LA02.071_Giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam
Thứ nhất: Luận án làm rõ các khái niệm, nội dung và lợi ích khi Nhà nước sử dụng các giải pháp tài chính để hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản.
Thứ hai: Nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm hỗ trợ ngư dân tại một số quốc gia trong nước và nước ngoài, luận án khẳng định: không có một chính sách chung áp dụng cho tất cả các quốc gia. Nhưng để hỗ trợ thành công, cần hoàn thiện chính sách cũng như hệ thống văn bản pháp lý, thành lập các cơ quan chuyêt biệt để triển khai hỗ trợ.
Thứ ba: Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản thông qua chính sách chi NSNN, chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm cũng như tác động của các chính sách khi thực thi đến hộ ngư dân, luận án chỉ ra: tuy đã xây dựng được các chính sách hỗ trợ nhưng so với yêu cầu, vẫn còn có những hạn chế nhất định trong quá trình thực thi nên sự hỗ trợ chưa đạt được hiệu quả cao nhất.
Thứ tư: Đề xuất các điều kiện, giải pháp hoàn thiện các chính sách theo hướng: Với chính sách chi NSNN, tập trung vào các vấn đề: xác định mức tăng chi NSNN hợp lý cho từng giai đoạn phát triển ngành KTTS; hỗ trợ kinh phí từ NSNN cho hộ ngư dân phát triển hoạt động KTTS theo hướng bền vững; hỗ trợ kinh phí để khuyến khích các hộ ngư dân tham gia hoạt động KTTS theo hình thức tổ, đội sản xuất, phát triển công tác dịch vụ hậu cần trên biển. Với chính sách tín dụng,đặt trọng tâm vào một số nội dung cơ bản: cơ chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực ngân hàng có chuyên môn trong lĩnh vực thủy hải sản và đóng tàu; mở rộng quy mô tín dụng; phát triển cho vay thông qua các tổ chức trung gian; thực hiện chính sách chia sẻ rủi ro và có biện pháp đảm bảm rủi ro linh hoạt. Chinh sách bảo hiểm hướng vào thu hút hộ ngư dân tham gia bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm thuyền viên…