LA09.074_Đánh giá tác động của Cấu trúc KSNB đến Sự hữu hiệu của KSNB trong các ĐVSN công lập tại Việt Nam
1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá tác động của cấu trúc Kiểm soát nội bộ đến sự hữu hiệu của KSNB trong các ĐVSN công lập tại Việt Nam và việc đánh giá có xét đến biến điều tiết tác động đến mối quan hệ này trong điều kiện phù hợp với đặc điểm thể chế chính trị, đặc tính tổ chức của ĐVSN công lập. Các câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Cấu trúc KSNB có tác động hay không và tác động cùng chiều hay ngược chiều đến sự hữu hiệu của KSNB ở các Đơn vị sự nghiệp công lập Việt Nam? Câu hỏi 2: Nhân tố nào đóng vai trò biến điều tiết, có ảnh hưởng đến mối quan hệ tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB và có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực?
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB ở các ĐVSN công lập. Đối tượng khảo sát là công chức viên chức đang làm việc tại các Đơn vị sự nghiệp công lập.
Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu là các ĐVSN công lập Việt Nam. Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị thuộc KVCP trong KVC.
Thời gian khảo sát: từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương pháp hỗn hợp gắn kết, trong đó phương pháp định lượng là chính và phương pháp định tính được thực hiện gắn kết trong phương pháp định lượng. Phương pháp định lượng được áp dụng nhằm đánh giá tác động của cấu trúc Kiểm soát nội bộ đến sự hữu hiệu của KSNB và phương pháp định tính thực hiện nhằm xác định biến điều tiết có ảnh hưởng đến mối quan hệ này, tìm ra điểm mới, đặc thù khi nghiên cứu trong các Đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, luận án này đóng góp về mặt kiến thức cho lĩnh vực nghiên cứu về KSNB ở đơn vị thuộc KVCP trong KVC, hướng đến bổ sung biến điều tiết khi nghiên cứu tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu Kiểm soát nội bộ.
Về mặt thực tiễn, đã có yêu cầu từ nhiều phía phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐVSN công lập Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc KSNB tác động đến sự hữu hiệu KSNB có xét đến biến điều tiết có ảnh hưởng đến mối quan hệ này là cần thiết đối với Đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam hiện nay.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án có cấu trúc gồm 5 chương, gồm (1) Tổng quan nghiên cứu, (2) Cơ sở lý thuyết, (3) Phương pháp nghiên cứu, (4) Kết quả nghiên cứu và bàn luận, (5) Kết luận và hàm ý chính sách.
Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình
Tóm tắt
MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu 9
1.1. Giới thiệu 9
1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về cấu trúc KSNB, sự hữu hiệu 10 của KSNB ở các đơn vị thuộc KVCP trong KVC
1.2.1. Các nghiên cứu về cấu trúc KSNB ở các đơn vị thuộc
KVCP trong KVC 10
1.2.2. Các nghiên cứu về tác động của KSNB, sự hữu hiệu của KSNB
đến các yếu tố khác trong tổ chức 14
1.2.3. Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KSNB 32
1.3. Các nghiên cứu công bố trong nước về KSNB ở các đơn vị
thuộc KVCP trong KVC 36
1.4. Khe hổng nghiên cứu 39
Chương 2. Cơ sở lý thuyết 42
2.1. Giới thiệu 42
2.2. Tổng quan về kiểm soát nội bộ 43
2.2.1. Kiểm soát nội bộ và cấu trúc của kiểm soát nội bộ 43
2.2.2. Cấu trúc và các thành phần của KSNB theo INTOSAI 48
2.2.3. Sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ của đơn vị KVC 52
2.3. Tổng quan về ĐVSN công lập 55
ii
2.3.1. Khái niệm và phân loại ĐVSN công lập 55
2.3.2. Môi trường hoạt động của các ĐVSN công lập Việt Nam 56
2.3.3. Mức độ tự chủ tài chính của ĐVSN công lập 58
2.3.4. Chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị – xã hội trong ĐVSN công lập tại Việt Nam 61
2.4. Lý thuyết nền 63
2.4.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Thoery) 64
2.4.2. Lý thuyết bất định của các tổ chức (Contingency
theory of Organizations) 65
2.4.3. Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) 66
2.4.3. Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) 66
2.4.4. Tiếp cận dựa trên năng lực (Competence –Based View) 67
2.4. Mô hình nghiên cứu sơ bộ và các giả thuyết 68
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu 72
3.1. Giới thiệu 72
3.2. Quy trình nghiên cứu 72
3.3. Nghiên cứu định tính 77
3.3.1. Giới thiệu khái quát về nội dung nghiên cứu định tính, phạm vi
nghiên cứu và cân nhắc về đạo đức 77
3.3.2. Quy trình thu thập dữ liệu và ghi chép dữ liệu 78
3.3.3. Quy trình phân tích dữ liệu và lý giải 79
3.3.4. Xác minh giá trị dữ liệu 79
3.3.5. Báo cáo các phát hiện 79
3.4. Nghiên cứu định lượng 79
iii
3.4.1. Phân tích sơ bộ độ tin cậy của thang đo từ mẫu nghiên cứu 79
3.4.2. Phân tích sơ bộ độ giá trị của thang đo – phân tích nhân tố
EFA từ mẫu nghiên cứu sơ bộ 81
3.4.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích mô hình
SEM, SEM có biến điều tiết bằng kỹ thuật multiple groups 83
3.5. Mẫu nghiên cứu và kỹ thuật xử lý dữ liệu 84
3.5.1. Mẫu nghiên cứu 84
3.5.2. Kỹ thuật xử lý dữ liệu 85
3.6. Thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu 86
3.6.1. Thang đo cấu trúc của hệ thống kiểm soát nội bộ 87
3.6.2. Thang đo sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ 90
3.7. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu 91
3.7.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu 91
3.7.2. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu 93
3.8. Nghiên cứu sơ bộ và đánh giá thang đo 96
3.8.1. Mô tả chương trình nghiên cứu sơ bộ 96
3.8.2. Mẫu điều tra 96
3.8.3. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu sơ bộ 97
3.8.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach alpha 97
3.8.5. Đánh giá giá trị thang đo – phân tích nhân tố EFA 104
3.8.6. Kết luận về nghiên cứu sơ bộ 108
Chương 4. Kết quả nghiên cứu 113
4.1. Giới thiệu 113
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính 113
iv
4.2.1. Dữ liệu thu thập được và nội dung ghi chép tóm tắt 113
4.2.2. Phân tích dữ liệu và lý giải 117
4.2.3. Xác minh giá trị dữ liệu 119
4.2.4. Báo cáo các phát hiện 119
4.2.5. Thang đo mức độ tự chủ về tài chính của các ĐVSNcông lập 120
4.2.5. Thang đo chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị,
chính trị xã hội trong ĐVSN công lập 121
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng 122
4.3.1. Mẫu nghiên cứu 122
4.3.2. Phân tích cấu trúc KSNB của các ĐVSN công lập Việt Nam 123
4.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu cấu trúc KSNB tác động đến
sự hữu hiệu của KSNB 128
4.3.4. Phân tích cấu trúc KSNB tác động đến sự hữu hiệu của
KSNB bằng mô hình cấu trúc SEM – kiểm định giả thuyết 132
4.3.5. Phân tích mô hình SEM – các đặc tính tổ chức có ảnh hưởng đến tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu
KSNB – kiểm định giả thuyết 137
4.6. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết 142
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách 145
5.1. Giới thiệu 145
5.2. Kết luận nghiên cứu 145
5.2.1. Tác động của các thành phần đến cấu trúc KSNB 145
5.2.2. Tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB ở
các ĐVSN công lập tại Việt Nam 146
v
5.2.3. Mức độ tự chủ tài chính có ảnh hưởng đến mối quan hệ
tác động của cấu trúc kiểm soát nội bộ đến sự hữu hiệu của
kiểm soát nội bộ ở các ĐVSN công lập tại Việt Nam 147
5.3. Hàm ý chính sách 148
5.3.1. Về mặt thực tiễn 148
5.3.2. Về mặt lý thuyết 153
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 154
Phần Kết luận 156
Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố 157
Tài liệu tham khảo 158
Phần phụ lục
Phụ lục 1. Nghiên cứu định tính khám phá yếu tố thuộc đặc tính của tổ chức tác động đến mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB trong các ĐVSN
công lập 1/PL Phụ lục 2. Danh sách chuyên gia khảo sát trong nghiên cứu định tính 7/PL Phụ lục 3. Phiếu khảo sát 10/PL Phụ lục 4. Danh sách các ĐVSN công lập khảo sát 14/PL Phụ lục 5. Kết quả phân tích CFA cấu trúc KSNB 35/PL Phụ lục 6. Kết quả phân tích biến tiềm ẩn cấu trúc KSNB 41/PL Phụ lục 7. Kết quả phân tích CFA mô hình tới hạn 47/PL Phụ lục 8. Kết quả phân tích SEM: cấu trúc KSNB tác động đến
