LA05.015_Giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan
– Mục tiêu nghiên cứu: đề xuất các giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025 và định hướng tới năm 2030.
– Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài có các nhiệm vụ chính sau:
+ Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi cửa hàng bán lẻ, mô hình kinh doanh chuỗi chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động và nội dung phát triển kinh doanh chuỗi chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động;
+ Phân tích thực trạng và đánh giá khái quát thị trường ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội; tích thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội; đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến phát triển kinh doanh chuỗi chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển kinh doanh chuỗi chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội;
+ Dự báo xu hướng phát triển thị trường và kinh doanh ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội giai đoạn đến 2025; trong đó tập trung dự báo: quy mô và xu hướng phát triển thị trường ĐTDĐ tại Hà Nội; tác động của các yếu tố đến phát triển kinh doanh ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội và xu hướng phát triển kinh doanh ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội; đề xuất một số giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025 định hướng 2030, trong đó bao gồm giải pháp về hoàn thiện môi trường kinh doanh và giải pháp từ phía doanh nghiệp.
4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài Luận án
– Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là lý luận và thực tiễn phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội.
– Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án:
+ Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về nội dung phát triển kinh doanh chuỗi chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động của doanh nghiệp nhằm phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại trên địa bàn Hà Nội.
+ Về không gian nghiên cứu: Các giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội và nghiên cứu bài học kinh nghiệm về phát triển kinh doanh chuỗi chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
+ Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội, trọng tâm từ năm 2007 đến nay và đề xuất giải pháp đến năm 2025 định hướng 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Hướng tiếp cận nghiên cứu
Luận án được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành kinh doanh thương mại. Việc phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ của doanh nghiệp nói chung, của các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ nói riêng chủ yếu là của bản thân doanh nghiệp. Do vậy, khung lý luận về phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ được xây dựng trên cơ sở khung lý luận chung về phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp, khi áp dụng vào các doanh nghiệp CHBL ĐTDĐ cần thiết phải tính đến các đặc điểm riêng của các doanh nghiệp kinh doanh CHBL ĐTDĐ so với các doanh nghiệp khác về các yêu cầu sản phẩm, thị trường, hạ tầng cơ sở, trình độ, đặc điểm lao động,…
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc thu thập tài liệu sơ cấp và thứ cấp. Cụ thể như sau:
Ø Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập thông qua khảo sát điều tra bảng hỏi. Mục đích của khảo sát điều tra là thu thập ý kiến của các đối tượng liên quan về thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội những năm gần đây. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội.
Việc triển khai khảo sát điều tra được tiến hành cụ thể theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu khảo sát và lựa chọn đối tượng để điều tra: Căn cứ vào mục tiêu của luận án, việc triển khai khảo sát điều tra nhằm phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội những năm gần đây; từ đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội.
Trong phạm vi luận án này, đối tượng được lựa chọn để điều tra khảo sát bao gồm 03 đối tượng, cụ thể: (1) Nhà quản lý chuỗi CHBL ĐTDĐ; (2) Chuyên gia và nhà quản lý thuộc các cơ quan nhà nước; và (3) Khách mua hàng tại các chuỗi CHBL ĐTDĐ.
Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi: Để đáp ứng yêu cầu của cuộc điều tra, bảng câu hỏi đã được thiết kế để thu thập ý kiến đánh giá của ba đối tượng cung cấp thông tin. Mục đích của bảng hỏi là tạo cơ sở dữ liệu đầy đủ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội những năm gần đây. Vì vậy, nội dung bảng hỏi gồm hai phần: thông tin cá nhân của người cung cấp thông tin và đánh giá thực trạng phát triển chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Tiếp đến, Nghiên cứu sinh lựa chọn thang đo Likert bao gồm 5 mức độ (từ 1- rất kém đến 5- rất tốt), tức là mỗi câu hỏi sẽ có năm lựa chọn trả lời tương ứng với mức độ đánh giá của người cung cấp thông tin từ thấp nhất đến cao nhất về thực trạng phát triển chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Sau khi đã xác định xong nội dung và thang đo, Nghiên cứu sinh tiến hành lập bảng hỏi khảo sát, nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu cần đo lường thông qua những câu hỏi cụ thể, có khả năng thu hồi được thông tin cần thiết trong quá trình phân tích. Các câu hỏi được sử dụng trong bảng hỏi là các câu đơn, rõ ràng, sử dụng các từ thông thường, dễ hiểu nhằm tránh mang lại cảm giác mơ hồ, khó hiểu cho người trả lời, khiến người trả lời lúng túng, cảm thấy bị bó buộc hay gượng ép để trả lời.
Bảng câu hỏi bao gồm các câu hỏi đóng và đóng mở kết hợp cho từng các đối tượng: Các nhà quản lý chuỗi CHBL ĐTDĐ, Các chuyên gia và nhà quản lý thuộc các cơ quan nhà nước, Khách mua hàng tại các chuỗi CHBL ĐTDĐ. Việc hoàn thiện bảng hỏi được thực hiện với sự tư vấn, giúp đỡ của người hướng dẫn khoa học để đảm bảo hiệu quả nghiên cứu. Sau khi thiết kế xong bảng câu hỏi, để đảm bảo chất lượng thông tin thu thập, Nghiên cứu sinh tiến hành một cuộc thử nghiệm và quan sát phản ứng của họ trong quá trình trả lời.
