạt động xét
xử của toà án; Tổ chức phối hợp trong tuyên truyền giáo dục pháp luật.

13

“Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay” [58]. Trong cuốn sách này, nhóm tác giả khẳng định GDPL với những phương thức khác nhau, trong đó có phổ biến GDPL giúp tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của người dân. Phổ biến, giáo dục pháp luật chính là phương tiện truyền tải những thông tin, những yêu cầu, nội dung và các quy định pháp luật đến với người dân, giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời. Đồng thời xác định yêu cầu đối với người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đó là có kiến thức pháp lý nhất định; có nhiệt tình, tâm huyết, tận tuỵ với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; có khả năng nói và viết; có khả năng hòa đồng và giao tiếp.
Cuốn sách “Xã hội học pháp luật” [20]. Tác giả khẳng định, tăng cường GDPL và bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật ở Việt Nam. Giáo dục pháp luật có hiệu quả cần xác định rõ mục đích, chủ thể, đối tượng, nội dung GDPL cũng như xác định đúng phương pháp và hình thức GDPL phù hợp.
Tiếp theo, có thể kể đến: Nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ công chức [5]. Tác giả bài báo đã chỉ ra những hạn chế, bất cập về thực trạng ý thức pháp luật của CBCC; từ đó, đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho CBCC. Công trình khoa học này là tài liệu tham khảo rất tốt cho công tác GDPL cho đội ngũ CBCC nước ta hiện nay. Một số ý kiến về đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn Lý luận nhà nước và pháp luật [6]. Ở công trình này, tác giả bàn về những yếu tố cơ bản trong cấu trúc của giáo dục ý thức pháp luật cần phải đổi mới. Đó là đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy. Điều này có ý nghĩa rất thiết thực trong công tác GDPL cho mọi đối tượng. Ngoài ra, tác giả này cũng có một bài viết khác có liên quan đến nội dung GDPL như: Một số ý kiến về nâng cao chất lượng và hiệu quả hệ thống hóa pháp luật ở nước ta hiện nay. Ở công trình này, tác giả đã chỉ ra được những bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam như sự chồng chéo hay chưa sạch, chưa tinh. Nội dung này rất có ý nghĩa trong công tác GDPL nói chung và GDPL cho CBCC hành chính nói riêng.
Giải pháp tăng cường pháp chế XHCN trong thực tiễn [5]. Tác giả cho rằng, pháp luật và pháp chế quan hệ biện chứng với nhau; pháp chế là việc “độc tôn” pháp luật của các chủ thể pháp luật. Một trong những biện pháp nhằm tăng cường pháp chế
chính là công tác GDPL cho các chủ thể pháp luật và nhất là GDPL cho CBCC.

14

Những công trình khoa học nghiên cứu về GDPL cho CBCC tiêu biểu thời gian gần đây khá sát với đề tài luận án như:
Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các Trường Chính trị ở nước ta hiện nay [15], Đề tài khoa học cấp Bộ. Nội dung của đề tài khoa học này phân tích cơ sở lý luận về GDPL; Vai trò, nhiệm vụ của các Trường Chính trị tỉnh đối với công tác GDPL cho CBCC tại các địa phương, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế; Trên cơ sở đó, tập thể tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng GDPL trong hệ thống các Trường Chính trị tỉnh ở nước ta.
Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ở nước ta hiện nay [8]. Trên nền tảng lý luận về ý thức pháp luật (khái niệm, đặc trưng, chủ thể ý thức pháp luật…), tác giả luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ở nước ta. Cụ thể, tác giả đã khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về ý thức pháp luật, quan niệm về cán bộ quản lý hành chính, phân tích đặc điểm, vai trò ý thức pháp luật của cán bộ quản lý hành chính. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra mối liên hệ, tác động ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức pháp luật; Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đưa ra phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ quản lý hành chính. Trong luận án của mình, tác giả khẳng định ý thức pháp luật của cán bộ quản lý hành chính có ảnh hưởng sâu rộng đến ý thức pháp luật của nhiều cá nhân, bộ phận khác trong xã hội. Vì thế cần nâng cao ý thức pháp luật của nhóm đối tượng này, và đây là hoạt động gắn với quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Cán bộ quản lý hành chính phải được bồi dưỡng, giáo dục kiến thức pháp luật, kiến thức quản lý, tùy theo chức vụ cụ thể để có hình thức giáo dục, bồi dưỡng pháp luật một cách hợp lý. Cùng với đó, cần kết hợp giữa bồi dưỡng, giáo dục kiến thức pháp luật với bồi dưỡng kiến thức chính trị, đạo đức, văn hóa cho CBCC.
Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay [17]. Luận án này được hoàn thành tại Học viện Hành chính (Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), trong đó tác giả luận bàn về giáo dục ý thức pháp luật chứ không phải giáo dục pháp luật. Mặc dù cũng bàn đến các vấn đề về chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục ý thức pháp luật gắn với đối
tượng CBCC; song về thực chất chúng đều dựa trên nền của GDPL.

15

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính [35]. Nội dung chính của đề tài cấp Bộ này, nhóm tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra; thực trạng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra. Qua đó đề xuất một số giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính. Tuy nội dung về GDPL cho đội ngũ TTV không phải là vấn đề nghiên cứu chính của đề tài nhưng một số cơ sở lý luận khoa học về cán bộ thanh tra là tài liệu tham khảo có giá trị lớn đối với nghiên cứu sinh.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ THANH TRA VIÊN VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH TRA VIÊN
The Ombudsman Enterprise and Administrative Justice của Trevor Buck, Richard Kirkham, Brian Thompson, Routledge, 2016 đề cập đến tiêu chuẩn TTV. Theo các tác giả, TTV là công chức có vị trí đặc biệt trong khu vực công. Thanh tra viên là cầu nối giữa công chúng và chính quyền, là trung gian hòa giải trong các sự kiện khiếu nại của công dân với chính quyền và các công chức khác trong khu vực công. Vì vậy, TTV cần có những tiêu chuẩn khác với tiêu chuẩn công chức chuyên môn khác. Các tác giả cho rằng, TTV cần phải là chủ thể am hiểu sâu về pháp luật, áp dụng pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực thanh tra. Thanh tra viên không nên được tuyển dụng và bổ nhiệm từ nguồn mới tốt nghiệp mà cần phải sàng lọc, lựa chọn từ những công chức tốt của khu vực công. Các tác giả quan niệm: Người ta không thể thanh tra với một tờ giấy trắng trong tay.
Research Hanbook on the ombudsman được biên tập bởi Marc Hertogh, Richard Kirkham, Nhà xuất bản Edward Elga, 2018. Công trình tập hợp nhiều bài viết với các phần nội dung về nền tảng của thanh tra, sự phát triển của thanh tra, đánh giá về thanh tra, cơ quan thanh tra và sự chuyên nghiệp. Trong bài viết Ombudsman values-a guide to practice của Rob Behrens đã phân tích những tiêu chuẩn cần có đối với người làm thanh tra và những giá trị mà TTV cần hướng đến.
Theo tác giả, TTV cần phải là những người am hiểu pháp luật, am hiểu về lĩnh vực

16

thanh tra, trung thành với quốc gia, với nhân dân, tôn trọng pháp luật, tôn trọng sự thật, công bằng, khách quan và công tâm trong các hoạt động. Các giá trị mà TTV cần hướng đến đó là chuyên nghiệp, trung thực, khách quan, công bằng, pháp quyền, trên cơ sở pháp luật và tuân thủ pháp luật.
Nghiên cứu Different Systems, Different Identities: The Work of Inspectors in

Sweden and England của tác giả Jacqueline Baxter vàAgneta Hult, School Inspectors,

