LA06.042_Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Đề tài luận án: “Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”.
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển (Kinh tế Đầu tư ) Mã số : 62310105
Nghiên cứu sinh :Trần Thị Mai Hoa Mã NCS: NCS29.11ĐT
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Minh
Lê Tuyển Cử
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Những đóng góp về học thuật và lý luận:
Trên cơ sở phân tích nội dung của đầu tư phát triển KCN, luận án đã xây dựng 4 nhóm tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển KCN bao gồm: (1) Các tiêu chí chung; (2) Các tiêu chí đánh giá đầu tư kết cấu hạ tầng KCN; (3) Các tiêu chí đánh giá đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN; (4) Các tiêu chí đánh giá hoạt động đầu tư khác.
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, luận án đã xây dựng 2 mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN vùng kinh tế trọng điển Bắc Bộ
Luận án đã tìm ra một số bài học kinh nghiệm cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong hoạt động đầu tư phát triển KCN trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm đầu tư phát triển KCN thành công của một số quốc gia Châu Á.
Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:
Thông qua nghiên cứu định tính, luận án rút ra nhận xét:
+ Hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: số lượng các KCN được thành lập và qui mô các KCN tăng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong KCN có sự bứt phá rõ rệt tăng từ 18,84% năm 2010 lên 64,38% năm 2016. Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN tăng mạnh…
+ Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng còn nhiều vấn đề tồn tại phải nghiên cứu giải quyết như: qui mô vốn còn ít chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý vì đang bị phụ thuộc quá nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN chưa đồng bộ; cơ cấu đầu tư theo ngành nghề trong các KCN chưa hợp lý, thu hút các dự án đầu tư có trình độ công nghệ không cao, thu hút đầu tư để tạo các liên kết kinh tế trong KCN còn yếu; hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư bảo vệ môi trường KCN còn yếu.
– Thông qua nghiên cứu định tính và phân tích định lượng, nghiên cứu đã chỉ ra 7 nguyên nhân ảnh đến hoạt động đầu tư phát triển KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong đó, qui hoạch phát triển KCN và chính sách ưu đãi đầu tư phát triển KCN có tác động mạnh nhất. Theo kết quả nghiên cứu, giả sử các yếu tố khác không đổi, KCN được đánh giá có qui hoạch đồng bộ sẽ thu hút được vốn đầu tư cao hơn so với KCN được đánh giá qui hoạch không đồng bộ là 88% với nguồn vốn nước ngoài và 42,5% đối với nguồn vốn trong nước. KCN được đánh giá có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn sẽ thu hút vốn đầu tư cao hơn so với KCN không có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn là 67,1% đối với vốn đầu tư nước ngoài và 43,6% đối với nguồn vốn đầu tư trong nước.
– Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất bảy nhóm giải pháp đầu tư phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm: (1) Nâng cao chất lượng công tác qui hoạch đầu tư phát triển KCN; (2) Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển KCN; (3) Đa dạng hoá phương thức huy động vốn và tăng cường đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN; (4) Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN; (5) Tăng cường hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực; (6) Tăng cường hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường KCN (7) Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với KCN.
LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP …………………………………………………………………………………………..7
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ……………………….7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài …………………………………………………..7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ………………………………………………… 10
1.2. Khoảng trống nghiên cứu và qui trình nghiên cứu của luận án………………. 15
1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu của luận án …………………………………………………. 15
1.2.2. Qui trình nghiên cứu của luận án ……………………………………………………….. 15
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP … 17
2.1. Khu công nghiệp và đầu tư phát triển khu công nghiệp ………………………… 17
2.1.1. Khu công nghiệp và vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội …. 17
2.1.2. Khái niệm và đặc điểm đầu tư phát triển khu công nghiệp ……………………… 21
2.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp ……………………………………… 23
2.2.1. Nguồn vốn nhà nước………………………………………………………………………… 24
2.2.2. Nguồn vốn của các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp ……. 25
2.2.3. Nguồn vốn của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ……………………….. 26
2.3. Nội dung đầu tư phát triển khu công nghiệp ………………………………………… 26
2.3.1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp ………………………………… 26
2.3.2. Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp …………………. 27
2.3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ khu công nghiệp ……………………. 28
2.3.4. Đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ………………………………………………………………………………………. 28
2.3.5. Đầu tư bảo vệ môi trường khu công nghiệp …………………………………………. 29
2.4. Các tiêu chí đánh giá đầu tư phát triển KCN ……………………………………….. 29
2.4.1. Các tiêu chí chung …………………………………………………………………………… 30
2.4.2. Các tiêu chí đánh giá đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp …………………. 31
2.4.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của DN trong KCN .. 33
2.4.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động đầu tư khác ……………………………………………… 35
2.5. Các nhân tố và mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển KCN ……………………………………………………………………………………………….. 35
2.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển KCN ……………………………….. 35
2.5.2. Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển KCN………. 40
2.6. Kinh nghiệm của một số nước, vùng lãnh thổ về đầu tư phát triển các KCN
và bài học cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ…………………………………………… 49
2.6.1. Mô hình đầu tư phát triển KCN Tô Châu của Trung Quốc ……………………… 49
2.6.2. Mô hình đầu tư phát triển KCN ở Thái lan …………………………………………… 51
2.6.3. Mô hình đầu tư phát triển KCN ở Đài Loan …………………………………………. 52
2.6.4. Những bài học vận dụng cho đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ …. 54
2.7. Tóm tắt chương 2 ………………………………………………………………………………. 56
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ ………………………………………………….. 57
3.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ …………………………………………………………………………………………….. 57
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ………………………… 57
3.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ……………….. 58
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn của vùng KTTĐ Bắc Bộ trong việc phát triển các KCN …. 59
3.2. Khái quát tình hình phát triển các khu công nghiệp cả nước và vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ …………………………………………………………………………………….. 62
3.2.1. Tình hình phát triển các khu công nghiệp cả nước ………………………………… 62
3.2.2. Tình hình phát triển các khu công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ ……………….. 64
3.3. Thực trạng đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ….. 65
3.3.1. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ … 65
3.3.2. Nội dung đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ………………………. 69
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển KCN
vùng KTTĐ Bắc Bộ ………………………………………………………………………………….. 86
3.4.1. Mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………………………. 86
3.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN86
3.4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN………………………………………………………………………………………………. 90
3.5. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ….. 94
3.5.1. Các kết quả đạt được………………………………………………………………………… 94
3.5.2. Hạn chế tồn tại ………………………………………………………………………………. 115
3.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế ………………………………………………………….. 119
3.6. Tóm tắt chương 3 …………………………………………………………………………….. 124
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2030 …………………………………………………………………………. 125
4.1. Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ tầm nhìn đến năm 2030 …………………………………………….. 125
4.1.1. Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ ………… 125
4.1.2. Qui hoạch phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ ………………………… 127
4.2. Quan điểm và phương hướng đầu tư phát triển KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ
tầm nhìn đến năm 2030 …………………………………………………………………………… 129
4.2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước………………………………………………………… 129
4.2.2. Quan điểm và phương hướng đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ . 132
4.3. Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc
Bộ đến năm 2030 ……………………………………………………………………………………. 136
4.3.1. Nâng cao chất lượng công tác qui hoạch đầu tư phát triển KCN…………….. 136
4.3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư phát triển KCN ………………………….. 139
4.3.3. Đa dạng hoá nguồn vốn và tăng cường đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ
tầng KCN ……………………………………………………………………………………………… 140
4.3.4. Tăng cường xúc tiến đầu tư vào KCN ……………………………………………….. 143
4.3.5. Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực …………………………………….. 146
