LA02.123_Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
– Nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về làng nghề, phát triển làng nghề, các nhân tố thúc đẩy làng nghề phát triển và cơ chế tác động của các giải pháp tài chính đến các nhân tố đó.
– Đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính đến việc phát triển làng nghề.
– Hoàn thiện các giải giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các giải pháp tài chính đến mục tiêu phát triển làng nghề.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của luận án là: “Làm thế nào để sử dụng các giải pháp tài chính hiệu quả trong việc phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An?”
Để trả lời câu hỏi đó, trước hết cần làm sáng tỏ các vấn đề sau:
– Làng nghề là gì? Vai trò của làng nghề đối với nền kinh tế ra sao?
– Phát triển làng nghề là gì?
– Nhân tố nào thúc đẩy làng nghề phát triển?
– Cơ chế tác động của các giải pháp tài chính đến các nhân tố thúc đẩy như thế nào?
– Hiệu quả của việc sử dụng các giải pháp tài chính đến các nhân tố thúc đẩy phát triển làng nghề tại Nghệ An hiện nay ra sao?
– Các giải pháp tài chính cần được thực thi như thế nào để phát triển làng nghề tại tỉnh Nghệ An trong thời gian tới?
5. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp tài chính chủ yếu tác động đến các nhân tố thúc đẩy phát triển làng nghề.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về nội dung
Tập trung đánh giá cụ thể các giải pháp tài chính như chi ngân sách, thuế, tín dụng đến các nhân tố thúc đẩy phát triển làng nghề.
Các nhóm nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển làng nghề:
+ Nhân tố môi trường và cơ sở hạ tầng
+ Yếu tố sản xuất
+ Nhân tố thị trường
6.2. Phạm vi không gian
Luận án nghiên cứu trên 146 làng nghề được tỉnh Nghệ An công nhận.
6.3. Phạm vi về thời gian
Luận án nghiên cứu các giải pháp tài chính trên địa bàn Nghệ An từ năm 2010 đến năm 2015, các giải pháp tài chính từ năm 2016 đến năm 2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau và sử dụng tài liệu như sau:
– Số liệu thứ cấp: Tổ chức thu thập, tài liệu về thông tin, tư liệu số liệu liên quan từ các Bộ, UBND tỉnh Nghệ An, các cơ quan thuộc các ngành Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở lao động thương binh xã hội, Sở tài nguyên môi trường của tỉnh Nghệ An và tổng hợp số liệu từ Ngân hàng nhà nước chi nhánh Nghệ An, Liên minh hợp tác xã Nghệ An.
– Số liệu sơ cấp:
Để làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An một cách khoa học, luận án đã phỏng vấn người quản lý của 146 làng nghề trên địa bàn tỉnh để tham khảo các giải pháp tài chính luận án nghiên cứu được sử dụng tại các làng nghề mà các hộ trong địa bàn đã được tiếp cận.
Đồng thời phỏng vấn một số người gắn bó với sự phát triển nghề truyền thống về những khó khăn mà họ đang gặp phải để hiểu kỹ hơn nguyện vọng và ý kiến cá nhân của họ.
Nội dung điều tra phỏng vấn gồm: Các giải pháp tài chính tại các làng nghề đang được triển khai tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát và phỏng vấn, luận án xử lý số liệu theo chương trình SPSS. Kết quả xử lý số liệu dựa trên điều tra, khảo sát và phỏng vấn được sử dụng kết hợp với các số liệu tổng hợp từ các cơ quan phòng ban đã tổng hợp để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các chính sách phát triển phù hợp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
8. Những đóng góp mới của luận án quan điểm
* Về lý luận:
– Đưa ra quan điểm về làng nghề, phát triển làng nghề
– Xây dựng khung nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy phát triển làng nghề và cơ chế tác động của các giải pháp tài chính đến các nhân tố đó.
– Từ cơ sở lý luận đó nhằm đánh giá thực trạng ở tỉnh Nghệ An nói riêng và các địa phương khác trên cả nước nói chung về quá trình phát triển làng nghề.
* Về thực tiễn:
– Luận án đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính đến từng nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề tại Nghệ An. Từ đó đánh giá được những kết quả đạt được của việc sử dụng các giải pháp đó tại tại làng nghề ở Nghệ An và phân tích những nguyên nhân của các vấn đề còn tồn tại, khó khăn trong quá trình thực thi các giải pháp đó.
– Luận án đã đi sâu nghiên cứu đề xuất 4 nhóm giải pháp cụ thể về chi NSNN, tín dụng và thuế và nhóm giải pháp điều kiện. Trong đó nhóm giải pháp về chi NSNN và tín dụng có tính khả thi và có căn cứ để triển khai tại Nghệ An.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận án gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về làng nghề và các giải pháp tài chính để phát triển làng nghề
Chương 2: Thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An
Chương 3: Hoàn thiện các giải pháp tài chính để phát triển làng nghề tại ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới