LA02.216_Giải pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu gạo của Đồng bằng sông Cưu Long
Trên cơ sở đánh giá tác động của tài chính đến việc hỗ trợ xuất khẩu gạo của ĐBSCL thời gian qua đề xuất giải pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu gạo ở ĐBSCL trong giai đoạn tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
+ Làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về thị trường xuất khẩu, các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu, vai trò và tác động của các chính sách tài chính đến hoạt động xuất khẩu gạo làm cơ sở tham chiếu cho việc đánh giá thực trạng ở Việt Nam và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới.
+ Phân tích thực trạng công tác xuất khẩu gạo và thực thi chính sách chi ngân sách, chính sách tín dụng cho vay tạm trữ hỗ trợ xuất khẩu lúa gạo Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng giai đoạn 2007– 2012, chỉ rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân, làm cơ sở thực tế cho việc đề xuất giải pháp.
+ Đề xuất hệ thống giải pháp cùng các điều kiện thực hiện hỗ trợ xuất khẩu lúa gạo của ĐBSCL giai đoạn tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: là các chính sách tài chính hỗ trợ xuất khẩu gạo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi về nội dung:
Các giải pháp tài chính tác động đến xuất khẩu gạo có phạm vi rộng, bao gồm nhiều giải pháp khác nhau, như: chi ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, tỷ giá hối đoái, thuế, giá cả, bảo hiểm…nhưng luận án chỉ nghiên cứu về chính sách chi ngân sách cho đầu tư phát triển và tín dụng cho vay tạm trữ lúa gạo.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Phạm vi về thời gian: giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012
4.3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Thu thập số liệu chủ yếu thông qua các tài liệu, các báo cáo đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết về tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, của Hiệp hội lương thực Việt Nam.
– Phương pháp xử lý số liệu: Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích, so sánh các tư liệu được thu thập để làm sáng tỏ các vấn đề đưa ra, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn kết hợp với lý luận và kinh nghiệm lịch sử để đưa ra những giải pháp hỗ trợ xuất khẩu gạo của đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
– Đề tài còn sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về vùng đồng bằng sông Cửu Long, các công trình, bài báo có liên quan đến luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của các chính sách tài chính liên quan đến xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu gạo của ĐBSCL, với những đóng góp sau:
– Tổng hợp, làm rõ các vấn đề lý luận về chính sách tài chính đối với xuất khẩu gạo, đặc biệt luận án đã tổng hợp, phân tích những tồn tại khi thực hiện chính sách chi NSNN, chính sách tín dụng cho vay tạm trữ và kinh nghiệm của một số nước. Đây là vấn đề được đề cập không ít, nhưng cho tới nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở ĐBSCL.
– Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của các chính sách chi ngân sách và chính sách tín dụng cho vay tạm trữ ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo ở ĐBSCL giai đoạn 2007 – 2012
– Đề xuất hệ thống các giải pháp tài chính nhằm gia tăng hiệu quả xuất khẩu gạo ở ĐBSCL trong thời gian tới hướng đến phát triển bền vững nền kinh tế.
Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận án được chia làm ba chương:
Chương 1: Xuất khẩu gạo và tài chính với việc hỗ trợ xuất khẩu gạo
Chương 2: Thực trạng các giải pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu gạo của ĐBSCL thời gian qua
Chương 3: Giải pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu gạo của ĐBSCL