LA03.053_Giải quyết khiếu nại hành chính trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của con người, công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [82, tr.30]. Quyền khiếu nại là
quyền bảo vệ quyền của cá nhân, công dân khi bị QĐHC, HVHC xâm hại nhưng quyền đó được thực hiện, bảo đảm như thế nào lại tùy thuộc vào việc giải quyết khiếu nại của các CQNN, người có thẩm quyền mà chủ yếu là CQHCNN.
Ở Việt Nam, Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm các quyền và sự tự do của công dân, trong đó có quyền khiếu nại trong quản lý HCNN. Những bảo đảm đó là hệ thống các biện pháp, phương pháp pháp lý mà các CQNN thông qua hoạt động của mình thiết lập trật tự, pháp chế trong quản lý HCNN để ngăn ngừa các vi phạm pháp luật, bảo đảm các quyền và sự tự do của công dân. Những bảo đảm pháp lý đó bao gồm việc Nhà nước định ra các chế tài, các hình thức cưỡng chế nhà nước, các hoạt động kiểm tra, giám sát của các CQNN có thẩm quyền.
Từ sau ngày thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, quyền khiếu nại của công dân luôn được pháp luật Việt Nam không ngừng hoàn thiện và được hệ thống hóa ở hình thức pháp điển hóa cao nhất bằng Luật Khiếu nại ban hành năm 2011. Nhà nước Việt Nam luôn cam kết và bảo đảm tạo mọi điều kiện đầy đủ, thuận lợi nhất để công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân là phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lấy con người làm trọng tâm, bảo vệ cái con người có, cái con người cần, vì con người và cải cách nền HCNN; luôn nhận thức và xác định giải quyết khiếu nại của công dân nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật là góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần ổn định CTXH, xây dựng và phát triển đất nước.
Vì vậy, từ trước đến nay Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến việc giải quyết khiếu nại của công dân, thể hiện qua việc ban hành nhiều văn bản pháp luật như: Pháp lệnh Quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981; Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991; Pháp
lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (sau đó sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2006); Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sau đó sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005); Luật Tố tụng hành chính năm 2010; Đề án đổi mớicông tác tiếp dân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 858/QĐTTg
ngày 14/6/2010; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Luật Tiếp công dân năm 2013 và nhiều nghị định hướng dẫn thi hành luật. Đảng, Quốc hội cũng có nhiều nghị quyết, chỉ thị và Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ thị về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các
CQHCNN trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại… Việc ban hành các văn bản pháp luật trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc, điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình và làm cơ sở để các CQHCNN giải quyết khiếu nại của công dân.
Trong những năm qua, mặc dù các cấp, các ngành, thậm chí có thể nói là cả hệ thống chính trị đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết khiếu nại nhưng tình hình khiếu nại trong quản lý HCNN diễn biến vẫn rất phức tạp. Tính chất phức tạp của khiếu nại thể hiện ở số lượng vụ việc ngày càng gia tăng; thái độ khiếu nại bức xúc, gay gắt; xuất hiện nhiều khiếu nại đông người, vượt cấp, bị các thế lực thù địch lợi dụng xúi giục, kích động, xuyên lạc, chống phá Việt Nam, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính quyền, trở thành “điểm nóng” về trật tự XH ở nhiều địa phương (Hà Nội, Hà Tây cũ, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Bạc Liêu…). Nhiều đoàn khiếu nại đông người thường xuyên đến các cơ quan Trung ương gây áp lực giải quyết, nhất là vào các dịp diễn ra sự kiện chính trị quan trọng như Đại hội Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, các Hội nghị Trung ương, các kỳ họp Quốc hội…
Hoạt động giải quyết khiếu nại của các CQHCNN tuy đã có nhiều cải cách, đổi mới quy trình, thủ tục theo mục tiêu của CCHC giai đoạn 2001 – 2010 và 2011 – 2010, giải quyết khiếu nại nhanh hơn, tỷ lệ vụ việc khiếu nại được giải quyết theo thẩm quyền, đúng pháp luật nhiều hơn, hạn chế nhiều khiếu nại vượt cấp nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập trên do nhiều nguyên nhân; trong đó, nguyên nhân chủ quan từ phía các CQHCNN, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chưa thực sự nhận thức hết tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của công tác giải quyết khiếu nại, nhất là đối với những khiếu nại đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài, có tính nhạy cảm; nhận thức pháp luật nhiều khi còn hạn chế, khác nhau; chưa dành thời gian thỏa đáng tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm khiếu nại khi phát sinh ngay tại cơ sở; còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, chuyển đơn lòng vòng, chậm trễ giải quyết.
Mặt khác, một bộ phận Nhân dân cũng chưa nhận thức đúng, đầy đủ pháp luật về khiếu nại, một số nhỏ lợi dụng quyền khiếu nại để gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của các CQNN. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan do hệ thống pháp luật về khiếu nại và chuyên ngành chưa thật đầy đủ, hoàn chỉnh, đồng bộ; mô hình giải quyết khiếu nại có nhiều hạn chế, chưa bảo đảm tính khách quan, công khai, dân chủ; quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại có đổi mới nhưng chưa nhiều, nhất là chưa thực sự chịu sự tác động sâu sắc của tiến trình, môi trường CCHC đang diễn ra. Những vấn đề trên đã hạn chế phần nào hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại trong quản lý HCNN và chưa đáp ứng được mục tiêu của cải cách nền HCNN hiện nay. Các vấn đề trên đã đặt ra cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các CQHCNN những yêu cầu bức thiết phải giải quyết cả về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động giải quyết khiếu nại trong quản lý HCNN hiện nay ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Giải quyết khiếu nại hành chính trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý Hành chính công.