ThS02.009_Giải pháp hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương Bình Dương
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Từ nửa cuối thế kỷ XX toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế mạnh mẽ. Thậm chí Hội nghị lần thứ 29 của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos (Thuỵ Sỹ) (28/1-2/2/1999) người ta khẳng định toàn cầu hoá không còn là xu thế nữa mà đã trở thành một thực tế. Xu thế này cuốn hút tất cả các nước từ giàu đến nghèo, từ nhỏ đến lớn hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập là một yếu tố của phát triển. Nước nào không hội nhập thì không có cơ hội phát triển. Những nước hội nhập tốt, sâu rộng thì phát triển tốt.
Việt Nam bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá, phát triển kinh tế vì vậy chọn con đường hội nhập kinh tế quốc tế là quyết tâm của Đảng và Chính phủ đã được khẳng định trong các Nghị quyết đại hội đảng, Nghị Quyết trung ương, Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị và các chỉ thị, chương trình hành động của Chính phủ. Cũng chính vì những lý do đó mà sau một thời gian dài tham gia đàm phán gia nhập WTO từ năm 1995, ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này, một sân chơi mới đã và đang mở ra trước mắt chúng ta. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra thế và lực cho nền kinh tế nước ta trên trường quốc tế. Gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế tạo vị thế bình đẳng của nước ta với các nước trong tổ chức, từ đóng góp tiếng nói xây dựng luật chơi chung đến việc hưởng quyền lợi của một thành viên và các tranh chấp thương mại thì được xử lý theo nguyên tắc chung không bị phân biệt đối xử.
Hội nhập kinh tế quốc tế còn góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Việt Nam có cơ hội để xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, các hàng hoá sử dụng nhiều lao động. Mở rộng quan hệ thương mại với hơn 150 nước ở khắp các châu lục trên thế giới. Hoà với xu thế chung của cả nước, tỉnh Bình Dương là một tỉnh rất năng động
trong việc tiếp cận những chủ trương mới của đảng và Nhà nước. Toàn tỉnh có hơn 14 khu công nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn 7 tỷ USD. Hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất, kinh doanh các mặt hàng khác nhau, thu hút hàng ngàn công nhân trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng đáng kể, chủ yếu từ các khu công nghiệp – dịch vụ này.
Hiện có khá nhiều ngân hàng ñang hoạt ñộng trên ñịa bàn, từ các NHTM quốc doanh đến các NHTM cổ phần. Mỗi ngân hàng đều đã và đang nhắm đến các khách hàng trong những khu công nghiệp bằng việc cung cấp các dịch vụ truyền thống như cho vay, huy động tiền gửi, thanh toán trong nước và quốc tế mà chủ yếu là bằng phương thức tín dụng chứng từ. Đặc biệt hoạt động thanh toán quốc tế trong những năm gần đây phát triển khá nhanh, một phần bởi thanh toán qua thư tín dụng đảm bảo an toàn cho các đối tác, mặt khác ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, việc Tổng thống Mỹ G.Bush phê chuẩn cả gói các luật trong đó có luật về Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam hồi tháng 12 năm 2006. Tuy nằm trên một địa bàn năng động như vậy nhưng hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng của Ngân hàng công thương Chi nhánh Bình
Dương lại khá khiêm tốn cả về số lượng và giá trị so với các ngân hàng khác.
Đứng trước yêu cầu bức thiết ñòi hỏi phải đẩy mạnh hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu hội nhập trong thời gian tới, cũng như góp phần vào việc thu hút thêm khách hàng, tạo nguồn thu dịch vụ cho chi nhánh, việc đề ra “Những giải pháp hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng công thương Bình Dương” là thật sự cần thiết và cấp bách. Thông qua những giải pháp đó, đề tài mong muốn đưa ra được những đề xuất có ích góp phần hoàn thiện chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế cả về số lượng và giá trị, tăng thêm nguồn thu dịch vụ cho chi nhánh nói riêng và hệ thống ngân hàng công thương nói chung