4.3.6. Tăng cường đầu tư bảo vệ môi trường KCN ………………………………………. 147
4.3.7. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với KCN ……………………………. 149
4.4. Một số kiến nghị ………………………………………………………………………………. 150
4.4.1. Đối với Chính Phủ …………………………………………………………………………. 150
4.4.2. Đối với các Bộ, Ngành……………………………………………………………………. 151
4.4.3. Đối với các địa phương …………………………………………………………………… 151
4.5. Tóm tắt chương 4 …………………………………………………………………………….. 152
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………… 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
BQL Ban quản lý
CCN Cụm công nghiệp
CNTB Chủ nghĩa tư bản
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐKKT Đặc khu kinh tế
ĐTNN Đầu tư nước ngoài EU Cộng đồng Châu Âu GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư GTSX Giá trị sản xuất
KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KCHT Kết cấu hạ tầng KKT Khu kinh tế
KTTĐ Kinh tế trọng điểm KTXH Kinh tế xã hội KHCN Khoa học công nghệ QLNN Quản lý nhà nước
R&D Nghiên cứu và phát triển SXKD Sản xuất kinh doanh VĐT Vốn đầu tư
VKTTĐBB Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ WTO Tổ chức thương mại thế giới XLNT Xử lý nước thải
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các tiêu chí phản ánh kết quả đầu tư phát triển KCN nói chung ………… 30
Bảng 2.2: Các tiêu chí phản ánh năng lực phục vụ tăng thêm của hệ thống kết cấu hạ tầng KCN……………………………………………………………………………… 32
Bảng 2.3: Tiêu chí đánh giá kết quả thu hút đầu tư vào SXKD trong KCN ………… 33
Bảng 2.4: Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư SXKD trong KCN ………………………. 34
Bảng 2.5: Chỉ báo và Thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng KCN …………………………………………………………………………. 45
Bảng 2.6: Chỉ báo và Thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh của DN vào KCN…………………………….. 46
Bảng 3.1: Tình hình đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN (12/2016) ………………………. 63
Bảng 3.2: Tình hình thu hút đầu tư và lao động các KCN (12/2016) …………………. 63
Bảng 3.3: Vốn đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010-2016 … 65
Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ giai
đoạn 2010 – 2016 ………………………………………………………………………. 67
Bảng 3.5: Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ giai
đoạn 2010 – 2016……………………………………………………………………….. 67
Bảng 3.6: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ phân theo nội dung, giai đoạn 2010 – 2016 …………………………………………………… 69
Bảng 3.7: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ phân theo nội dung, giai đoạn 2010 – 2016 …………………………………………………… 70
Bảng 3.8: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN vùng KTTĐ
Bắc Bộ giai đoạn 2010-2016 ……………………………………………………….. 71
Bảng 3.9: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư trong nước cho phát triển kết cấu hạ tầng KCN
vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010-2016 ……………………………………… 73
Bảng 3.10: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kết cấu hạ tầng
KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010-2016 ……………………………… 74
Bảng 3.11: Tỷ trọng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ theo nội dung giai đoạn 2010-2016 …………………………………………………………… 77
Bảng 3.12: Vốn đầu tư đăng ký vào sản xuất kinh doanh trong KCN vùng KTTĐ Bắc
Bộ giai đoạn 2010-2016 ……………………………………………………………… 78
Bảng 3.13: Số dự án và vốn đầu tư đăng ký vào sản xuất kinh doanh trong KCN
vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2016 …………………………………………………….. 79
Bảng 3.14: Cơ cấu và tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký vào sản xuất kinh doanh trong
KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010-2016 ……………………………… 81
Bảng 3.15: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong KCN vùng
KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010-2016 ……………………………………………… 82
Bảng 3.16: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN vùng
KTTĐ Bắc Bộ theo lĩnh vực giai đoạn 2010-2016 …………………………… 83
Bảng 3.17. Mô tả thống kê các biến sử dụng trong mô hình 1……………………………. 87
Bảng 3.18: Kiểm định đa cộng tuyến …………………………………………………………….. 88
Bảng 3.19: Kiểm định dạng hàm ………………………………………………………………….. 88
Bảng 3.20: Kiểm định phương sai sai số không đổi …………………………………………. 88
Bảng 3.21: Kết quả ước lượng yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư HT………………………… 89
Bảng 3.22. Mô tả thống kê các biến sử dụng trong mô hình 2……………………………. 90
Bảng 3.23: Kiểm định đa cộng tuyến …………………………………………………………….. 91
Bảng 3.24: Kiểm định dạng hàm ………………………………………………………………….. 92
Bảng 3.25: Kiểm định phương sai sai số không đổi …………………………………………. 92
Bảng 3.26: Kết quả ước lượng ảnh hưởng đến đầu tư phát triển…………………………. 92
Bảng 3.27: Số lượng các KCN của các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn
2010-2016 ………………………………………………………………………………… 96
Bảng 3.28: Diện tích đất tự nhiên các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ phân theo địa phương tính đến hết 12/2016 ……………………………………………………….. 97
Bảng 3.29: Tỷ lệ đất CN có thể cho thuê của các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ ……….. 100
Bảng 3.30: Tỷ lệ lấp đầy KCN phân loại theo tình trạng hoạt động ở các Vùng
KTTĐ ( tính đến hết tháng 12/2016)…………………………………………… 102
Bảng 3.31: Suất đầu tư KCN Vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010-2016 …………… 105
Bảng 3.32: Hiệu quả hoạt động đầu tư KCN xét theo chỉ tiêu GTSXCN của Vùng
KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010-2016 ……………………………………………. 110
Bảng 3.33: Hiệu quả hoạt động đầu tư KCN xét theo chỉ tiêu GTXKCN của Vùng
KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010-2016 ……………………………………………. 111
Bảng 3.34: Hiệu quả hoạt động đầu tư KCN xét theo chỉ tiêu Doanh Thu Vùng
KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010-2016 ……………………………………………. 112
Bảng 3.35: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn 2010-2016 ……………….. 182
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Qui trình nghiên cứu của luận án ………………………………………………….. 16
Hình 2.1: Khung phân tích yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư kết cấu hạ tầng KCN ….. 40
Hình 2.2: Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN … 42
Hình 3.1: Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010 – 2016 … 61
Hình 3.2: Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ giai
đoạn 2010-2016 …………………………………………………………………………. 71
Hình 3.3: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ
giai đoạn 2010-2016 …………………………………………………………………… 72
Hình 3.4: Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào xây dựng KCHT các KCN vùng
KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010-2016 ……………………………………………… 74
Hình 3.5: Số dự án được thu hút vào phát triển sản xuất trong các KCN vùng KTĐ
Bắc Bộ giai đoạn 2010-2016 ……………………………………………………….. 78
Hình 3.6: Qui mô vốn đầu tư đăng ký vào sản xuất kinh doanh trong các KCN Vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010-2016 (tỷ đồng) ……………………….. 80
Hình 3.7: Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đăng ký trong thu hút vốn sản xuất kinh doanh trong các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ ……………………………… 82
Hình 3.8: Qui mô và tốc độ phát triển vốn đầu tư khác vào KCN …………………….. 85
Hình 3.9: Số lượng các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ ………………………………………… 95
Hình 3.10: Tỷ lệ % các KCN của các Vùng KTTĐ phân theo tiêu chí qui mô……… 98
Hình 3.11: Diện tích đất tự nhiên và diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các Vùng KTTĐ (tính đến 12/2016) ……………………………………………… 99
Hình 3.12: Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê và đã cho thuê của các vùng
KTTĐ tính đến hết tháng 12 năm 2016………………………………………… 101
Hình 3.13: Tỷ lệ lấp đầy các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010-2016 ……. 102
Hình 3.14: Tỷ lệ lấp đầy các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ phân theo địa phương (Tính các KCN đã vận hành tính đến tháng 12/2016) ……………………………… 104
Hình 3.15: Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký vào xây dựng KCHT KCN giai
đoạn 2010-2016 ……………………………………………………………………….. 106
Hình 3.16: Giá trị sản xuất công nghiệp của các DN KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ giai
đoạn 2010-2016 ……………………………………………………………………….. 109
Hình 3.17: Liên kết Canon và các doanh nghiệp khác trong KCN Thăng Long ….. 117
Hình 3.18: Trình tự, thủ tục bổ sung qui hoạch KCN …………………………………….. 176
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
LỜI MỞ ĐẦU
Bước vào những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, tình hình kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế giữa các nước, các khu vực có những chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc do tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, cũng như tình hình chính trị thế giới. Để nhanh chóng thích ứng với những biến đổi đó, ở nhiều nước đã diễn ra quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tận dụng tốt nhất những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với tất cả các nước. Tình hình đó cũng đặt Việt Nam trước những thách thức mới cũng như những cơ hội mới. Để vượt qua các thách thức đồng thời tận dụng được những cơ hội mới, Việt Nam cần thu hút được mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để tăng cường đầu tư cho sản xuất và khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó Việt Nam cần phải có những mô hình và chính sách phát triển hợp lý.
Xuất phát từ mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước cũng như học tập kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển đi trước, Việt Nam đã xây dựng mô hình “khu công nghiệp- khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục xác định” nhằm tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi với kết cấu hạ tầng đồng bộ, cơ chế quản lý thông thoáng, ưu đãi đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư theo định hướng và qui hoạch đã định nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.
Căn cứ vào điều kiện địa lý, các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước được phân chia theo 4 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Tuỳ theo điều kiện địa lý, đặc điểm kinh tế
– xã hội và lợi thế sẵn có mà từng vùng có định hướng phát triển KCN phù hợp riêng. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã thu được những thành tựu to lớn về nhiều mặt như: góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm… Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, trong những năm qua hoạt động đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ vẫn còn tồn tại một số vấn đề như qui hoạch đầu tư phát triển các KCN chưa đồng bộ, vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng
2
KCN chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, tỷ lệ lấp đầy KCN còn thấp, liên kết kinh tế trong KCN còn yếu, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và môi trường KCN còn yếu. Những vấn đề này đã và đang làm cản trở kết quả hoạt động của các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng và sự phát triển kinh tế toàn vùng nói chung. Bên cạnh đó, các thoả thuận trong hiệp định thương mại tự do mới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút vốn đầu tư giữa các quốc gia trong khu vực và giữa các tỉnh, vùng trong cả nước đã đặt ra một bài toán là làm thế nào để đầu tư phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đúng hướng, đạt kết quả cao và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của từng tỉnh, thành phố và toàn vùng.
Nhận thức được tầm ảnh hưởng quan trọng của đầu tư phát triển KCN đối với phát triển kinh tế xã hội toàn vùng, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ đến 2030.
Mục tiêu cụ thể
– Hệ thống hoá những cơ sở lý luận về đầu tư phát triển các KCN, nghiên cứu một số kinh nghiệm đầu tư phát triển các KCN tương đối thành công của nước ngoài làm bài học kinh nghiệm cho vùng KTTĐ Bắc Bộ.
– Phân tích thực trạng đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ trên các khía cạnh: Qui mô vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và các nội dung đầu tư như đầu tư kết cấu hạ tầng KCN, thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong KCN, đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ KCN…
– Chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ
– Đánh giá tác động của một số nhân tố đến hoạt động đầu tư phát triển các
KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ thông qua mô hình kinh tế lượng
– Trên cơ sở các bài học kinh nghiệm, định hướng đầu tư phát triển KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ và nguyên nhân của các hạn chế, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường đầu tư phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển các KCN.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian
– Các KCN trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ
– Một số quốc gia thành công trong hoạt động đầu tư phát triển KCN có đặc
điểm tương đồng với Việt Nam như: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan.
Về thời gian
Dữ liệu nghiên cứu về hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ được lấy chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2016. Các kiến nghị và giải pháp được đề xuất đến năm 2030.
Về Nội dung nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đầu tư kết cấu hạ tầng KCN, thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong KCN, và đầu tư khác như: đầu tư cho nguồn nhân lực phục vụ KCN, đầu tư bảo vệ môi trường KCN…
4. Câu hỏi nghiên cứu
– Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư vào phát triển các KCN vùng KTTĐ
Bắc Bộ theo nguồn vốn và theo nội dung đầu tư?
– Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ
Bắc Bộ?
– Các tiêu chí đo lường kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển KCN vùng KTTĐ
điểm Bắc Bộ?
– Để đầu tư phát triển KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt kết quả tốt cần phải có các giải pháp gì?
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp chung
Nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng (sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ)
4
– Phương pháp thu thập số liệu
+ Thứ nhất, nguồn số liệu thứ cấp: nghiên cứu thu thập số liệu từ các nguồn có sẵn như: Niên giám thống kê các năm từ 2006-2016, Số liệu thống kê của Vụ quản lý các Khu Kinh Tế – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số liệu trên các sách báo tạp chí chuyên ngành, trên các trang web điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Bộ Công thương, của các Ban quản lý KCN, của các Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh và các báo cáo hội thảo tổng kết hoạt động phát triển các khu công nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Thứ hai, nguồn số liệu sơ cấp: nghiên cứu thu thập thông qua điều tra các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN – bao gồm 70 KCN đã được thành lập trên địa bàn 7 tỉnh và một số doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong các KCN của các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đối với khảo sát điều tra các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong KCN, luận án khảo sát 150 doanh nghiệp tại 44 KCN đang hoạt động trên tổng số 70
KCN được thành lập trong vùng. Mỗi KCN, tác giả phát phiếu khảo sát đến 3 doanh nghiệp, trong đó bao gồm 1 doanh nghiệp lớn và 2 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Riêng các KCN của Hà Nội và Bắc Ninh, tác giả phát phiếu khảo sát đến 4 doanh nghiệp bao gồm
2 doanh nghiệp lớn và 2 doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Phương pháp phân tích dữ liệu
+ Đối với phần phân tích định tính, nghiên cứu áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, giúp nghiên cứu sinh có một cái nhìn toàn diện, một quan điểm đánh giá khách quan, một tư duy nghiên cứu khoa học xuyên suốt từ cách đặt vấn đề đến việc tập hợp số liệu phân tích, đánh giá vấn đề và cuối cùng là việc đưa ra giải pháp.
+ Đối với phần phân tích định lượng, nghiên cứu áp dụng phương pháp xử lý số
liệu thu thập được bằng phần mềm Stata, SPSS theo các bước sau:
Bước 1: Làm sạch sơ bộ. Kiểm tra phiếu khảo sát. Những phiếu thiếu nhiều thông tin sẽ bị loại bỏ, những phiếu thiếu ít hoặc thông tin chưa rõ được hỏi lại người trả lời thông qua điện thoại.
Bước 2: Nhập dữ liệu. Để có thông tin trong phân tích, luận án thiết kế chương trình nhập dữ liệu trên phần mềm CSpro (phần mềm giúp thiết kế mẫu nhập tin miễn phí).
Bước 3: Nhập tin, làm sạch và mã hóa dữ liệu. Dữ liệu được nhập vào máy tính dựa trên phần mềm Cspro, sau đó số liệu được xuất sang định dạng excel và định dạng của phần mềm Stata để kiểm tra logic các thông tin sau đó số liệu được mã hóa trước khi đưa vào sử dụng.
5
+ Ngoài ra nghiên cứu còn áp dụng nhiều phương pháp phân tích khác như tổng hợp, so sánh đối chiếu.
6. Đóng góp mới của đề tài luận án
6.1. Về mặt lý luận
– Trên cơ sở phân tích nội dung của đầu tư phát triển KCN, luận án đã xây dựng
4 nhóm tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển KCN bao gồm: (1) Các tiêu chí chung; (2) Các tiêu chí đánh giá đầu tư kết cấu hạ tầng KCN; (3) Các tiêu chí đánh giá đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong KCN; (4) Các tiêu chí đánh giá hoạt động đầu tư khác.
– Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, luận án đã xây dựng 2 mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN vùng kinh tế trọng điển Bắc Bộ
– Luận án đã tìm ra một số bài học kinh nghiệm cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong hoạt động đầu tư phát triển KCN trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm đầu tư phát triển KCN thành công của một số quốc gia Châu Á.
6.2. Về mặt thực tiễn
– Thông qua nghiên cứu định tính, luận án rút ra nhận xét:
+ Hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: số lượng các KCN được thành lập và qui mô các KCN tăng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong KCN có sự bứt phá rõ rệt tăng từ
18,84% năm 2010 lên 64,38% năm 2016. Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN tăng mạnh…
+ Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng còn nhiều vấn đề tồn tại phải nghiên cứu giải quyết như: qui mô vốn còn ít chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý vì đang bị phụ thuộc quá nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN chưa đồng bộ; cơ cấu đầu tư theo ngành nghề trong các KCN chưa hợp lý, thu hút các dự án đầu tư có trình độ công nghệ không cao, thu hút đầu tư để tạo các liên kết kinh tế trong KCN còn yếu; hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư bảo vệ môi trường KCN còn yếu.
– Thông qua nghiên cứu định tính và phân tích định lượng, nghiên cứu đã chỉ ra
7 nguyên nhân ảnh đến hoạt động đầu tư phát triển KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong đó, qui hoạch phát triển KCN và chính sách ưu đãi đầu tư phát triển KCN có tác động mạnh nhất. Theo kết quả nghiên cứu, giả sử các yếu tố khác không đổi, KCN được đánh giá có qui hoạch đồng bộ sẽ thu hút được vốn đầu tư cao hơn so với
6
KCN được đánh giá qui hoạch không đồng bộ là 88% với nguồn vốn nước ngoài và
42,5% đối với nguồn vốn trong nước. KCN được đánh giá có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn sẽ thu hút vốn đầu tư cao hơn so với KCN không có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn là 67,1% đối với vốn đầu tư nước ngoài và 43,6% đối với nguồn vốn đầu tư trong nước.
– Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất bảy nhóm giải pháp đầu tư phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm: (1) Nâng cao chất lượng công tác qui hoạch đầu tư phát triển KCN; (2) Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển KCN; (3) Đa dạng hoá phương thức huy động vốn và tăng cường đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN; (4) Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN; (5) Tăng cường hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực; (6) Tăng cường hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường KCN (7) Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với KCN.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án chia thành 4 chương:
Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu về đầu tư phát triển khu công nghiệp
Chương 2 : Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển khu công nghiệp
Chương 3 : Thực trạng đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ
Chương 4: Phương hướng và giải pháp tăng cường đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
KCN đã có lịch sử phát triển lâu đời và có nhiều đóng góp đối với tăng trưởng kinh tế của địa phương và cả nước. Đầu tư phát triển các KCN là hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước. Vì thế có nhiều nghiên cứu, sách chuyên khảo, bài báo, luận án trong và ngoài nước viết về quá trình phát triển và đầu tư phát triển các KCN.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Trong hơn hai mươi năm qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu nổi tiếng của nước ngoài về KCN trên các giác độ khác nhau được tác giả tổng hợp như:
Các công trình nghiên cứu về phát triển KCN
– Örjan Sölvell (2008) đã nghiên cứu về việc hình thành và xây dựng các cụm công nghiệp và KCN. Theo ông, KCN được xem là nòng cốt của chính sách phát triển công nghiệp. Sölvell đã chỉ ra sáu nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và thúc đẩy đầu tư phát triển cụm công nghiệp nói riêng và KCN nói chung là: Thứ nhất là chính phủ và cơ quan quản lý các cấp, nơi khởi động các dự án phát triển của địa phương và hỗ trợ tài chính để thu hút các nhà đầu tư. Thứ hai là hệ thống tài chính. Đó là các ngân hàng, tổ chức tài chính tài trợ cho các sáng kiến hình thành KCN, cụm CN nhằm tạo cơ hội hình thành các doanh nghiệp công nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp công nghiệp hiện tại. Thứ ba là hệ thống giáo dục và các cơ sở nghiên cứu bao gồm: các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm dạy nghề. Hệ thống các trường viện này có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp các lao động có chất lượng phục vụ các doanh nghiệp trong KCN. Thứ tư là các tổ chức xúc tiến và hợp tác. Đây là các tổ chức, cơ quan có nhiệm vụ phát động, hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành và đầu tư phát triển các KCN. Thứ năm là Truyền thông. Truyền thông là việc quảng bá hình ảnh các KCN, các ưu đãi khi tham gia vào KCN, để các đối tượng thấy được lợi ích khi tham gia vào KCN. Thứ sáu là môi trường kinh doanh. Hoạt động đầu tư phát triển các KCN là một hoạt động kinh tế và bị tác động bởi ba cấp độ kinh tế: Thứ nhất, cấp độ vĩ mô là chính sách kinh tế và sự phát triển kinh tế của quốc gia, toàn cầu. Thứ hai, cấp độ vi mô (hay địa phương-khu vực) là chính sách phát triển của vùng, sự sẵn có về nguồn lực, sự phát triển của các ngành công
8
nghiệp hỗ trợ. Thứ ba, cấp độ doanh nghiệp là sự liên kết hay mối quan hệ kinh tế
giữa các doanh nghiệp công nghiệp trong KCN.
– Tapan Munroe (2009) đã nghiên cứu các thời kỳ phát triển của Thung Lũng Silicon và đã giải thích được hiện tượng Thung lung Silicon vẫn phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những khu công nghiệp điện tử -công nghệ thông tin hàng đầu thế giới bất chấp nền kinh tế Mỹ và thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng. Sự ra đời và phát triển thành công, bền vững của Thung lũng Silicon, được Tapan Munroe chỉ ra là nhờ vào 8 nhân tố then chốt sau:
+ Thứ nhất là môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh ở nghiên cứu này được hiểu bao gồm: cơ chế chính sách của địa phương, trung ương và các tổ chức tài chính áp đụng đối với các doanh nghiệp trong KCN; và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác cho các doanh nghiệp công nghiệp như là hoạt động tư vấn tài chính, đầu tư, luật pháp. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN.
