ThS01.109_Giải pháp giúp doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đối phó với các vụ kiện bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu khách quan của thời đại, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế thị trường, một quốc gia muốn tồn tại và phát triển thì phải mở cửa hội nhập nền kinh tế quốc tế. Thực tế cho thấy, từ khi Việt Nam thực hiện chính sách kinh tế mở cửa đến nay, Việt Nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, trong đó có một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được xếp vào vị trí một trong những nước đứng đầu của thế giới về xuất khẩu các mặt hàng như như gạo, cà phê, tiêu, điều, thủy sản, dệt may,…
Tuy nhiên, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức gia tăng xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới như trong thời gian vừa qua thì Việt Nam cũng ngày càng gặp phải các rào cản thương mại của các nước nhằm ngăn chặn sự thâm nhập nhanh chóng của hàng hóa Việt Nam nói riêng và của các nước khác nói chung. Hiện nay, các nước đang có xu hướng gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu, dỡ bỏ các hàng rào thuế quan nhằm đạt được sự lưu thông hàng hóa một cách tự do.
Chính Phủ VN cũng vậy, trong những năm gần đây VN đã đạt được nhiều thỏa thuận song phương, đa phương về tự do mậu dịch, và đặc biệt là sự kiện gia nhập WTO. Trong lộ trình gia nhập này Việt Nam sẽ phải cắt bỏ dần thuế quan của hàng hóa nhập khẩu, và các nước khác trong các tổ chức này cũng thế. Chính vì vậy mà các nước đã tích cực tìm các biện pháp phi thuế quan để ngăn chặn hàng hóa các nước khác đang gia nhập vào nước mình một cách nhanh chóng, trong đó biện pháp chống bán phá giá là một giải pháp cho các nước này vì sự dễ thực hiện và hiệu quả của nó.
Thực tế tại Việt Nam: trước năm 2000 chỉ có 3 vụ kiện đánh vào hàng hóa Việt Nam nhưng kể từ năm 2000 trở đi, các vụ kiện bán phá giá tăng lên đáng kể, đặc biệt là năm 2004, có đến 7 vụ kiện bán phá giá hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài. Qua thực tế cho thấy, hầu hết các vụ kiện bán phá giá mà Việt Nam bị kiện luôn bị đánh thuế và gây thiệt hại cho ngành sản xuất. Vụ kiện bán phá giá cá da trơn là một điển hình, và tiếp đó là vụ kiện bán phá giá giày mũ da. Trong tương lai những ngành công nghiệp chủ chốt của ta như dệt may, gỗ,…sẽ còn phải đối phó với các vụ kiện bán phá giá.
Vì vậy, nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi bị các nước áp dụng biện pháp chống bán phá giá, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp giúp doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đối phó với các vụ kiện bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế” làm luận văn tốt nghiệp của mình, mục đích là, thống kê lại những kiến
thức cơ bản về vấn đề chống bán phá giá, về trình tự thủ tục điều tra chống bán phá giá và kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của một vài nước. Đồng thời dựa vào tình hình thực tế của Việt Nam để đưa ra những giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nói riêng có thể tránh được các vụ kiện bán phá giá có thể xảy ra trong tương lai hoặc có kỹ năng đối phó với các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài khi vụ kiện đã xảy ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu Hiệp định về chống bán phá giá của WTO, phân tích trình tự thủ tục điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ, phân tích kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Trung Quốc và Nhật Bản, phân tích vụ kiện chống BPG phile cá tra, cá basa của VN do Hoa Kỳ khởi kiện, điều tra thực tế công tác phòng chống và khả năng đối phó với các vụ kiện chống
BPG của một số doanh nghiệp thủy sản VN trong hoạt động hiện nay của DN, qua đó đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đối phó với cá vụ kiện chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế