LA19.003_Đối chiếu tên riêng nữ giới người Anh và người Việt
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc khảo sát và đối chiếu tên riêng (chính danh) nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt, mục đích của luận án là góp phần hệ thống những lí luận về tên riêng nói chung, tên nữ giới nói riêng và làm rõ những điểm tƣơng
đồng và dị biệt về cấu tạo, ý nghĩa và văn hóa – xã hội đƣợc phản ánh qua tên nữ giới ở hai ngôn ngữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nhƣ trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu nhƣ sau:
– Xây dựng hệ thống cơ sở lí thuyết cho toàn bộ nghiên cứu thông qua điểm luận một số vấn đề lí thuyết quan trọng về danh xƣng học, tên riêng, tên ngƣời nói chung và tên nữ giới nói riêng và lí thuyết về so sánh đối chiếu.
– Miêu tả, phân tích các đặc điểm cấu tạo tên riêng nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt. Từ đó, phân tích đối chiếu để tìm ra những nét tƣơng đồng và dị biệt về cấu tạo trong tên riêng nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt.
– Miêu tả, phân tích đặc điểm ngữ nghĩa trong tên riêng nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt. Từ đó, phân tích đối chiếu để tìm ra những tƣơng đồng và dị biệt về nghĩa, cũng nhƣ về văn hóa – xã hội phản ánh qua tên riêng nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt.
3. Đối tƣợng và phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tên chính danh của nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt, trong đó bao gồm cả phần tên họ, tên đệm và tên cá nhân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn ở việc phân tích tên (chính danh) của nữ giới ngƣời Anh tại Anh (England) mà không phải tên nữ giới ngƣời Anh trên toàn Liên hiệp Vƣơng quốc Anh và Bắc Ireland. Đối với tên nữ giới ngƣời Việt, luận án cũng chỉ giới hạn phân tích tên của nữ giới ngƣời Kinh tại Việt Nam.
Cách tiếp cận vấn để nghiên cứu của luận án cơ bản là nghiên cứu so sánh đối chiếu đồng đại, để tìm ra sự giống và khác nhau giữa các bình diện đƣợc đƣa vào đối chiếu. Do đó, dù nguồn ngữ liệu để phân tích của luận án là nguồn ngữ liệu hiện đại (từ năm 1975 đến nay) nhƣng, luận án vẫn đƣa ra các hiện tƣợng về tên riêng trong lịch sử để có cơ sở phân tích và đƣa ra đƣợc cái nhìn tổng thể về tên nữ giới ngƣời Anh và Việt. Chúng tôi chọn phạm vi này bởi lẽ năm 1975 là một dấu mốc về sự phát triển kinh tế, xã hội ở cả Anh và Việt Nam.
3.3. Ngữ liệu nghiên cứu
Nguồn ngữ liệu đƣợc sử dụng để phân tích trong luận án đƣợc chúng tôi thu thập từ danh sách 12.879 tên nữ học viên, sinh viên ngƣời Anh của hai trƣờng đại học ở Anh là Đại học Miền Tây (University of the West of England) và Đại học Cranfied (Cranfied University). Nhờ có mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa Viện Đại học Mở Hà Nội, cũng nhƣ sự giúp đỡ của Hội lƣu học sinh Việt Nam lại Anh nên chúng tôi mới có đƣợc danh sách tên sinh viên ở 2 trƣờng nói trên. Đối với nguồn ngữ liệu tiếng Việt, chúng tôi đã thu thập đƣợc danh sách 12.936 tên nữ học viên, sinh viên ngƣời Kinh của 3 trƣờng đại học ở Việt Nam là Viện đại học Mở Hà Nội, Đại học Tây Đô Cần Thơ và
Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh. Lí do chúng tôi chọn 3 trƣờng đại học này vì các trƣờng thuộc các khu vực Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.
Nhƣ vậy, ngữ liệu thu thập đƣợc mang tính toàn diện về vùng miền của Việt Nam. Đây là những nguồn ngữ liệu đáng tin cậy do các trƣờng cung cấp.
3. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của luận án và thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra, luận án áp dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp điều tra để tổng hợp nguồn ngữ liệu tên nữ học viên, sinh viên tại các trƣờng đại học ở Anh và Việt Nam;
– Phương pháp miêu tả để miêu tả các đặc điểm về cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của từng thành phần định danh (tên họ, tên đệm, tên cá nhân) trong tổ hợp định danh nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt;
– Phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra điểm tƣơng đồng và dị biệt vềcấu tạo, ngữ nghĩa và văn hóa – xã hội đƣợc phản ánh qua tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt;
– Phương pháp nghiên cứu liên ngành đƣợc tận dụng để thấy đƣợc mối liên hệ giữa đặc trƣng ngôn ngữ với các thuộc tính văn hóa – xã hội đƣợc phản ánh.
Ngoài ra, để thực hiện luận án một cách khoa học và chính xác luận án còn áp dụng thủ pháp thống kê định lƣợng, kết hợp với phân tích định tính, mô hình hóa, lập bảng biểu để đƣa ra kết quả phân tích nghiên cứu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Chúng tôi hi vọng luận án này sẽ giúp cho những ngƣời làm công tác nghiên cứu ngôn ngữ hiểu sâu hơn về đặc điểm ngôn ngữ thể hiện ở tên chính danh nữ giới ngƣời Anh và nữ giới ngƣời Việt cùng với những nét văn hoá – xã hội hàm chứa trong đó. Đồng thời, luận án cũng sẽ giúp cho những ngƣời làm công tác biên – phiên dịch, giảng viên và sinh viên học tiếng Anh đƣợc mở rộng hiểu biết hơn về vấn đề này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án dự kiến sẽ có những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn nhƣ sau:
Về lý luận, các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ những đặc trƣng của nhân danh học nữ giới cả về mặt ngôn ngữ lẫn văn hoá – xã hội.
Về thực tiễn, các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có đóng góp nhất định cho công tác nghiên cứu ngôn ngữ, công tác dạy và học ngôn ngữ và văn hoá Anh, Việt của giảng viên, sinh viên, nghiên cứu viên của các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học và những ngƣời yêu thích ngôn ngữ văn hoá Anh, Việt.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và trích dẫn, nội dung chính của luận án đƣợc cấu trúc thành ba chƣơng nhƣ sau:
CHƢƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của luận án
CHƢƠNG 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt
CHƢƠNG 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa và văn hóa – xã hội phản ánh qua tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt.