LA02.208_Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam.
Để đạt được mục đích nghiên cứu đó, cần hoàn thành các mục tiêu cụ thể như sau:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam.
+ Tổng hợp kinh nghiệm trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN của một sốquốc gia trên thế giới và rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
+ Phân tích thực trạng kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN qua một số năm gần đây, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
+ Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu là: Chi ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước.
* Phạm vi nghiên cứu:
– Chi NSNN được tiếp cận nghiên cứu và phản ánh trong Luận án là chi NSNN được hiểu theo nghĩa hẹp – chi NSNN của chính quyền địa phương các cấp. Và trong phạm vi chi NSNN của chính quyền địa phương các cấp, Luận án chỉ giới hạn nghiên cứu về chi ngân sách thường xuyên tại Việt Nam.
– Kiểm soát chi NSNN được tiếp cận nghiên cứu và phản ánh trong Luận án là các hoạt động của Kho bạc Nhà nước vềkiểm soát chi trước khi chi tiền. Và kiểm soát chi ở đây là kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN tại Việt Nam.
– Để đảm bảo tính thống nhất về cơ sở pháp lý trong nghiên cứu kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN thời gian qua, Luận án giới hạn phạm vi về thời gian để thu thập tư liệu và nghiên cứu đánh giá kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN từ năm ngân sách 2004 đến năm 2013 tại Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của Luận án
* Về mặt khoa học:
– Luận án hệ thống hóa, góp phần phát triển, bổ sung thêm những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi NS thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua KBNN trong bối cảnh hiện nay.
– Luận án có những đóng góp cụ thể, xác đáng thông qua các nghiên cứu về: Sự ảnh hưởng của môi trường và thể chế đến kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước; quá trình chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp; tổ chức thực hiện các cải cách ngân sách trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua KBNN.
* Về mặt thực tiễn:
– Luận án đánh giá thực trạng vấn đề kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước.
– Luận án chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước.
– Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua KBNN.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung của luận án gồm 3 chương (163 trang)
Chương 1: Cơ sở lý luận về chi ngân sách thường xuyên và kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước (47 trang)
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam (68 trang)
Chương 3: Giải pháp đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam (48 trang)