LA02.134_Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
– Phân tích có hệ thống các vấn đề c bản về KCN và PTBV KCN;
– Phân tích các chỉ tiêu thể hiện sự PTBV của KCN;
– Phân tích có hệ thống các vấn đề lý luận c bản về giải pháp tài chính PTBV KCN;
– Phân tích đánh giá thực trạng phát triển của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo các chỉ tiêu PTBV;
– Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính để phát triển các KCN ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua;
– Xác định và chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân yếu kém trong việc sử dụng các giải tài chính của các chủ thể có liên quan trong việc PTBV các KCN trên địa bàn tỉnh;
– Đề xuất một số giải pháp tài chính gắn với từng chủ thể nhằm phát triển các KCN trên địa tỉnh bàn theo hướng bền vững.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Với mục đích đã xác định, luận án có phạm vi và đối tượng nghiên cứu như sau:
– Phạm vi nghiên cứu của luận án: tập trung vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
– Đối tượng nghiên cứu: Các KCN và các giải pháp tài chính của các chủ thể khác nhau nhằm phát triển bền vững các KCN tỉnh Bắc Giang.
– Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu những thông tin, số liệu có liên quan từ năm 2010 – 2015.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận, luận án có ý nghĩa c bản sau:
– Hệ thống hoá c sở lý luận về KCN, vai trò của các KCN và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của KCN;
– Phát triển bền vững KCN và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững KCN; các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển bền vững của các KCN;
– Đánh giá, phân tích hệ thống các giải pháp tài chính được xây dựng và sử dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển và phát triển bền vững của các KCN.
Về mặt thực tiễn, ý nghĩa của luận án thể hiện ở chỗ:
– Phân tích đánh giá thực trạng phát triển theo các chỉ tiêu bền vững của các KCN tỉnh Bắc Giang;
– Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính cho phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
– Đánh giá, phân tích các nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế của việc sử dụng các giải pháp tài chính đối với qúa trình phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
– Đề xuất một số giải pháp tài chính để phát triển bền vững các KCN của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận chung
Phư ng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử được sử dụng như phư ng pháp luận chung, làm c sở cho việc hình thành cách tiếp cận đối tượng và các nội dung nghiên cứu.
Phư ng pháp luận này cũng là c sở để hình thành các giả thuyết nghiên cứu và việc phân tích các mối quan hệ được đề cập trong luận án.
5.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: Luận án tập hợp các số liệu thứ cấp đã được công bố qua sách, báo, tạp chí và các báo cáo tổng kết, các công trình nghiên cứu, các website… Số liệu thứ cấp trong đề tài này bao gồm: Thông tin về quá trình hình thành và phát triển của các KCN ở Bắc Giang; các giải pháp tài chính có liên quan đến sự phát triển của các KCN. Những số liệu thứ cấp liên quan đến việc sử dụng các giải pháp tài chính,… cũng được tập hợp và phân tích.
Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu s cấp gồm các số liệu khảo sát được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu bằng phư ng pháp bảng hỏi và phỏng vấn sâu một số đối tượng liên quan tới việc sử dụng và thụ hưởng kết quả từ các giải pháp tài chính phục vụ quá trình phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang:
– Chủ doanh nghiệp, các cán bộ quản lý chủ chốt và cán bộ nghiệp vụ/quản lý chức năng của các doanh nghiệp trong các KCN tại Bắc Giang;
– Các cán bộ quản lý các KCN và đại diện chủ đầu tư xây dựng c sở hạ tầng (chủ đầu tư s cấp) vào các KCN;
– Các cán bộ quản lý nhà nước đối với các KCN và có liên quan tới việc phát triển các KCN;
– Các cán bộ nghiên cứu am hiểu về sự hình thành và phát triển các KCN, về việc áp dụng các giải pháp tài chính để thúc đẩy các KCN.
Phương pháp nghiên cứu điển hình, nghiên cứu tình huống: Phư ng pháp này được sử dụng để tìm hiểu số liệu, phân tích sâu một số nội dung cụ thể liên quan tới những nhận định, giả thuyết được phát hiện trong quá trình nghiên cứu (điều tra/khảo sát và phỏng vấn). Nó cũng được áp dụng để kiểm định, đánh giá tính chính xác của các thông tin được thu thập từ điều tra, khảo sát và phỏng vấn đại trà.
5.3. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp tổng hợp thống kê sử dụng bảng thống kê và đồ thị thống kê: Luận án sử dụng các bảng thống kê, các s đồ dạng cột, biểu đồ dạng hình tròn,… để thể hiện hiện trạng cũng như c cấu để so sánh, phân tích sự tăng trưởng và thực trạng, xu hướng biến động của các nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu.
Phương pháp thống kê mô tả: Phư ng pháp này được sử dụng tổng hợp và phân tích kết quả điều tra, khảo sát.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án được chia thành bốn chư ng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Khu công nghiệp và giải pháp tài chính phát triển bền vững khu công nghiệp.
Chương 3: Thực trạng sử dụng giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang.
Chương 4: Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang.