LA02.128_Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công ở Việt Nam
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng các cơ chế quản lý tài chính tại các BVC và phân tích những thuận lợi khó khăn và bất cập trong việc thực hiện các cơ chế và thực hiện cơ chế quản lý tài chính BV, luận án với mục tiêu nghiên cứu là đưa ra những giải pháp nhằm đổi mới các cơ chế quản lý tài chính đối với các BVC.
Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận án đã đưa ra các nhiệm vụ nghiên cứu:
– Nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các bệnh viện công
– Phân tích thực trạng về cơ chế quản lý tài chính đối với các BVC nhằm xác định những kết quả và những bất cập, hạn chế và vướng mắc của cơ chế thông qua việc phân tích tài liệu thứ cấp và thực hiện khảo sát thực tế tại các BVC trực thuộc Bộ Y tế.
– Nghiên cứu xây dựng hệ thống giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối các bệnh viện công.
4. Đối tƣợng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu
Với mục đích và nội dung nghiên cứu như vậy, luận án xác định rõ đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu như sau:
Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế quản lý tài chính BVC và thực tiễn việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại các BVC từ góc nhìn của người xây dựng chính sách.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính tại các BVC trên một số cơ chế quản lý tài chính quan trọng như: cơ chế phân bổ ngân sách y tế cho BVC (Luận án không nghiên cứu về cơ chế phân bổ cho chi đầu tư XDCB); cơ chế thanh toán BHYT cho BVC; cơ chế thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT cho BVC và cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính tại các BVC (Luận án không nghiên cứu về cơ chế quản lý tài sản, cơ chế quản lý chi đầu tư XDCB; cơ chế giám sát kiểm tra tài chính BVC).
Các nghiên cứu của luận án được giới hạn trong các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính đối với 40 BVC trực thuộc Bộ Y tế. Đây là số BVC thuộc tuyến TW hiện do Bộ Y tế trực tiếp quản lý.
Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung lấy số liệu từ năm 2006 – 2015 thực hiện nghiên cứu. Bởi đây là khoảng thời gian mà các cơ chế quản lý tài chính ra đời và thay đổi đã có tác động mạnh đến công tác quản lý tài chính của các BVC. Đặc biệt là cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính bắt đầu được thực hiện mạnh mẽ và chi phối lớn đến công tác quản lý tài chính tại các BVC.
Khách thể nghiên cứu: Các BVC; Cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn làm việc liên quan đến lĩnh vực quản lý tài chính, kế hoạch và bảo hiểm tại các BV; Cán bộ quản lý nhà nước làm công tác quản lý tài chính y tế, tài chính BV của Bộ Y tế và Bộ Tài chính.
Câu hỏi nghiên cứu:
– Xác định những tồn tại và bất cập của những cơ chế phân bổ NSYT, cơ chế thanh toán BHYT, cơ chế thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT và cơ chế tự chủ?
– Đổi mới những cơ chế này như thế nào? Đổi mới là thay thế hoàn toàn hay là những thay đổi mang tính kế thừa?
– Cơ chế phân bổ ngân sách theo hướng hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng và căn cứ trên nhiệm vụ đặt hàng mang lại những kết quả gì?
– Có cần thiết phải kết hợp các phương thức thanh toán BHYT?
– Nên đẩy mạnh cơ chế tự chủ tài chính đối với các bệnh viện và có nên thực hiện quản lý tài chính BVC theo mô hình doanh nghiệp??
– Xây dựng giá DVYT nên theo hướng tính đúng tính đủ các chi phí cấu thành?
– Yêu cầu về sự minh bạch về cơ chế thanh toán trực tiếp từ người sử dụng DVYT với các BVC?
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án lấy phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương pháp luận cơ bản đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác, cụ thể như sau:
Thực hiện phương pháp nghiên cứu thống kê, thu thập, phân tích tổng hợp các tài liệu hiện có gồm các văn bản chính sách, pháp luật, các báo cáo tổng kết, đánh giá ngành Y tế, BCTC của các BV trực thuộc Bộ Y tế và các tài liệu nghiên cứu khảo sát trong nước và ngoài nước về BV, tài chính y tế và quản lý tài chính BV.
Để đánh giá về cơ chế quản lý tài chính đối với các BVC nói chung và với các BVC thuộc Bộ Y tế nói riêng, tác giả đã thực hiện khảo sát nhằm thu thập những đánh giá, những quan điểm của các nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ chế này. Cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, tọa đàm cùng với phương pháp điều tra xã hội học sử dụng phiếu khảo sát những vấn đề liên quan đến nội dung luận án nhằm tìm hiểu sâu hơn về những nội dung cần nghiên cứu. Số liệu từ các phiếu khảo sát được thực hiện bằng phương pháp xử lý số liệu phần mềm SPSS của khoa học xã hội. Số liệu phỏng vấn sâu và tọa đàm được phân tích bằng cách phân nhóm, tổng hợp và phân tích theo các chủ đề.
Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu 15 mẫu chủ yếu thuộc các nhóm: Nhóm lãnh đạo quản lý bệnh viện (3 mẫu), Nhóm lãnh đạo phòng tài chính kế toán bệnh viện (5 mẫu), Nhóm chuyên viên quản lý tài chính bệnh viện của Bộ Y tế (3 mẫu), Nhóm chuyên viên quản lý tài chính y tế của Bộ tài chính (2 mẫu) và Nhóm lãnh đạo Vụ Tài chính Kế hoạch của Bộ Y tế (2 mẫu).
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về cơ chế quản lý tài chính các BVC ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng về cơ chế quản lý tài chính các BVC ở Việt Nam
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý tài chính các BVC ở Việt Nam