+ Thứ hai là vốn đầu tư. Yếu tố này được xem như là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp công nghiệp triển khai các ý tưởng kinh doanh, phát triển, mở rộng sản xuất.
+ Thứ ba là lực lượng lao động. Các doanh nghiệp công nghiệp muốn tồn tại và phát triển ngoài việc có vốn đầu tư phải có đội ngũ lao động có chuyên môn, tay nghề và kỹ năng cao để vận hành các máy móc thiết bị hiện đại.
+ Thứ tư là trường đại học nghiên cứu. Để có được các phát minh khoa học kỹ thuật và đội ngũ lao động có trình độ, chuyên môn cao sử dụng cho các doanh nghiệp công nghiệp, thì cần phải có sự tham gia của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu, cơ sở dạy nghề.
+ Thứ năm là văn hoá hợp tác. Muốn thành công, KCN phải tạo ra môi trường mà trong đó các doanh nghiệp công nghiệp có tính liên kết cao, có cơ hội trao đổi, chia sẻ thông tin.
+ Thứ sáu là tinh thần doanh nhân. Đó là việc có những người có những ý tưởng táo bạo, mới lạ và giám mạo hiểm triển khai thực hiện những ý tưởng đó. Và họ đã thành công trong việc chuyển ý tưởng, kết quả nghiên cứu thành sản phẩm và thương mại hoá chúng.
+ Thứ bẩy là tổ chức hợp tác. Là các tổ chức có vai trò kích thích, tạo điều kiện liên kết các doanh nghiệp công nghiệp với các nhà khoa học để ứng dụng, triển khai thành công các ý tưởng khoa học công nghệ. Các tổ chức này được nhắc đến như là các quĩ đầu tư mạo hiểm.
9
+ Thứ tám là chất lượng cuộc sống. Bên cạnh khía cạnh kinh tế, người lao động làm việc trong KCN còn quan tâm đến chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống được xem xét trên 2 khía cạnh đó là văn hoá- xã hội như được đáp ứng đầy đủ về nhà ở, trường học, bệnh viện, nơi vui chơi giải trí, đảm bảo an ninh và môi trường sống như không khí, cảnh quan thiên nhiên. Một khu vực có chất lượng cuộc sống cao, đảm bảo sẽ thu hút nguồn nhân lực giỏi, có chuyên môn cao đến sinh sống và làm việc.
– Edgardo Bastida-Ruiz và các cộng sự (2013) đã phân tích các đóng góp chủ yếu của KCN đến phát triển bền vững, nghiên cứu trường hợp điển hình của Mexico. Trong bài viết này Edgardo đã tổng kết có hai nhóm chỉ tiêu đóng góp vào sự phát triển bền vững nền kinh tế là: Nhóm 1 là các chỉ tiêu kinh tế gồm: tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Nhóm 2 là các chỉ tiêu xã hội gồm: số lao động được tạo việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước, hiện đại hoá hạ tầng cơ sở, nâng cao đời sống nhười lao động. Tuy nhiên, trong bài viết này, nhóm chỉ tiêu về môi trường chưa được các nhà nghiên cứu đề cập đến.
Các công trình nghiên cứu về đầu tư phát triển KCN
– Chia- Li Lin và cộng sự (2009) trong bài viết giá trị được tạo ra từ công viên công nghệ (hay khu công nghệ cao) đã tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm bỏ vốn đầu tư vào các KCN. Ông và cộng sự đã phân tích 4 nhân tố ảnh hưởng là: năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, môi trường đầu tư trong đó có kết cấu hạ tầng KCN và mức độ phát triển của thị trường. Nghiên cứu đã xây dựng 28 tiêu chí để đo lường các nhân tố này và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến quyết định lựa chọn bỏ vốn vào KCN nào của nhà đầu tư. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra các KCN có kết cấu hạ tầng đồng bộ, thuận lợi sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
– Tetsushi Sonobe & Keijiro Otsuka (2011), trong nghiên cứu về sự phát triển của ngành công nghiệp dựa vào các cụm công nghiệp đã chỉ ra các cụm công nghiệp hay KCN là động lực để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp. Và cụm công nghiệp nói chung và KCN nói riêng được hình thành và thu hút được nhiều vốn đầu tư nếu khu vực đặt KCN có thị trường lao động dồi dào, nguồn lao động có chất lượng; các doanh nghiệp khi tham gia vào KCN có chi phí vận tải được cắt, giảm; các doanh nghiệp khi tham gia vào KCN được chia sẻ thông tin, đầu vào. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố thị trường lao động dồi dào và doanh nghiệp khi tham gia KCN được chia sẻ đầu vào tác động nhiều nhất đến việc ra nhập và bỏ vốn vào KCN. Bên cạnh
10
đó, Andre’s Rodriguez – Pose và cộng sự (2014) trong nghiên cứu của mình đã phân tích và chỉ ra sự tiến bộ của khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các KCN.
– Robert Hollander và các cộng sự (2014) và Xiaobo Zhang (2016) đã nghiên cứu làm thế nào để đầu tư phát triển các KCN, cụm công nghiệp hiệu quả và phát triển bền vững các KCN, cụm công nghiệp này. Các nghiên cứu đã chỉ ra để đầu tư phát triển các KCN, cụm công nghiệp có hiệu quả trước tiên phải chú trọng đến công tác qui hoạch KCN, vị trí xây dựng KCN và sau đó là tiến hành đầu tư hạ tầng KCN đồng bộ và có các cơ chế chính sách hấp dẫn để thu hút vốn, lấp đầy KCN.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Bên cạnh các nghiên cứu nước ngoài, trong nước có rất nhiều các đề tài, luận án, bài báo nghiên cứu về sự hình thành và phát triển các KCN như:
Các công trình nghiên cứu về phát triển KCN
– Năm 2000, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong chương trình nghiên cứu “ Điều tra tổng kết việc thực hiện các chủ trương về phát triển kinh tế -xã hội”, có báo cáo về “ Tình hình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất thời gian qua, một số đánh giá và kiến nghị”. Báo cáo tổng kết gần 10 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam đã chỉ ra các thành công trong phát triển KCN như: số lượng các KCN được thành lập tăng, thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư. Bên cạnh đó báo cáo cũng chỉ ra một số hạn chế trong phát triển KCN như: qui hoạch KCN chưa tốt, hạ tầng KCN chưa đồng bộ…
– Trong năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hai cuộc hội thảo tại Thanh Hoá và Đồng Nai. Một là, “Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở các tỉnh phía Bắc những vấn đề lý luận và thực tiễn” tổ chức tại Thanh Hoá tháng 6/2004. Trong kỷ yếu có nhiều bài viết đề cập đến các vấn đề như: Vai trò của KCN trong tiến trình CNH-HĐH đất nước, về qui hoạch phát triển KCN các tỉnh phía Bắc, về kết quả hoạt động của các KCN miền Bắc, về việc làm và nhà ở cho người lao động, về chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN…., kinh nghiệm của một số địa phương trong việc phát triển KCN, vấn đề đặt ra đối với phát triển KCN tại các tỉnh miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Hai là, “Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” tại Đồng Nai, tháng 11/2004, với nhiều bài viết về quan điểm phát triển và QLNN đối với KCN,KCX, về cải thiện đời sống người lao động trong khu công nghiệp, tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất làm KCN, về lao động
11
trong KCN, ..Bên cạnh đó, vấn đề làm thế nào để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển hạ tầng kỹ thuật các KCN cũng như đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN đã được bàn tới nhưng ở mức độ còn ít và sơ sài. Chưa làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư để phát triển KCN.
– Tại Long An, tháng 7 năm 2006 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội thảo đánh giá hoạt động của các KCN, KCX sau 15 năm phát triển “Mười lăm năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam”. Trong đó có nhiều bài viết về thực trạng phát triển các KCN ở một số tỉnh phía bắc và cả nước trên nhiều khía cạnh như: Để đào tạo lao động có tay nghề phục vụ các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp phải xây dựng các trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề; có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo lao động. Vấn đề này được đề cập đến trong bài viết “Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO” của TS Nguyễn Thường Lạng trường đại học kinh tế quốc dân, hay vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp trong khu công nghiệp gây ra, và muốn phát triển bền vững các KCN, Việt Nam cần phải có các giải pháp như: qui hoạch khu công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, xây dựng và quản lý các trung tâm xử lý chất thải trong KCN. Những vấn đề này được làm rõ trong bài viết “Vấn đề phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam” của tập thể các tác giả TS. Ngô Thắng Lợi và TS.Bùi Đức Tuân, Ths. Vũ Thành Hưởng, Ths.Vũ Cương trường đại học Kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, hội thảo chủ yếu tập chung bàn về các vấn đề phát triển các KCN nói chung, còn các vấn đề cụ thể về cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn và theo nội dung đầu tư để phát triển các KCN như thế nào vẫn chưa được các chuyên gia bàn tới.
– Phạm Văn Sơn Khanh (2006), đã phân tích khá chi tiết tình hình hoạt động các KCN tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hoạt động các KCN tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010”. Trong luận án tác giả đã chỉ ra nhân tố tạo nên sự thành công trong hoạt động phát triển của các KCN vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam là vị trí địa lý đặt KCN thuận lợi, chính sách ưu đãi đầu tư tốt. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra những hạn chế, rào cản đối với sự phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là thủ tục hành chính vẫn rườm rà, chưa thông thoáng, qui hoạch KCN còn chưa đồng bộ.
– Hay năm 2008, TS Huỳnh Thanh Nhã trong luận án “Phát triển khu công nghiệp của Thành phố Cần Thơ đến năm 2020” đã nghiên cứu các mô hình phát triển KCN, KCX của một số nước trên thế giới, đặc biệt là của các nước Đông Nam Á và
12
một số tỉnh thành ở Việt Nam, phân tích thực trạng phát triển KCN TP Cần Thơ trong mối tương quan giữa tăng trưởng, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường với những nét đặc trưng riêng có của thành phố Cần Thơ- trung tâm của vùng ĐBSCL, trên cơ sở đó tác giả đánh giá những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong quá trình phát triển các KCN TP Cần Thơ để đề xuất các giải pháp phát triển mang tính bền vững các KCN của TP Cần Thơ đến năm 2020. Trong luận án tác giả đã đề cập đến tình hình đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp nhưng chưa phân tích được hiệu quả của việc sử dụng vốn như thế nào, vốn được huy động từ đâu.
– Vũ Thành Hưởng (2010) đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm bền vững trong luận án “ Phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ theo hướng bền vững”. Tác giả đã phân tích, đánh giá sự phát triển bền vững của các KCN vùng KTTT Bắc Bộ trên 3 tiêu chí: thứ nhất là kinh tế, thứ hai là xã hội và thứ ba là môi trường. Đặc biệt nội dung bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp của vùng được tác giả nhấn mạnh. Luận án cũng chỉ ra các điểm mạnh và đặc biệt là các nhân tố không bền vững trong phát triển và hoạt động các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ như: qui hoạch trong và ngoài khu công nghiệp chưa đồng bộ, các nhà máy xử lý nước và chất thải tập trung của các KCN còn ít… để từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu đảm bảo phát triển bền vững các KCN của vùng. Tuy nhiên tình hình bỏ vốn đầu tư phát triển các KCN của vùng không được luận án đề cập đến
– Năm 2015, TS. Phan Mạnh Cường với luận án “ Phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trên cả 3 nội dung: kinh tế, xã hội và môi trường. Qua phân tích thực trạng phát triển của các KCN, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp như: cơ chế quản lý hoạt động đầu tư, cải thiện và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ trong khu công nghiệp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên ngoài KCN..
Các công trình nghiên cứu về đầu tư phát triển KCN
– Nguyễn Thị Thu Hương (2004) đã nghiên cứu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài trong luận án tiến sĩ “Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam”. Tác giả đã chỉ ra rằng bên cạnh việc KCN có vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng đồng bộ thì hoàn thiện hệ thống luật pháp được coi là một trong các giải pháp quan trọng.
13
– Lê Tuyển Cử (2004) đã phân tích hoạt động đầu tư phát triển KCN trên giác độ công tác quản lý nhà nước trong cuốn luận án tiến sĩ “Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp ở Việt Nam”. Thông qua việc hệ thống hoá, phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với các KCN ở Việt Nam, tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển và đầu tư phát triển KCN như: Môi trường đầu tư, hoạt động xúc tiến đầu tư và hạ tầng các KCN. Vì vậy, muốn phát triển và tăng cường đầu tư phát triển các KCN cần phải hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên giác độ như: hoàn thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN, phát triển hạ tầng các khu công nghiệp.
– Bùi Huy Nhượng (2006) trong luận án tiến sĩ “Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” đã đi sâu nghiên cứu các biện pháp nhằm đẩy nhanh quá trình triển khai thực hiện các dự án FDI trong và ngoài KCN trên phạm vi cả nước, đây hiện đang là vấn đề bức xúc trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua. Tác giả chỉ ra rằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án FDI cần phải hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách và cải cách thủ tục hành chính như: thủ tục giải phóng mặt bằng và giao đất sạch cho chủ đầu tư. Đây là một trong ba nút thắt cổ chai làm chậm tiến độ giải ngân cũng như giảm hiệu quả sử dụng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.
– Phan Quốc Tấn (2012) đã nghiên cứu làm thế nào để hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN tại thành phố Hồ Chí Minh phát triển và thu hút hơn nữa các doanh nghiệp bên ngoài tham gia vào KCN. Tác giả đã tổng hợp có 9 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và đầu tư phát triển của các doanh nghiệp trong KCN, trong đó có 6 nhân tố quan trọng như: Lực lượng lao động, môi trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư, cơ hội phát triển của doanh nghiệp, khả năng khai thác nguồn lực và thị trường, những thách thức và rào cản của doanh nghiệp. Bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng và bảng câu hỏi khảo sát một số doanh nghiệp trong KCN thành phố Hồ Chí Minh để thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, tác giả đã chỉ ra chính sách đầu tư và cơ hội phát triển của doanh nghiệp là 2 nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp trong KCN.