sự hữu hiệu của KSNB 55/PL Phụ lục 9. Kết quả phân tích biến điều tiết: mức độ tự chủ tài chính 63/PL Phụ lục 10. Kết quả phân tích biến điều tiết: chất lượng hoạt động của
các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội trong ĐVSN 89/PL
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AICPA American Institute of Certificated Public Accountant
BCH Ban chấp hành
COSO The Committee of Sponsoring Organizations of the
Treadway Commission
CFA Confirmatory Factor Analysis
ĐGRR Đánh giá rủi ro
ĐV Đơn vị
ĐVSN Đơn vị sự nghiệp
EFA Exploratory Factor
EAA England Association of Accountant
HH Hữu hiệu
IFAC The international Federation of Accountant
INTOSAI The International Organization of Supreme Audit Institutions
KS Kiểm soát
KSNB Kiểm soát nội bộ KVC Khu vực công KVCP Khu vực chính phủ MT Mục tiêu
MTKS Môi trường kiểm soát
NC Nghiên cứu NC Nghiên cứu NN Nhà nước
vii
SAI Supreme Audit Institutions SEM Structural equation models TC Tổ chức
viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu về tác động của KSNB, sự hữu 25
hiệu KSNB
Bảng 1.2. Tổng hợp các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ 34
thống KSNB
Bảng 2.1. Khái niệm Cấu trúc kiểm soát nội bộ (Internal Control 51
Structure)
Bảng 2.2. Phân loại ĐVSN công lập theo cơ chế tự chủ tài chính 58
Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu trong nghiên cứu sơ bộ 97
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát 98
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Đánh giá rủi ro 99
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Các hoạt động kiểm 99
soát
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thông tin và truyền thông
100
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Giám sát 101
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Hoạt động một cách trật tự, đạo đức, hiệu quả về kinh tế, hoạt động một cách hiệu lực và hiệu quả
102
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giải trình
103
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Tuân theo luật và quy định
103
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Bảo vệ an toàn các nguồn lực chống lại thất thoát, lãng phí và thiệt hại
104
Bảng 3.11: Kết quả trọng số nhân tố EFA cho biến độc lập Cấu trúc
KSNB
105
ix
Bảng 3.12: Kết quả trọng số nhân tố EFA cho biến phụ thuộc Sự hữu hiệu của KSNB
107
Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả ghi chép tóm tắt khảo sát các chuyên gia 114
Bảng 4.2. Số lượng ĐVSNđược khảo sát phân chia theo lĩnh vực hoạt động
123
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các nhân tố trong mô hình tới hạn
124
Bảng 4.4. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của cấu trúc KSNB 126
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các nhân tố trong
mô hình tới hạn
130
Bảng 4.6: Hệ số hồi quy (chuẩn hóa) tác động của cấu trúc KSNB
đến sự hữu hiệu của KSNB
137
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định giả thuyết 140
Bảng 4. 8. Kết quả hồi quy theo mức độ tự chủ 140
x
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Mối quan hệ các thành phần KSNB 47
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu tổng quát 69
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu thực hiện 73
Hình 4.1. Kết quả CFA chuẩn hóa của Cấu trúc KSNB 125
Hình 4.2. Kết quả phân tích SEM chuẩn hóa cho Cấu trúc KSNB 127
Hình 4.3: Kết quả CFA (chuẩn hóa) mô hình tới hạn các nhân tố trong mô hình được xử lý từ kết quả EFA của nghiên cứu chính thức
129
Hình 4.4. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết thực hiện kiểm định 134
Hình 4.5: Kết quả SEM (chuẩn hóa) của mô hình nghiên cứu 136
Hình 4.6: Mô hình kết quả nghiên cứu 142
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạ nh phúc
TÓM TẮT
Tên luận án: Đánh giá tác động của cấu trúc kiểm soát nội bộ đến sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam.
Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hoàng Lan Khóa: NCS 2013
Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, Sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, Đơn vị sự nghiệp công lập
Kiểm soát nội bộ hữu hiệu có tác động tích cực đến việc thực hiện mục tiêu và kết quả hoạt động của các đơn vị thuộc khu vực công. Nghiên cứu này có mục tiêu là đánh giá tác động của cấu trúc kiểm soát nội bộ đến sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, với các công cụ phân tích Cronbach’s alpha, CFA, SEM và SEM đa nhóm. Mô hình SEM phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc kiểm soát nội bộ và sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, đồng thời có phân tích đặc tính tổ chức đóng vai trò biến điều tiết.
Kết quả cho thấy cấu trúc kiểm soát nội bộ có tác động tích cực đến sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, mức độ tự chủ tài chính đóng vai trò biến điều tiết. Từ đó cho thấy cần thiết xây dựng cấu trúc kiểm soát nội bộ hiệu quả và nâng cao mức độ tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Cho đến những năm 2010, vấn đề chất lượng, hiệu quả và tính minh bạch, công khai, trách nhiệm giải trình của các ĐV thuộc KVCP trong KVC ở các nước vẫn là vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt là ở các nước kém phát triển và các nước đang phát triển. Những bê bối của các ĐV thuộc KVCP trong KVC thường xuyên xảy ra ở các nước như thất thoát tài sản, tham nhũng, gian lận, chi tiêu công kém hiệu quả, thực hiện công khai minh bạch kém, thực hiện trách nhiệm giải trình kém (Manurung et al, 2015; Gbegi & Adebisi, 2015; Gras et al, 2014). Đã có các công trình NC nhận định KSNB HH ở các ĐV thuộc KVCP trong KVC có tác động tích cực đến việc thực hiện các MT của TC , làm giảm tệ quan liêu, giảm các gian lận do nhân viên gây ra, làm tăng chất lượng BCTC (INTOSAI, 2004; Indriasih & Koeswayo, 2014; Gbegi & Adebisi, 2015). Từ đó các NC đã đưa ra khuyến nghị về sự cần thiết của việc thiết lập và vận hành KSNB trong ĐV một cách hiệu quả.
Thực trạng của các ĐVSN công lập ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy cũng gặp phải hạn chế trong kết quả hoạt động, cụ thể là từ những công bố hàng năm về kết quả kiểm toán nhà nước, kết luận của thanh tra NN các cấp, kết luận của các cơ quan thanh tra chuyên ngành, của ủy ban kiểm tra của Đảng ủy các cấp, từ đánh giá của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII tại hội nghị lần thứ 6 (BCH Trung ương Đảng, Nghị quyết số 18, 19- NQ/BCHTW,
2017). Những hạn chế của ĐVSN công lập ở Việt Nam, về khía cạnh MT và hoạt động của ĐV, là hiệu quả hoạt động thấp, công tác quản trị nội bộ còn yếu kém, sử dụng tài sản công phân tán, lãng phí, hiệu quả thấp, các hoạt động liên doanh liên kết thiếu minh bạch, chưa có HT đánh giá kết quả hoạt động thích hợp cho các loại hình (Vương Đình Huệ, 2018).