2017 mô tả về công việc thanh tra của Thụy Điển và nước Anh. Bên cạnh nội dung mô tả chuyên môn, tác giả phân tích một số nội dung về đào tạo TTV trong đó có hoạt động GDPL, nâng cao kiến thức pháp luật cho TTV. Các hình thức GDPL được chỉ ra bao gồm nâng cao kiến thức pháp luật tự nguyện và nâng cao pháp luật bắt buộc.
Bài viết What Do We Expect from an Ombudsman? Narratives of Everyday Engagement with the Informal Justice System in Germany and the United Kingdom, International Journal of Law in Context, Forthcoming, Naomi Creutzfeldt, 2016 đã nghiên cứu về kinh nghiệm nâng cao kiến thức, chuyên môn cho các TTV. Các hình thức nâng cao kiến thức ngoài việc đào tạo kiến thức tại các khóa đào tạo chính thức, một hình thức nâng cao kiến thức được thực hiện thông qua tranh luận, giải quyết các vụ việc phức tạp, các vụ việc có thể có những ý kiến khác nhau trong áp dụng pháp luật, trong đề xuất phương án giải quyết.
Cuốn sách Education law. Nội dung cuốn sách chủ yếu đề cập các vấn đề xung quanh luật giáo dục; Khái niệm về luật giáo dục và các vấn đề pháp lí đối với hệ thống giáo dục phổ thông ở Mỹ: các yếu tố giáo dục bắt buộc chương trình giảng dạy, quyền tự do ngôn luận của sinh viên, quyền bình đẳng, các vấn đề tài chính cho giáo dục, các hợp đồng giảng dạy, GDPL cho học sinh, sinh viên bởi sau khi tốt nghiệp bộ phận sinh viên là nguồn nhân sự cho khu vực nhà nước. Tuy nội dung cuốn sách không đề cập đến GDPL cho đội ngũ nhân sự trong khu vực nhà nước nhưng việc nghiên cứu hệ thống pháp lý về GDPL của các quốc gia trên thế giới là vấn đề cần thiết trong quá trình triển khai luận án của nghiên cứu sinh.
Công trình nghiên cứu nước ngoài có tên Taipei Yearbook, part 5: Training Civil servants. Cuốn sách là tập hợp những nội dung cơ bản về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Đài Loan. Đào tạo, bồi dưỡng công chức trẻ của Đài Loan khá
linh hoạt song vẫn theo đúng nguyên tắc: công khai, công bằng, cạnh tranh, chọn

17

được người giỏi; Lý luận gắn với thực tế, học tập gắn liền với ứng dụng, coi trọng hiệu quả thiết thực; Không bồi dưỡng đủ thì không đề bạt và phương châm “học, học nữa, học mãi”. Đặc biệt, Đài Loan rất chú trọng rèn luyện năng lực thực hành của công chức trong thực tiễn, coi đây là một trong ba tố chất chủ yếu tạo nên phẩm chất công chức, đó là trình độ lý luận chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn và đức tính tự trọng, tự lập. Một số vấn đề về GDPL cho công chức nhà nước đã được đề tài nhắc đến, dù còn khá khái quát và sơ lược.
Sách “Higher Education Law – The Faculity” (Giáo dục pháp luật cho sinh viên trong các khoa, trường đại học). Công trình làm rõ những vấn đề có liên quan đến văn bản pháp lý trong các trường đại học được viết để giúp giảng viên và quản trị viên điều hướng các vấn đề pháp lý quan trọng và tránh những cạm bẫy pháp lý tiềm ẩn. Dựa trên kinh nghiệm làm cố vấn đại học, quản trị viên và giáo viên tại một số tổ chức, Steven G. Poskanzer giải thích luật này khi nó liên quan đến các hoạt động của giảng viên cả trong và ngoài học viện, bao gồm vai trò giảng viên là học giả, giáo viên và thành viên của tổ chức cộng đồng, cũng như nhân viên và công dân. Trong mỗi lĩnh vực này, ông mở rộng thảo luận về các trường hợp và quyết định để đưa ra quan điểm của riêng mình cả về tình trạng hiện tại của pháp luật và cách nó có thể phát triển.
Sách “Getting Justice and Getting Even: Legal Consciousness among Working- Class Americans (Công bằng và đồng đều trong Ý thức pháp luật của tầng lớp lao động ở Mỹ). Nội dung cuốn sách xoay quay vấn đề về ý thức pháp luật của tầng lớp lao động ở Mỹ. Với tư duy mọi vấn đề đều có thể giải quyết thông qua luật pháp và hoạt động tư pháp có tính hiệu quả cao. Lao động Mỹ có sự chủ động trong việc học tập và nâng cao ý thức pháp luật qua hoạt động giáo dục pháp luật.
Sau các vụ kiện vào và thông qua các tòa án, Sally Engle Merry cung cấp một nghiên cứu dân tộc học về luật địa phương và của những người sử dụng nó tại một thành phố ở New England. Các đương sự, chủ yếu là người da trắng, người bản xứ và tầng lớp lao động, ra tòa vì là một phần của nước Mỹ chính thống, họ cảm thấy có quyền sử dụng hệ thống pháp lý của mình. Mặc dù không mạnh mẽ cũng không có trình độ học vấn cao, họ mong đợi sự hỗ trợ của pháp luật khi họ phải đối
mặt với các hành vi xâm phạm quyền lợi, quyền riêng tư và an toàn. Tuy nhiên, khi

18

các vấn đề cá nhân xâm nhập vào hệ thống pháp luật và chuyển qua các phiên hòa giải, phiên điều trần của thư ký và các hội nghị của công tố viên, nguyên đơn công dân nhanh chóng mất quyền kiểm soát quá trình này. Các quan chức tòa án và hòa giải viên giải thích và mô tả ý nghĩa của những kinh nghiệm này, sắp xếp lại và phân loại chúng trong các diễn ngôn khác nhau. Một số nguyên đơn đưa ra những giải thích này, nhưng những người khác chống lại, đấu tranh để khẳng định phiên bản riêng của vấn đề. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích, đặc biệt đối với TTV bởi đây là đội ngũ nhân danh nhà nước áp dụng pháp luật trong xã hội, gắn chặt với lợi ích của công dân, doanh nghiệp, tổ chức.
1.3. ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA LUẬN ÁN
Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên

quan đến đề tài luận án, thấy rằng: Nghiên cứu về GDPL ở Việt Nam hiện nay khá phong phú và đa dạng, các công trình đã đề cập đến chủ thể, nội dung, phương pháp, hình thức, đối tượng, phạm vi và mức độ giáo dục pháp luật, đã tạo được nền tảng hệ thống lý luận căn bản, làm cơ sở cho việc nghiên cứu ứng dụng về GDPL đối với các đối tượng cụ thể. Những công trình nghiên cứu trên đã xây dựng được nền tảng cơ bản quan trọng cho lý luận về GDPL, GDPL cho đội ngũ TTV. Đó là những định hướng quan trọng giúp nghiên cứu sinh tìm hiểu sâu hơn và làm rõ những vấn đề về GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay.
Đối với hệ thống TTV, các nghiên cứu chỉ ra rằng, kiến thức pháp luật cơ bản đối tượng này ngoài việc được trang bị trong thời gian học đại học trong các cơ sở đào tạo thì sau khi được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên ngoài việc tiếp thu kiến thức pháp luật do hoạt động tuyên truyền PBGDPL do cơ quan thanh tra, các cơ quan khác tiến hành còn chủ yếu được bồi dưỡng qua hai chương trình cơ bản: thứ nhất là theo chức danh thanh tra (theo ngạch), thứ hai là các chương trình bồi dưỡng kỹ năng thanh tra do các chủ thể thuộc ngành thanh tra hoặc Luật thanh tra quy định tiến hành. Điều này cũng chứng tỏ việc GDPL cho đối tượng này vẫn còn những hạn chế nhất định bởi chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức GDPL do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng còn có những khác nhau. Trong điều kiện xây dựng
nhà nước pháp quyền, xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ nhân dân

19

đòi hỏi đội ngũ CBCC hành chính nói chung, đặc biệt là đội ngũ TTV cần tinh thông pháp luật, cần phải được GDPL phù hợp với chức năng, nhiệm vụ thực thi công vụ của mỗi ngành, mỗi người.
Tuy nhiên về GDPL cho đội ngũ TTV ở nước ta cả phương diện lý luận và thực tiễn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên biệt, còn nhiều vấn đề lý luận về GDPL cho đội ngũ TTV chưa được giải quyết như: khái niệm, đặc điểm, chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp, các yếu tố ảnh hưởng; thực tiễn GDPL, các giải pháp tăng cường GDPL cho đội ngũ TTV chưa được nghiên cứu làm sáng tỏ.
Vì vậy, đề tài: “Giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu khoa học mới và cấp thiết. Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về GDPL cho đội ngũ TTV dưới góc độ luận án tiến sĩ chuyên ngành “Quản lý công’’.
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.4.1. Những vấn đề lý luận cần tiếp tục nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong phần lớn các công trình khoa học trên mới chỉ dừng lại ở những vấn đề cơ bản nhất của GDPL nói chung. Các công trình nêu trên vẫn chưa phân tích và luận giải rõ ràng những nội dung cốt lõi của GDPL cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam hiện nay như: làm rõ nội hàm của cơ sở lý luận về GDPL cho đội ngũ TTV, luận giải các đặc trưng của GDPL cho TTV cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến GDPL cho đội ngũ TTV…
1.4.2. Những vấn đề thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, thực trạng GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay, về mục đích, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức GDPL cho đội ngũ TTV; đánh giá ưu điểm, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế.
Thứ hai, luận án cần nghiên cứu đưa ra quan điểm, giải pháp tăng cường

GDPL cho đội ngũ TTV ở Việt Nam hiện nay.

20

LA18.016_Giáo dục pháp luật cho đội ngũ thanh tra viên ở Việt Nam hiện nay

5 / 5 ( 1 vote )
Tags: Giáo dục pháp luậtthanh tra viên
Previous Post

Thể chế hành chính của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ở Việt Nam

Next Post

Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế

admin

admin

✍✍✍ Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. ✍✍✍ Liên hệ: 092.4477.999 - Mail : luanvanaz@gmail.com

Related Posts

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

by admin
February 24, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

by admin
February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

by admin
February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

by admin
February 9, 2020
Next Post
Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay

Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recommended

Luận văn đại học tài chính ngân hàng

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương

December 20, 2016
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng

LA02.015_Tái cấu trúc vốn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

July 24, 2015
Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

May 14, 2016
Luận văn thạc sĩ kinh tế

Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam –Thực trạng và giải pháp phòng ngừa

September 17, 2016

Don't miss it

thị trường mua bán nợ xấu
Kinh Tế

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tài chính - Ngân hàng

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Quản lý tài chính các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính

February 21, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển
Kinh tế phát triển

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ quản trị nhân lực
Quản trị kinh doanh

Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)

February 9, 2020
Luận án tiến sĩ tài chính ngân hàng
Tài Chính Ngân Hàng

Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam

February 9, 2020
Download Luận Văn

iLuận văn chia sẻ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hoàn toàn miễn phí. Nhận hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. LH: 092.4477.999


Xem thêm

No Result
View All Result

Recent News

thị trường mua bán nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

February 24, 2020
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lý thuyết về rủi ro và lợi nhuận

February 23, 2020

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Pre-sale Question
  • Contact Us

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.