LA02.151_Đổi mới quản lý chi ngân sách trong các trường quân đội ở Việt Nam
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu tổng quát
Về lý thuyết: Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý chi NSNN cho GDĐT.
Về thực tiễn: Đề tài chủ yếu tập trung đề cập đến vấn đề quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam, chủ yếu trong giai đoạn 2011-2015.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên đây, đề tài sẽ phải đề cập phân tích, luận giải và làm rõ một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, tổng hợp, phân tích và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về quản lý chi NSNNNN ở các nhà trường quân đội.
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý chi NSNN từ nước ngoài (Trung Quốc) và các trường Đại học?Học viện trong nước, qua đó rút ra những bài học cho việc quản lý chi NSNN trong các trường quân đội tại Việt Nam.
Thứ ba, phân tích một cách có hệ thống thực trạng quản lý cho NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam những năm qua. Sự phân tích sẽ cho phép đánh giá tổng quát về các kết quả đạt được trong quản lý chi NSNN tại các trường quân đội. Nhưng đề tài sẽ tập trung làm rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế trong quản lý chi NSNN tại các trường quân đội ở Việt Nam. Những hạn chế này sẽ được phân tích xem xét một cách tỷ mỷ trên cơ sở tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra (cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan).
Thứ tư, trên cơ sở đề cập và đánh giá khái quát chiến lược phát triển hoạt động GDĐT tại các trường quân đội ở Việt Nam những năm tới, đề tài sẽ tập trung vào một số nội dung:
- Những định hướng GDĐT và định hướng quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2020.
- Giải pháp và kiến nghị đổi mới công tác quản lý chi NSNN tại các trường quân đội ở Việt Nam những năm tới.
4. Nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu
– Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN cho GDĐT, bao gồm các nội dung: Vai trò của quản lý chi NSNN cho GDĐT; Nội dung quản lý chi NSNN cho GDĐT; Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho GDĐT.
– Nghiên cứu khảo sát kinh nghiệm quản lý chi NSNN ở các trường đại học nước ngoài (Trung Quốc) và tại một số trường đại học/Học viện trong nước, qua đó rút ra những bài học có giá đối với các trường quân đội ở Việt Nam nghiên cứu và vận dụng.
– Phân tích có hệ thống thực trạng quản trị lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam những năm qua.
– Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đổi mới quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam thời gian tới.
4.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý chi NSBĐ trong các trường quân đội.
4.2.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quản lý chi NSBĐ do Cục Nhà trường bảo đảm cho các trường trong toàn quân. Không nghiên cứu các loại NSNN khác trong các trường Quân đội.
– Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình quản lý NSBĐ nhà trường giai đoạn từ 2011-2015. Các giải pháp đề xuất cho những năm 2016-2020.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được mục tiêu đặt ra, ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống thường được sử dụng trong các đề tài Khoa học xã hội nhân văn, như: Phương pháp luận Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử, thống kê, so sánh … chúng tôi sẽ đặc biệt chú ý sử dụng các phương pháp sau đây:
– Phương pháp phân tích tổng hợp: Sẽ kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng nhằm lượng hóa các nhân tố tác động đến quản lý chi NSNN tại các trường quân đội ở Việt Nam.
– Phương pháp thống kê, so sánh: Sẽ sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian qua đó đánh giá hoạt động quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam.
5. Kết quả của đề tài
Đây là một đề tài nghiên cứu thực tiễn và do vậy, mục tiêu chính vẫn hướng tới là đánh giá thực tiễn qua đó làm cơ sở để đề xuất hệ giải pháp và kiến nghị phù hợp. Chính vì vậy, Luận án của chúng tôi sẽ phải làm rõ hơn nội hàm của khái niệm này và do vậy, các kết quả của Luận án này là:
Chương 1
(i) Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận có liên quan đến chi NSNN và quản lý chi NSNN cho GDĐT, lý luận chi NSBĐ trong các trường Quân đội.
(ii) Tập trung làm rõ những đặc điểm của các trường quân đội tác động đến tính chất đặc thù trong quản lý chi NSNN trong các trường quân đội
(ii) Khảo sát những kinh nghiệm về quản lý chi NSNN ở nước ngoài (Trung Quốc) và các trường Đại học/Học viện trong nước. Tác giả coi đây là một yêu cầu rất quan trọng bởi nó giúp rút ra những kinh nghiệm có giá trị, từ đó góp phần đổi mới quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam.
Chương 2
Trên cơ sở đề cập khái quát hoạt động đào tạo trong các trường quân đội tại Việt Nam thời gian qua cũng như tình hình chi NSNN trong các trường quân đội trong tương quan so sánh với cả nước, Luận án sẽ tập trung phân tích có hệ thống và sâu sắc thực trạng quản lý chi NSNN tại các trường quân đội ở Việt Nam. Từ phân tích sẽ rút ra những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.
Chương 3
Trên cơ sở đề những định hướng lớn trong hoạt động GDĐT trong các trường quân đội và một số định hướng cơ bản về quản lý chi NSNN trong các trường quân đội ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, Luận án sẽ đề xuất một hệ thống các giải pháp và kiến nghị về đổi mới quản lý chi NSNN tại các trường quân đội ở Việt Nam thời gian tới. Do các giải pháp dựa trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc về mặt lý luận và sự phân tích sâu thực tiễn nên sẽ bảo đảm tính khoa học và khả thi.
6. Kết cấu của đề tài Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN trong các trường Quân đội ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng quản lý chi NSNN trong các trường Quân đội ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp đổi mới quản lý chi NSNN trong các nhà trường quân đội ở Việt Nam những năm tới.