LA34.015_Đấu tranh chính trị ở TâyNguyên trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1961 đến năm 1968
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954-1975), đấu tranh chính trị (ĐTCT) và đấu tranh quân sự (ĐTQS) là hai hình thức đấu tranh cơ bản có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến.Nhân dân miền Nam nói chung và nhân dân Tây Nguyên nói riêng với sự kết hợp chặt chẽ giữa ĐTCT và ĐTQS đã từng bước làm thất bại các chiến lược chiến tranh
của đế quốc Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.ĐTCT trong các giai đoạn phát triển của cách mạng miền Nam từ năm 1954đến năm 1975 là hình thức đấu tranh của đông đảo quần chúng nhân dân như công nhân, nông dân, sinh viên – học sinh (SV- HS), trí thức, tín đồ các tôn giáo, tiểuthương, tư sản dân tộc,… diễn ra dưới nhiều hình thức như mít tinh, biểu tình, tuyệt thực, bãi khóa, đình công, bãi thị,… với tính chất hợp pháp, nửa hợp pháp và không hợp pháp, chống lại các chính sách thực dân mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn (CQSG).
Trên cơ sở phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ĐTCT đã hình thành nên những đội quân chính trị hùng hậu làm lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu
tranh giành dân, giữ đất,nổi dậy giành quyền làm chủ; hỗ trợ đắc lực cho ĐTQS và làm chỗ dựa cho các lực lượng vũ trang tiêu hao, tiêu diệt sinh lực đối phương. ĐTCT đã gây chođế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hoà (VNCH) không ít khó khăn trong quá trình áp đặt chủ nghĩa thực dân mới và triển khai các chiến lược chiến tranh ở miền Nam. Do sự chi phối bởi điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của từng địa phương ở miền Nam mà ĐTCT diễn ra phong phú, đa dạng với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. ĐTCT ở Tây Nguyên cũng là một trong những trường hợp như vậy.
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng đối với cả hai phía. Trong quá trình tiến hành chiến tranh, Mỹ và chính quyền VNCH cho rằng “muốn chiến thắng ở miền Nam Việt Nam thì phải kiểm soát cho được vùng Cao nguyên Trung phần Đông Dương” [89, tr. 8]. Với lực lượng cách mạng, “Tây Nguyên- một địa bàn trọng yếu đóng vai trò xương sống chiến lược của toàn bộ chiến trường miền Nam” [66, tr. 35]. Tây Nguyên có thể làm bàn đạp để tiến xuống các tỉnh đồng bằng Khu V, Nam Bộ,qua Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Âm mưu của đế quốc Mỹ vàCQSG đối với Tây Nguyên là bằng mọi giá phải chiếm lĩnh địa bàn chiến lược trọng yếu này, biến nơi đây thành bàn đạp quân sự để khống chế miền Trung vàĐông Nam Bộ,khóa chặt biên giới Việt Nam- Lào, Việt Nam- Campuchia, cắt đứt tuyến giao thông chiến lược Bắc- Nam, tiêu diệt lực lượng và cơ sở cách mạng ở miền núi,từ đó tiến lên tiêu diệt lực lượng cách mạng trên toàn miền Nam. Mỹ vàCQSG còn dùng những thủ đoạn vừa khủng bố, vừa mua chuộc để chia rẽ khốiđoàn kết các dân tộc, nhằm thực hiện ý đồ giành thắng lợi về chính trị tại đây.Dovậy, trong suốt quá trình kháng chiến chống Mỹ, nhất là trong hai giai đoạn chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968),cuộc
đấu tranh ở Tây Nguyên đã diễn ra mạnh mẽ trên cả hai mặt trận chính trị và quân sự. Để chống lại âm mưu và các thủ đoạn đánh phá của Mỹ và CQSG,cùng với từng bước xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, Đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên đã không ngừng phát huy vai trò của lực lượng chính trị, phát động ĐTCT,liên tiếp tiến công địch, góp phần làm suy yếu từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới làm tan rã bộ máy cai trị chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên địa bàn Tây Nguyên. ĐTCT ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vừa là mũi tiến công sắc bén, tạo bàn đạp cho lực lượng vũ trang tác chiến vừa có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho đông đảo quần chúng mà đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số; vạch trần cuộc chiến tranh phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt Nam, bản chất tay sai, phản dân tộc của CQSG, là cơ sở tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, từng bước tập hợp và tổ chức quần chúng
thành đội quân chính trị. Lực lượng ĐTCT cùng với lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện sự kết hợp chặt chẽ ĐTCT với ĐTQS, nổi dậy với tiến công, đánh bại các nỗ lực chiến tranh của Mỹ và CQSG.
Nghiên cứu ĐTCT ở Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ là vấn đề đã và đang đặt ra, thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về ĐTCT ở Tây Nguyên trong chống Mỹ nói chung và trong những năm 1961-1968 nói riêng. Nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về ĐTCT ở Tây Nguyên từ năm 1961 đến năm 1968, nhất là việc phân tích, luận giải những đặc điểm, vai trò và bài học kinh nghiệm từ ĐTCT của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thực sự có ý nghĩa. Với việc phản ánh toàn cảnh ĐTCT tại một địa bàn miền núi, địa hình bị chia cắt, dân cư thưa thớt và trình độ dân trí thấp như Tây Nguyên, luận án sẽ góp phần vào việc nhận thức đầy đủ hơn vai trò của ĐTCT trong kháng chiến chống Mỹ ở địa bàn Tây Nguyên cũng như làm phong phú thêm trong nhận thức về nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam. Mặt khác, nghiên cứu vấn đề này cũng sẽ góp phần vào việc củng cố tình đoàn kết các dân tộc và giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho nhân dân Tây Nguyên, nhất là cho thế hệ trẻ. Những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình tiến hành ĐTCT có thể vận dụng vào việc xây dựng và củng cố cơ sở chính trị, xây dựng thế trận quốc phòng- an ninh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay.
Từ những ý nghĩa trên, chúng tôi chọn vấn đề “Đấu tranh chính trị ở Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1961 đến năm 1968” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.