Vì sao cần NC về KSNB ở các ĐVSN công lập Việt Nam? KSNB hữu hiệu có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐV
2
thuộc KVCP trong KVC, các công trình NC đã công bố cho thấy sự HH của
KSNB tác động tích cực đến chất lượng của BCTC (Indriasih & Koeswayo,
2014), tác động thúc đẩy trách nhiệm giải trình (Aramide.S.F & Bashir.M.M,
2015), làm giảm gian lận trong KVC (Gbegi & Adebisi, 2015). Do vậy việc nâng cao sự HH của KSNB ở các ĐV thuộc KVCP trong KVC có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Đã có nhiều nghiên cứu thực hiện ở các ĐV thuộc KVCP trong KVC ở các nước đã đưa ra kết luận về vai trò, sự tác động tích cực của KSNB đến thực hiện các mục tiêu của TC , nâng cao hiệu quả của kiểm toán nội bộ, phát hiện và ngăn ngừa gian lận, nâng cao tính tin cậy của BCTC, tác động tích cực đến việc ra các quyết định trong quản lý (Vijayakumar and Nagaraja, 2012; Al – Twaijry et al, 2004; Jorge, 2017). Ở Việt Nam, cũng đã có các NC về KSNB ở các ĐV thuộc KVCP trong KVC cho các ngành, các ĐV theo hướng xây dựng khung HT KSNB, hoàn thiện HT KSNB (Đinh Thế Hùng và các tác giả, 2013; Lê Thị Cẩm Hồng, 2014; Nguyễn Đức Thọ, 2013).
Trên thế giới đã có những NC về cấu trúc KSNB, các yếu tố tác động đến sự HH của KSNB, cấu trúc KSNB tác động đến sự hữu hiệu của KSNB được công bố. Ở Việt Nam đã có nhiều NC về KSNB ở KVC, chủ yếu theo hướng hoàn thiện HT KSNB cho các ĐV riêng lẻ, hay nhóm ĐV.
Tuy nhiên chưa có NC trong điều kiện đặc thù thể chế chính trị theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tác động đến mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự HH của KSNB. Ở Việt Nam, ĐVSN công lập được TC và hoạt động phù hợp với thể chế chính trị hiện nay, trong ĐV tồn tại các TC chính trị, TC chính trị – xã hội, gồm TC Đảng và các TC đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng gồm Đoàn TNCS HCM, Hội Cựu chiến binh, Công đoàn cơ sở. Đồng thời gắn với những đổi mới trong HT chính trị, hiện nay Việt Nam tiếp tục đổi mới trong phân bổ ngân sách cho các ĐVSN công lập, thực hiện theo hướng đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm dịch vụ công cung cấp nhằm làm cơ sở
3
cấp kinh phí từ ngân sách, tức là tùy sản phẩm dịch vụ công, nguồn thu của ĐV thì mức bảo đảm kinh phí của NN có khác nhau, dẫn đến ĐV có mức độ tự chủ tài chính khác nhau. Do vậy, quá trình và kết quả hoạt động của các ĐVSN công lập Việt Nam chịu tác động nhất định và trực tiếp từ sự thay đổi chính sách của NN bên cạnh việc áp dụng những tiến bộ trong khoa học quản lý, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đối với hướng NC cấu trúc KSNB tác động đến sự HH của KSNB ở ĐVSN công lập có tính đến điều kiện thể chế chính trị, cơ chế tài chính đối với ĐV thì chưa có NC được công bố.
Từ thực tế cần thiết nâng cao kết quả hoạt động của các ĐVSN công lập thông qua công cụ KSNB và từ vai trò của KSNB, tác động tích cực của KSNB HH đến kết quả thực hiện các mục tiêu của TC, nhận thấy việc NC mối quan hệ, cụ thể là tác động của cấu trúc KSNB đến sự HH của KSNB có ý nghĩa nhất định về mặt lý thuyết và mặt thực tiễn đối với các ĐVSN công lập Việt Nam, với đặc thù thể chế chính trị và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ những vấn đề trên nhận thấy cần thiết thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tác động của Cấu trúc KSNB đến Sự hữu hiệu của KSNB trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam”.
2. MT và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chính của NC là đánh giá tác động của cấu trúc KSNB đến sự HH của KSNB trong các ĐVSN công lập tại Việt Nam và việc đánh giá có xét đến biến điều tiết tác động đến mối quan hệ này trong điều kiện phù hợp với đặc điểm thể chế chính trị, đặc tính TC của ĐVSN công lập.
