ThS16.18_Điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Tây bắc và trung tâm)
Nghiên cứu trồng rừng gỗ lớn, mặc dù đã có nhiều kết quả đƣợc công bố, nhiều kinh nghiệm và bài học đã đƣợc đúc kết, ngƣời trồng rừng vẫn tiếp tục đối mặt với các vấn đề sau đây: (i) Bối rối khi lựa chọn tập đoàn cây trồng, (ii) Không chắc chắn về sự thích nghi của một loài đối với lập địa cụ thể, (iii) Có thể trồng gỗ lớn thuần loài không? Hay phải hỗn giao và tổ hợp hỗn giao nhƣ thế nào là tốt nhất, và (iv) Kỹ thuật lâm sinh thích hợp để thiết lập rừng trồng gỗ lớn nhƣ thế nào? Trong những năm gần đây, rất nhiều loài cây bản địa đƣợc khuyến nghị bên cạnh các loài cây nhập nội mọc nhanh. Ở vùng Tây Nguyên có các loài nhƣ: Xoan ta, Dầu rái, Sao đen Giổi xanh, Dó trầm, … Ở vùng Đông nam Bộ có các loài nhƣ: Xoan ta, Bông gòn, Dầu rái, Sao đen, Gáo, Gió trầm, Xoan mộc.
Ở vùng duyên hải miền trung có các loài nhƣ: Huỷnh, Lát hoa, Sồi phảng, Dó trầm, Gạo và ở vùng Trung du miền núi phía bắc có các loài nhƣ: Xoan ta, Gạo, Trám trắng, Sa mộc, Mỡ, Bồ đề, Tống dù … Tuy nhiên, danh mục các loài cây này vẫn chƣa thuyết phục đƣợc các nhà trồng rừng, có nhiều loài cần phải loại bỏ ra khỏi danh sách và cũng có nhiều loài cần đƣợc bổ sung. Do đó, các chƣơng trình khảo nghiệm vẫn cần thiết đƣợc tiếp tục để có các lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, việc chọn loài cây trồng rừng không chỉ dựa vào: tốc độ sinh trƣởng, sự thuận lợi, chất lƣợng gỗ và các yêu cầu lập địa không thôi; mà còn phải đƣợc lọc bỏ, loại trừ và khảo nghiệm. Tức là phải có sự đánh giá nhiều loài, phân tích các bài học thất bại, rút ra các yếu tố đƣa đến thành công. Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhừm mục đích phát triển các giải pháp kỹ thuật và kinh tế-xã hội để thiết lập rừng trồng gỗ lớn cho nguyên liệu đồ mộc. Trong các mô hình nghiên cứu đó, các loài cây đã đƣợc khảo nghiệm cùng với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp. Mục tiêu cụ thể của các hoạt động nghiên cứu là xác định đƣợc những loài và tổ thành loài hỗn giao thích hợp nhất cho việc thiết lập rừng trồng gỗ lớn, mọc nhanh cho các dạng lập địa ở vùng sinh thái. Các khảo nghiệm đƣợc đánh giá dựa trên các tiêu chí cụ thể sau đây đối với mỗi loài và biện pháp thiết lập: (i)
tốc độ sinh trƣởng (H, D, V); (ii) Hình thân (dáng cây); (iii) Khả năng tự tỉa cành, (iv) Kiểu sinh trƣởng (biểu hiện đỉnh sinh trƣởng, phản ứng với ánh sáng, với thổ nhƣỡng); (v) sinh lực cây, tính chống chịu, (vi) Cấu trúc tán, (vii) Phản ứng trong hỗn giao, (viii) Khả năng tái sinh, (ix) Tính chất cơ lý hoá gỗ, (x) Tính chất công nghệ của gỗ.
Các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đều đƣợc xuất phát từ các yêu cầu thực tế sau đây:
– Ngành công nghiệp chế biến gỗ (đặc biệt là đồ mộc) Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,5 tỷ US$, nhƣng đáng tiếc lại phải nhập 80 gỗ nguyên liệu.
– Khả năng cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên ngày càng giảm, trong những năm trƣớc 2000, sản lƣợng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên của Việt Nam trung bình khoảng 2 triệu m3 gỗ tròn mỗi năm, giảm xuống 0,7 triệu m vào năm 2000 và 0,3 triệu vào năm 2003; hiện nay con số này chỉ còn khoảng 0,2 triệu m3/năm.
– Việt Nam có trên 5 triệu ha rừng nghèo kiệt với sản lƣợng bình quân chỉ 30-90 m3/ha, trong đó ít nhất có 2-3 triệu ha rừng sản xuất có khả năng cải tạo thành rừng sản xuất thâm canh gỗ lớn. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt thành rừng sản xuất thâm canh gỗ lớn đang trở thành một chủ trƣơng lớn vừa đáp ứng đƣợc nguyện vọng của những ngƣời làm nghề rừng ở các điạ phƣơng vừa là giải pháp cần thiết để thực hiện chiến lƣợc phát triển ngành vừa mới đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt với mục tiêu đáp ứng nhu cầu hàng năm 20 triệu m3 gỗ tròn (trong đó gỗ lớn là 10 triệu m3).
– Diện tích rừng trồng cung cấp gỗ lớn còn rất hạn chế, các kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn còn rất tản mạn, chƣa đồng bộ, liên hoàn cho mỗi loài/nhóm loài hỗn giao thích hợp. Các chính sách và giải pháp kinh tế xã hội vẫn còn nhiều bất cập, chƣa tạo động lực thúc đẩy phát triển trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu chế biến đồ mộc. Rừng trồng cây mọc nhanh chu kỳ ngắn đang có hiện nay chủ yếu là nhằm mục đích sản xuất gỗ nguyên liệu giấy, tuy nhiên nhu cầu về gỗ lớn đang gia tăng cũng đã thúc đẩy các nhà lâm nghiệp quan tâm nghiên cứu trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh. Gần đây, Nhà nƣớc đã quan tâm đầu tƣ cho các đề tài nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và kinh tế xã hội để phát triển trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh. Một trong số các đề tài đã và đang đƣợc thực hiện là đề tài cấp nhà nƣớc: “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế -xã hội trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh trên đất trống còn tính chất đất rừng và đất rừng nghèo kiệt” do TS. Trần Văn Con, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì. Rừng trồng có thể đƣợc thiết lập với nhiều mục đích khác nhau và chúng có thành phần loài, cấu trúc cũng nhƣ cƣờng độ kinh doanh khác nhau. Trong
đề tài nói trên, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam quan niệm: “rừng trồng “gỗ lớn mọc nhanh” là các rừng rồng “thƣơng mại” với cƣờng độ kinh doanh cao, đƣợc thiết lập tƣơng đối tập trung, chủ yếu là thuần loài (cây bản địa hoặc nhập nội) mọc nhanh (có năng suất trên 15 m3/ha/năm) để sản xuất gỗ lớn (có đƣờng kính trên 25 cm ) với luân kỳ kinh doanh tối đa là 30 năm. Rừng trồng thƣơng mại gỗ lớn mọc nhanh có thể đƣợc thiết lập ở quy mô lớn do các công t y đầu tƣ hoặc một liên kết nhiều khu rừng quy mô nhỏ đến vừa của các chủ rừng nhỏ”.
Vì các lý do này, tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình là: “Điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Tây bắc và trung tâm)”
ThS16.18_Điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc (Tây bắc và trung tâm)