– Nguyễn Thị Thu Trang (2012) đã nghiên cứu tình hình đầu tư phát triển KCN tại Hà Nội giai đoạn 2001-2020 và chỉ ra, hoạt động đầu tư phát triển chịu ảnh hưởng bới năm nhân tố sau: Vị trí địa lý của KCN; cơ sở hạ tầng KCN; Giá đất, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng; giá thuê đất trong KCN; Môi trường đầu tư. Bằng phương pháp định tính, tác giả đã chỉ ra các hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển các KCN Hà Nội là qui hoạch phát triển các KCN còn yếu, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
14
động đầu tư chưa hiệu quả, công tác xúc tiến đầu tư còn mang tính hình thức.
– Phạm Thị Vân Anh (2015) đã nghiên cứu các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các KCN tại tỉnh Bắc Ninh trong luận án tiến sĩ “ Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh”. Luận án đã chỉ ra nguồn nhân lực chất lượng cao như: nhân lực quản trị doanh nghiệp, đội ngũ lao động có kỹ năng, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao là một nguồn lực tối quan trọng giúp cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phát huy hiệu quả và vì thế phát triển các KCN. Thông qua việc điều tra 40 doanh nghiệp khác nhau trong các KCN tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã rút ra được chất lượng và khả năng nắm bắt thông tin, ứng dụng công nghệ của nguồn nhân lực tại Bắc Ninh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Vì thế để khắc phục được vấn đề này tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp trong đó nhấn mạnh giải pháp: Tăng cường liên kết vùng trong tạo nguồn cung nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng mối quan hệ giữa người lao động – doanh nghiệp – cơ sở đào tạo trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
– Nguyễn Hữu Khiếu (2016) đã chỉ ra để đầu tư phát triển bền vững Khu Kinh Tế nói chung và Khu Kinh Tế Vũng Áng nói riêng phải xem xét trên 3 khía cạnh là: Kinh tế, Xã hội và Môi trường. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển KCN như: Nhóm nhân tố thuộc môi trường quốc tế, Nhóm nhân tố thuộc môi trường quốc gia, Nhóm nhân tố thuộc môi trường địa phương, nhóm nhân tố thuộc môi trường nội tại khu kinh tế và đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng như sau: HQ=b0 + b1*QT + b2*QG + b3*DP + b4*KKT + εi (trong đó: HQ là hiệu quả đầu tư phát triển KKT theo hướng bền vững; QT là môi trường quốc tế; QG là môi trường quốc gia; DP là môi trường địa phương; KKT là
môi trường tại khu kinh tế; εi là sai số của mô hình; b0 là hệ số cắt; b1, b2, b3, b4 là hệ số hồi qui đứng trước các biến số tương ứng). Thang đo các tiêu chí được đánh giá mức độ từ 1 đến 5 điểm. Trong đó: 1 điểm thể hiện mức độ rất không quan trọng của nhân tố đối với hiệu quả đầu tư phát triển khu kinh tế và mức 5 điểm thể hiện mức độ rất quan trọng của nhân tố. Kết quả nghiên cứu chỉ ra môi trường quốc gia và môi trường khu kinh tế có mức độ quan trọng lớn nhất, lần lượt là 4,57; 4,46 và nhân tố môi trường quốc gia và khu kinh tế cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả đầu tư.
– Hoàng Ngọc Minh (2017) đã nghiên cứu: muốn thu hút vốn đầu tư vào KCN ngoài việc xây dựng một hạ tầng cơ sở KCN tốt, đồng bộ cần phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư như xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư chi tiết vào các
15
KCN, xây dựng được hình ảnh của KCN, xây dựng được mối quan hệ tốt và hiệu quả đối với các đối tác, sử dụng các công cụ xúc tiến hiệu quả, và cải thiện dịch vụ, hỗ trợ nhà đầu tư. Đây là những vấn đề mà địa phương có KCN và ban quản lý các KCN cần phải quan tâm.
1.2. Khoảng trống nghiên cứu và qui trình nghiên cứu của luận án
1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu của luận án
Nhìn chung các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập khá chi tiết về quá trình hình thành, phát triển của các KCN cũng như vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phát triển KCN và đặc biệt là các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ chưa được nghiên cứu. Vì vậy luận án sẽ tập trung vào nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ với các nội dung chính sau:
– Phân tích thực trạng đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ trên các khía cạnh: Qui mô vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, nội dung đầu tư
– Sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động đầu tư phát triển các KCN của vùng KTTĐ Bắc Bộ
– Phân tích các hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển các
KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ
– Đề xuất một số giải pháp đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2030
1.2.2. Qui trình nghiên cứu của luận án
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra qui trình nghiên cứu cho luận án như Hình 1.1 với các bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu tổng quan về các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài (bài báo, sách tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn cao học, chuyên đề đại học…) để tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án.
Bước 2: Làm rõ khung lý thuyết về đầu tư phát triển các khu công nghiệp và nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế về đầu tư phát triển các KCN để rút ra bài học kinh nghiệm cho vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Bước 3: Phân tích thực trạng đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ để tìm ra hạn chế và các nguyên nhân tồn tại.
16
Bước 4: Trên cơ sở định hướng cho hoạt động đầu tư phát triển KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian tới, để khắc phục các hạn chế tồn tại, một số giải pháp đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2030 được đề xuất.
Tổng quan nghiên cứu
Khoảng trống nghiên cứu
Khái niệm và nội dung đầu tư phát triển KCN
Các chỉ tiêu đánh giá đầu tư
phát triển KCN
Các nhân tố ảnh hưởng đến
đầu tư phát triển KCN
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KCN VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN
Kinh nghiệm của một số nước trong đầu tư phát triển KCN và bài học cho vùng KTTĐBB
Dữ liệu thứ cấp
Báo cáo của Vụ quản lý các KKT của Bộ KH&ĐT, báo cáo của ban quan lý các KCN của tỉnh, Tổng
cục thống kê, báo, tạp
chí, internet
Thực trạng đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ
Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ
Xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến đầu tư phát triển
KCN
Dữ liệu sơ cấp
Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ
Được thu thập thông qua bảng hỏi khảo sát các DN đầu tư hạ
tầng KCN, các DN
trong KCN
Kết quả đạt được
Hạn chế tồn tại
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KCN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
Hình 1.1: Qui trình nghiên cứu của luận án
17
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. Khu công nghiệp và đầu tư phát triển khu công nghiệp
2.1.1. Khu công nghiệp và vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội
2.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
Khu công nghiệp ( Industrial Zone) là một kiểu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ra đời từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở một số nước tư bản phát triển như Anh, Mỹ, Italia.
Các nước tư bản cho rằng để thực hiện được mục tiêu “tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá chi phí” thì việc phân bố và hình thành KCN phải tập trung vào một khu vực nhất định. Ban đầu đó là những khu đất có ranh giới nhất định do chủ sở hữu mua được hoặc kế thừa. Họ đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng (đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, dẫn khí và các đường dây liên lạc… sau đó đầu tư xây dựng các xí nghiệp để bán nhằm mục đích tập trung đầu tư và tích tụ tư bản. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, các khu công nghiệp phát triển mạnh cả về số lượng, qui mô, loại hình và phạm vi hoạt động. Các khu công nghiệp không chỉ được xây dựng ở Châu Âu, Mỹ mà đã lan toả sang các Châu lục khác như Châu Á, Châu Phi… Riêng khu vực Châu Á hiện nay có khoảng trên 3000 KCN đang hoạt động
Về mặt lý thuyết, KCN được thành lập nhằm mục đích thiết lập những điều kiện, yếu tố thuận lợi về pháp lý và hạ tầng kỹ thuật trên một điạ bàn hạn chế phù hợp với khả năng về tài chính và quản lý. Đây là một sách lược khôn khéo, linh hoạt mà các nước đang phát triển vận dụng lý thuyết kinh tế vào thực tiễn. Phát triển KCN được xác định trên nền tảng lý thuyết kinh tế của trường phái tự do mậu dịch trong thương mại quốc tế. Lý thuyết này đưa ra hai căn cứ minh chứng cho hiệu quả tích cực của việc mở rộng trao đổi thương mại và hợp tác kinh tế giữa các nước nói chung và giữa hai nhóm nước chậm phát triển và phát triển nói riêng.
