ThS13.13_Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã của huyện Chương Mỹ – Thành phố Hà Nội
3. Mục tiêu nghiên cứu
– Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề đào tạo CBCC cấp xã, thị trấn.
– Đánh giá thực trạng đào tạo CBCC cấp xã của huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội nhằm chỉ ra các kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chếvà nguyên nhân.
– Trên cơ sở tổng kết lý luận và thực trạng, luận văn đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo CBCC cấp xã của huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về CBCC cấp xã và vấn đề đào tạo CBCC cấp xã.
Công tác đào tạo CBCC cấp xã của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. CBCC cấp xã được giới hạn nghiên cứu gồm:
– Cán bộ cấp xã được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội (Bí thư đoàn Thanh niên; chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc (UBMTTQ), Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch hội Nông dân; chủ tịch hội Cựu chiến binh.
– Công chức được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Các chức danh: Trưởng công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường; Tài chính – Kế toán; Tư pháp – Hộ tịch; Văn hóa – xã hội).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi không gian: huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội và một số địa phương điển hình để so sánh.
– Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.