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, NC cần trả lời được các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Cấu trúc KSNB có tác động hay không và tác động cùng chiều hay ngược chiều đến sự hữu hiệu của KSNB ở các ĐVSN công lập Việt Nam?
4
Đối với câu hỏi 1, mục tiêu là nhằm đánh giá được tác động của Cấu trúc KSNB đến Sự hữu hiệu của KSNB, cụ thể là tác động mạnh hay yếu và cùng chiều hay ngược chiều.
Câu hỏi 2: Nhân tố nào đóng vai trò biến điều tiết, có ảnh hưởng đến mối quan hệ tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB và có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực?
Ở câu hỏi thứ 2, mục tiêu là trong các ĐVSN công lập Việt Nam thì mối quan hệ tác động giữa cấu trúc KSNB và sự HH của KSNB chịu tác động của nhân tố điều tiết nào trong điều kiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Kết quả trả lời 2 câu hỏi nêu trên giúp đạt được mục tiêu theo chủ đề NC cấu trúc KSNB tác động đến sự hữu hiệu của KSNB trong các ĐVSN công lập Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: để thực hiện mục tiêu NC cấu trúc KSNB tác động đến sự HH của KSNB trường hợp các ĐVSN công lập Việt Nam thì đối tượng NC của luận án này là mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự HH của KSNB ở các ĐVSN công lập. Để thực hiện NC cần khảo sát để thu thập dữ liệu vì vậy đối tượng khảo sát trong NC này là công chức viên chức đang làm việc tại các ĐVSN công lập (người đứng đầu ĐVSN công lập là công chức, những người lao động không phải là người đứng đầu ĐV được xác định là viên chức (Luật Viên chức năm 2010)). Do NC mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự HH của KSNB ở ĐVSN công lập thông qua khảo sát công chức viên chức đang làm việc tại ĐV nên đối tượng khảo sát cần được lựa chọn sao cho có hiểu biết nhất định về đặc điểm hoạt động, về KSNB và kết quả, hiệu quả hoạt động của ĐV.
Phạm vi nghiên cứu: luận án này NC cấu trúc KSNB tác động đến sự HH
của KSNB trường hợp các ĐVSN công lập Việt Nam, do vậy phạm vi NC là
5
các ĐVSN công lập Việt Nam. ĐVSN công lập là ĐV thuộc KVCP trong KVC.
Tại Việt Nam, ĐVSN công lập được định nghĩa trong Luật Viên chức năm
2010: “ĐVSN công lập là TC do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, TC chính trị, TC chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”.
Thời gian khảo sát: từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2018.
4. PP nghiên cứu
Để NC đánh giá tác động của cấu trúc KSNB đến sự HH của KSNB trong các ĐVSN công lập Việt Nam, luận án áp dụng PP hỗn hợp gắn kết, trong đó PP định lượng là chính và PP định tính được thực hiện gắn kết trong PP định lượng. PP định lượng được áp dụng nhằm đánh giá tác động của cấu trúc KSNB đến sự HH của KSNB và PP định tính thực hiện như là 1 nội dung trong thực hiện NC nhằm xác định biến điều tiết có ảnh hưởng đến mối quan hệ này – làm cơ sở kiểm định bằng PP định lượng, tìm ra điểm mới, đặc thù khi NC trong các ĐVSN công lập ở Việt Nam.
Pương pháp định lượng thực hiện nhằm kiểm định các giả thuyết NC được xây dựng từ MT và câu hỏi nghiên cứu. Quá trình thực hiện từ đánh giá thang đo đo lường các khái niệm cấu trúc KSNB, sự HH của KSNB khi nghiên trong các ĐVSN công lập Việt Nam trên cơ sở kế thừa các NC trước. Sau đó thực hiện phân tích nhân tố khẳng định để đánh giá giá trị của dữ liệu khảo sát có phù hợp. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để đánh giá tác động của cấu trúc KSNB đến sự HH của KSNB. Sau khi phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự HH của KSNB, thực hiện phân tích đa nhóm theo SEM multigroups để đánh giá có sự khác biệt giữa các nhóm hay không, nội dung phân tích này có sử dụng các biến điều tiết được xác định từ kết quả NC định tính. Các công cụ phân tích được sử dụng trong NC này là Cronbach’ alpha, EFA, CFA, SEM, SEM multigroups và các phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 16.0 và AMOS.
