ThS02.015_Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam
1. Sự cần thiết của đề tài.
Dầu khí được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, Nghị quyết 15 của Bộ chính trị (khoá VI) đã vạch rõ: “đất nước ta có nguồn tiềm năng dầu khí đáng kể ở thềm lục địa. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải tập rung cố gắng đến mức cao nhất để biến tiềm năng đó thành hiện thực, từng bước đưa dầu khí trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế trong những thập kỷ tới”.
Theo Nghị quyết Đại hội IX và Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam, ngành dầu khí Việt Nam phải tiếp tục phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng bộ, hoàn chỉnh, ngang tầm với các nướ
c trong khu vực. Việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên và an toàn môi trường dầu khí. Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó, Petrovietnam tiếp tục tăng cường cùng các Bộ ngành liên quan kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí đồng thời phát huy nội lực, triển khai nhiều hoạt động dầu khí, kể cả đầu tư ra nước ngoài. Trong bối cảnh đó, việc việc nghiên cứu đề tài “Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam” có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp thiết vì:
– Bên cạnh những thành tựu đạt được của ngành dầu khí cần phải tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn nữa góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá.
– Dầu khí là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, công nghệ hiện đại.
– Thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí ở vùng nước sâu, xa bờ, vùng có điều kiện địa chất khó khăn phức tạp.
– Từng bước chuyển các hoạt động dầu khí Việt Nam từ hợp tác nước ngoài và người nước ngoài điều hành dần dần thành Việt Nam tự đầu tư, điều hành và tương lai tiến hành đầu tư ra nước ngoài.
– Đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy lọc dầu của Việt Nam khi đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn….
2. Mục đích nghiên cứu.
– Hệ thống hóa lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
– Từ những kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
– Phân tích thực trạng và đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.
– Rút ra những kết luận làm căn cứ đề xuất hoàn thiện các cơ chế chính sách phù hợp nhằm kích thích đầu tư trong hoạt động dầu khí ở Việt Nam