LA03.069_Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than Việt Nam
2. Mục đích, ý nghĩa khi nghiên cứu đề tài luận án
* Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích các luận cứ khoa học và thực tiễn luận án đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới về quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than Việt Nam; giúp các cơ quan chủ quản của ngành than Việt Nam xây dựng và thực thi chính sách quản lý nguồn nhân lực đảm bảo hiệu lực, hiệu quả cao về quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực và hướng tới phát triển bền vững ngành than Việt Nam trong tương lai.
* Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận án bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận, các luận cứ khoa học về quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than về các vấn đề cụ thể như khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp, công cụ quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than. Đồng thời, luận án cũng xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đối với QLNN về phát triển nguồn nhân lực của ngành than. Luận án cũng xác định và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến QLNN về phát triển nguồn nhân lực của ngành than trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu sắc hiện nay.
* Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
– Qua các số liệu sơ cấp và thứ cấp cùng với các tư liệu có liên quan, luận án phân tích thực trạng PT NNL của ngành than Việt Nam giai đoạn 2010-2016 và thực trạng công tác QLNN đối với PT NNL của ngành than giai đoạn 20102016, phát hiện ra những yếu kém và nguyên nhân của chúng, từ đó đề xuất các giải pháp về quản lý NNL của ngành than Việt Nam.
– Luận án cung cấp các luận cứ khoa học cho các cơ quan QLNN đối với ngành than trong việc xây dựng chiến lược, ban hành khung khổ pháp lý, phương pháp, công cụ QLNN đối với PT NNL của ngành than Việt Nam. Luận án cũng đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị với cơ quan QLNN là Bộ Công thương, các Bộ/ngành liên quan, chính quyền các địa phương nơi có trụ sở các DN ngành than Việt Nam trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, đáp ứng yêu cầu hoạt động SXKD than và hướng tới PTBV ngành than Việt Nam.
3. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than.
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than Việt Nam.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực của ngành than Việt Nam.