LA35.016_Diễn xướng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 đến 2013 – truyền thống và biến đổi
1. Lý do chọn đề tài
Cho đến bây giờ, khó có thể hình thành thêm đƣợc một loại hình nghệ thuật sân khấu nào vừa giàu bản sắc văn hóa Việt, ẩn chứa hồn cốt văn hoá dân gian của vùng châu thổ Bắc Bộ, lại vừa độc đáo với những đặc trƣng ngôn ngữ thể loại nhƣ nghệ thuật chèo. Là một thành tố trong di sản văn hoá dân gian Việt Nam, trong quá trình hình thành và phát triển, chèo cổ truyền đã tích tụ, sản sinh và lƣu truyền cho hậu thế nhiều tích diễn, nhiều mảnh trò, và nhiều vở chèo, đặc biệt là kho tàng âm nhạc với gần 200 làn điệu có giá trị về nghệ thuật. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, cùng với sự du nhập của văn hoá phƣơng Tây, chèo đã đƣợc cách tân thành chèo văn minh, chèo cải lƣơng diễn trên sân khấu rạp hát, nhà hát để đáp ứng thị hiếu khán giả thành thị. Hiện tƣợng trên kéo theo sự thay đổi tiêu chí thẩm mỹ các mặt của chèo (văn bản, âm nhạc, hội hoạ, cách diễn). Các gánh chèo quê chỉ hoạt động một cách thoi thóp và dần dần tan rã. Nhiều nghệ nhân từ bỏ nghệ thuật, tham gia kháng chiến cứu nƣớc.
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 cùng với chính sách khôi phục văn hoá truyền thống của Đảng đã tạo điều kiện để chèo hồi sinh. Những vở chèo đƣơng đại liên tục ra đời trong sự câu thúc chung của sự nghiệp phát triển văn hoá nghệ thuật, và hơn hết là nhu cầu phục vụ đời sống tinh thần của công chúng, phục vụ cách mạng. Trong quá trình ấy, bên cạnh những thành công trong nhiều vở chèo, thì có những lúc, những thời điểm âm nhạc đã thoát ly khỏi gốc rễ văn hóa chèo bởi sự cách tân quá đà, đẩy chèo sang một hình thức sân khấu khác. Bên cạnh đó, lại có những vở diễn sử dụng nhiều làn điệu chèo cổ truyền, mà vẫn đem lại sự cảm nhận không phải là vở chèo đích thực. Có thể nói, trong sự tích hợp văn hóa nửa cuối thế kỷ XX đến nay, những thay đổi từ bối cảnh xã hội, môi trƣờng diễn xƣớng, chính sách văn hóa, chủ thể sáng tác, sự tác động từ các hình thái kinh tế, nghệ thuật của thời kỳ đổi mới, hội nhập, toàn cầu hóa, hình thức tổ chức, và năng lực của đơn vị nghệ thuật (năng lực quản lý của lãnh đạo, năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ của diễn viên, nhạc công…) cùng nhu cầu khán giả là những tác động cơ bản tạo nên sự biến đổi của nghệ thuật chèo.
Câu hỏi đặt ra là: chèo đƣơng đại (nhất là đề tài phản ánh những vấn đề nóng bỏng, hiện thực của cuộc sống, xã hội đƣơng đại) cho đến hôm nay vẫn lúng túng kiếm tìm ngôn ngữ biểu hiện trong sự đa dạng hóa đề tài, thể tài, mong đáp ứng nhu cầu thƣởng thức, thẩm mỹ của các đối tƣợng khán giả, mà vẫn chƣa thể định hình một phƣơng pháp nghệ thuật. Nhiều năm qua, những vấn đề lý luận về âm nhạc chèo cổ truyền cơ bản đã đƣợc đúc kết, mở ra hệ thống lý luận âm nhạc chèo, làm nền tảng cho sự kế thừa và phát triển âm nhạc chèo. Trong khi đó, mặc dù âm nhạc chèo đƣơng đại đã đƣợc giới nghiên cứu chèo bàn đến, nhƣng đến nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu khoa học chuyên biệt nào về vấn đề diễn xƣớng âm nhạc để thấy rõ sự biến đổi của nó từ loại hình sân khấu dân gian sang sân khấu chuyên nghiệp.
Khi vở diễn sân khấu đã bị chi phối bởi yếu tố thời đại và đã có những biến đổi cả về nội dung lẫn hình thức, thì âm nhạc – thành tố luôn phải tạo đƣợc tiếng nói tƣơng thích cùng kịch bản cũng sẽ có những biến đổi… đó là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển nghệ thuật chèo. Nhƣng sự biến đổi ấy diễn ra nhƣ thế nào, những yếu tố dân gian làm nên đặc trƣng cơ bản của âm nhạc chèo còn giữ đƣợc hay đang giảm dần trong chèo đƣơng đại?. Nếu không giữ đƣợc những yếu tố dân gian, thì âm nhạc sẽ góp phần đẩy chèo đƣơng đại sang hình thức sân khấu khác. Đây là vấn đề khoa học dƣờng nhƣ bị lãng quên, chƣa đƣợc giới nghiên cứu chèo quan tâm, lý giải, và nó trở thành lý do để nghiên cứu sinh nghiên cứu trong đề tài Diễn xướng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 đến 2013 – truyền thống và biến đổi, tạo nên tính mới của luận án