Bước 3: Tiến hành điều tra: Sau khi hoàn thiện khâu thiết kế, bảng hỏi được phân phát cho ba đối tượng cung cấp thông tin đã được xác định. Sau khi được thu thập, các bảng hỏi sẽ được phân loại kỹ càng, chỉ giữ lại những bảng hỏi đáp ứng yêu cầu về cung cấp đủ thông tin, những bảng hỏi không cung cấp được những thông tin quan trọng hoặc không theo đúng với hướng dẫn sẽ bị loại bỏ nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu. Các phản hồi hợp lệ được tổng hợp lại, nội dung được nhập, mã hóa, làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS để thực hiện những phân tích cần thiết cho nghiên cứu.
Ø Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ. Do dữ liệu thứ cấp rất nhiều và có nhiều nguồn cung cấp nên đòi hỏi phải được sắp xếp lại một cách có hệ thống để việc nghiên cứu được dễ dàng hơn.
Trong nghiên cứu này, các thông tin thứ cấp được thu thập từ nguồn thông tin nội bộ, gồm các báo cáo hoạt động hàng năm, báo cáo tài chính của các chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội như FPT shop, Viettel Store, Thế giới di động, Hoàng Hà Mobile, Nhật Cường Mobile, Bình Minh Mobile… Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ các tạp chí, sách báo, nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Các tài liệu này chủ yếu có tại kho lưu trữ, các thư viện lớn và các kho dữ liệu trực tuyến.
Bên cạnh đó, Nghiên cứu sinh thu thập các số liệu thống kê từ kết quả nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức uy tín tại Việt Nam như: Viện NC Thương mại, Điều tra GfK, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Hà Nội…
Ngoài ra, Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thêm dữ liệu thứ cấp phục vụ luận án. Thông qua việc quan sát và xem xét các hoạt động kinh doanh thực tế, nghiên cứu sẽ gần với thực tiễn hơn. Phương pháp quan sát giúp đánh giá chính xác và khách quan hơn những yếu tố vi mô tác động trực tiếp đến hoạt động của các chuỗi CHBL ĐTDĐ. Những trải nghiệm này hỗ trợ đắc lực trong các hoạt động như chuẩn bị bảng câu hỏi, tính toán cỡ mẫu phục vụ nghiên cứu… Đây là tiền đề cho các luận điểm và giải pháp đưa ra nhằm phát triển chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội.
Các dữ liệu cần thiết sau khi được phát hiện sẽ được lưu, sao chụp bằng máy hoặc chép tay và được tóm lược hoặc đưa vào bảng để tiện việc sử dụng. Các dữ liệu thứ cấp này sẽ được nghiên cứu thật kỹ, tóm tắt nội dung và tổng hợp lại thành cơ sở dữ liệu cho công tác phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội.
5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
– Phương pháp thống kê, suy diễn:
Nghiên cứu sinh sử dụng các phép thống kê như phần trăm, trung bình… để phân tích dữ liệu khảo sát điều tra và nghiên cứu thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Bên cạnh đó, để củng cố tính đúng đắn của các quan điểm nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu, Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp suy diễn nhằm đưa ra các lập luận của mình trên cơ sở những kiến thức, kinh nghiệm và kế thừa từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp suy diễn chủ yếu được sử dụng trong phần cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
– Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp:
Luận án sẽ tổng hợp các lý luận về phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ, các tài liệu thực tiễn của các báo cáo về nghiên cứu, các công trình nghiên cứu về kinh doanh chuỗi CHBL cũng như những bài viết về các chuỗi khác trong hệ thống bán lẻ hiện đại. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu.
– Phương pháp kế thừa:
Luận án sẽ sử dụng các nguồn tư liệu sẵn có trong nước và quốc tế như tư liệu chính thức của Đảng và Nhà nước, tư liệu của các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý, tư liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các cá nhân trong và ngoài nước.
6. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án
Về lý luận: Luận án hệ thống hóa, bổ sung một số lý luận về phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu kinh nghiệm một số chuỗi thành công của Nhật Bản hay như của Nguyễn Kim để rút ra những bài học kinh nghiệm cụ thể có thể áp dụng cho các chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội. Các phân tích sẽ tạo lập khung lý thuyết về giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội.
Về thực tiễn: Luận án tổng kết thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội thời gian từ năm 2007 đến nay, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, và nguyên nhân của những hạn chế. Thông qua cuộc khảo sát điều tra bảng hỏi ba đối tượng, gồm: (1) Nhà quản lý chuỗi CHBL ĐTDĐ; (2) Chuyên gia và nhà quản lý thuộc các cơ quan nhà nước; và (3) Khách mua hàng tại các chuỗi CHBL ĐTDĐ, luận án thu thập được ý kiến đánh giá của các đối tượng liên quan về thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội thời kỳ tới năm 2025, và kiến nghị hoàn thiện giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi CHBL ĐTDĐ trên địa bàn Hà Nội.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ và phụ lục, nội dung Luận án kết cấu thành ba chương:
Chương 1 : Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn đô thị lớn
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Dự báo xu hướng phát triển thị trường và đề xuất giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025 định hướng 2030