– Thứ nhất, nhờ có sự hợp tác và trao đổi như vậy, các nước chậm phát triển có khả năng khai thác những lợi thế so sánh và nguồn lực của mình vào quá trình phát triển kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên và lao động chính là những nguồn lực mà các nước này có và muốn khai thác.
– Thứ hai, theo học thuyết về lợi thế so sánh của D. Ricácđô, một nước có năng suất lao động không cao vẫn có thể có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế. Những lợi thế mà các nước có thể phát huy được khi sử dụng hình thức KCN có thể là
18
ưu thế về vị trí địa lý kinh tế để cho sản xuất và buôn bán quốc tế, ưu thế về tay nghề và giá lao động đối với việc sản xuất và khả năng chuyên môn hoá để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thế giới về một số mặt hàng nhất định… Trong bối cảnh các hoạt động kinh tế trên thế giới đang được “ toàn cầu hoá” việc tận dụng các lợi thế của mỗi quốc gia ngày càng trở nên cấp thiết, bởi vì nếu chậm trễ thì chúng sẽ không còn là lợi thế nữa.
KCN tạo ra những điều kiện để phát huy nhanh chóng các lợi thế so sánh của một nước hay một vùng bằng cách tham gia tích cực vào phân công lao động quốc gia hay quốc tế. Xét về mặt lợi ích và hiệu quả kinh tế của lý thuyết lợi thế so sánh, KCN là nơi hội tụ các điều kiện tốt nhất giúp các nước đang phát triển thu hút vốn.
KCN là mô hình kinh tế linh hoạt, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài (đối tượng chủ yếu đầu tư vào KCN), vì họ hy vọng vào thị trường nước đầu tư, một thị trường mới, có dung lượng lớn để tiêu thụ hàng hoá của mình, tạo nên yếu tố kích thích cạnh tranh sản xuất trong nước từ đó không chỉ nâng cao khả năng xuất khẩu mà còn góp phần đẩy lùi và ngăn chặn hàng nhập lậu từ bên ngoài.
Với tiếp cận trên về quá trình hình thành KCN, cho phép tác giả tổng hợp một số khái niệm về KCN như sau:
Khái niệm thứ nhất: “KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xem với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở, …vv. Về thực chất mô hình này là khu hành chính – kinh tế đặc biệt như KCN Batam(Indonesia), các công viên công nghiệp ở Đài Loan và một số nước Tây Âu”.
Khái niệm thứ hai: “KCN là khu vực lãnh thổ hữu hạn, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Mô hình này được xây dựng ở một số nước như: Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan ..vv.”
Khái niệm của Việt Nam:
Theo nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và Khu Kinh tế. “Khu Công Nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục qui định tại nghị định này”.
Theo luật đầu tư năm 2014: “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”
Từ các khái niệm trên về Khu Công Nghiệp tác giả có thể rút ra một số kết luận sau:
19
– KCN là một khu vực có ranh giới địa lý xác định được phân cách bằng đường bao hữu hình hoặc vô hình.
– KCN được phân bố tập trung với hạt nhân là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và hệ thống các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp.
2.1.1.2. Đặc điểm của khu công nghiệp
Cho đến nay, các khu công nghiệp đã được phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mặc dù có sự khác nhau về qui mô, địa điểm và phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng các KCN vẫn có những đặc điểm chung. Cũng tương tự như vậy các KCN Việt Nam có các đặc điểm cơ bản là:
– Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Hay KCN là nơi xây dựng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp. Trong KCN không có dân cư sinh sống.
– Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Các KCN được xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội tương đối hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: đường xá, hệ thống điện nước, hệ thống thông tin liên lạc..Thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN do một hay vài doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN đảm nhiệm. Ở Việt Nam, những doanh nghiệp này là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoặc doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN sẽ thuê đất của nhà nước và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCN, sau đó cho các doanh nghiệp khác thuê lại.
– Về tổ chức quản lý: Mỗi KCN đều thành lập một BQL và mỗi địa phương thành lập một BQL các KCN cấp tỉnh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN. Ở tầm vĩ mô, quản lý các KCN còn có nhiều bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương.
2.1.1.3. Vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế
a. Thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế
Thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong các mục tiêu quan trọng của việc thành lập và đầu tư phát triển KCN. Với tính chất là “vùng lãnh thổ” hoạt động theo qui chế riêng trong môi trường
20
đầu tư chung của cả nước, KCN trở thành công cụ hữu hiệu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực. Ngoài ra, KCN còn như một cầu nối trung gian để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các phần lãnh thổ còn lại của đất nước.
b. Hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng
Xây dựng và đầu tư phát triển các KCN là một giải pháp tốt nhằm tập trung nguồn lực khan hiếm để hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN tại một số khu vực trọng điểm có nhiều lợi thế hơn so với các khu vực khác trong vùng. Khi hệ thống kết cấu hạ tầng được hiện đại hoá sẽ thu hút được các dự án đầu tư mới, các dự án đầu tư mở rộng. Vì vậy, kinh tế địa phương được phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao
c. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH –HĐH
Những KCN được thành lập và hoạt động hiệu quả sẽ góp phần làm tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp – dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp của các địa phương có KCN nói riêng và cả nước nói chung. Do đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp của địa phương, vùng và cả nước được đẩy nhanh.
d. Nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hoá cách thức quản lý sản xuất
Các KCN trong giai đoạn hiện nay là tập trung thu hút các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt là các lĩnh vực mà Việt Nam còn yếu kém và cần khuyến khích phát triển như: dầu khí, cơ khí chính xác, điện tử, vật liệu mới… Vì vậy, đi kèm với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao. Do vậy, trong giai đoạn tới, các KCN tiếp tục là nơi tiếp nhận, chuyển giao các công nghệ tiên tiến hiện đại của thế giới và áp dụng có hiệu quả những thành tựu phát triển khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, tận dụng lợi thế của các nước đi sau để rút ngắn dần khoảng cách về KHCN với các nước tiên tiến.
e. Tạo việc làm cho người lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thành lập KCN để tạo nhiều hơn chỗ làm việc là một trong những mục tiêu quan trọng của các nước đang phát triển. Thực tiễn cho thấy các KCN là nơi thực hiện chiến lược toàn dụng nhân công ở các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển vì tình trạng khan hiếm lao động và giá thành nhân công cao ở các nước phát triển đặt các nước này trước sự lựa chọn giải pháp đầu tư vào các KCN ở các nước đang phát triển nhằm sử dụng lao động dư thừa và giá nhân công rẻ ở các quốc gia này.