6
Phương pháp định tính được thực hiện nhằm xác định các biến điều tiết, xác định từ các đặc tính của ĐVSN công lập Việt Nam. Các biến điều tiết được đưa vào giả thuyết để kiểm định được xác định qua quá trình NC định tính bằng cách lấy ý kiến chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực tài chính ĐVSN công lập để xác định đặc thù và các yếu tố được nhận định có ảnh hưởng đến sự HH của KSNB trong điều kiện thể chế chính trị, cơ chế tài chính ở Việt Nam. Các biến điều tiết được chuyên gia đề cập sẽ được bàn luận, xem xét khả năng tác động thông qua tỷ lệ chuyên gia nhận định là có và kết hợp với tính khả thi của đo lường biến điều tiết trong điều kiện NC của luận án.
Tóm lại, nghiên cứu này áp dụng PP hỗn hợp gắn kết, trong đó PP định lượng là chính, PP định tính gắn kết trong PP định lượng, chi tiết về nội dung PP được trình bày trong chương PP nghiên cứu.
5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Thực hiện NC đánh giá tác động của cấu trúc KSNB đến sự HH của KSNB trong các ĐVSN công lập Việt Nam có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý thuyết, luận án này đóng góp về mặt kiến thức cho lĩnh vực NC về KSNB ở đơn vị thuộc KVCP trong KVC. Trong đó, NC này hướng đến bổ sung biến điều tiết khi NC tác động của cấu trúc KSNB đến sự HH KSNB, cụ thể trường hợp các ĐVSN công lập Việt Nam hoạt động với điều kiện đặc thù về thể chế chính trị hiện nay. Trong các NC đã công bố về lĩnh vực KSNB thì NC cho các đơn vị thuộc KVCP trong KVC có hạn chế so với khu vực doanh nghiệp, ngân hàng thương mại.
Việc nâng cao sự HH của KSNB có tác động tích cực đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐVSN công lập, nên việc NC cấu trúc KSNB tác động đến sự hữu hiệu của KSNB có kết hợp NC biến điều tiết sẽ cung cấp cơ sở lý luận đầy đủ hơn về những nhân tố có tác động đến sự HH của KSNB.
7
Về mặt thực tiễn, đã có yêu cầu từ nhiều phía phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐVSN công lập Việt Nam, việc nâng cao sự HH của KSNB ở ĐV có tác động tích cực đến kết quả họat động của ĐV. Vì vậy, NC cấu trúc KSNB tác động đến sự HH KSNB có xét đến biến điều tiết có ảnh hưởng đến mối quan hệ này là cần thiết đối với ĐVSN công lập ở Việt Nam hiện nay.
Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá được mức độ tác động và chiều hướng tác động của cấu trúc KSNB và nhân tố điều tiết đến sự HH của KSNB, từ đó đưa ra hàm ý chính sách nhằm góp phần định hướng xây dựng cấu trúc KSNB hiệu quả, góp phần nâng cao sự HH của KSNB, nâng cao kết quả thực hiện các MT trong hoạt động ở các ĐVSN công lập ở Việt Nam.
Như vậy với mục tiêu NC đặt ra và kết quả thực hiện, luận án này có đóng góp mới về mặt lý thuyết và mặt thực tiễn cho lĩnh vực NC về KSNB ở KVC hiện nay.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án có cấu trúc gồm 5 chương, trong đó từng chương trình bày về những nội dung như sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu. Chương này trình bày tổng quan các nghiên cứu về cấu trúc KSNB, về sự HH của KSNB, về tác động của cấu trúc KSNB đến sự HH của KSNB ở đơn vị thuộc KVCP trong KVC được công bố trên thế giới và trong nước trong những năm gần đây, đánh giá khái quát về các NC và nhận định về khe hổng lý thuyết.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu. Trong cơ sở lý thuyết của NC thực hiện tổng quan về KSNB và cấu trúc KSNB, tổng quan về ĐVSN công lập, tổng quan các NC hỗ trợ hình thành mô hình NC đề xuất.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày khái quát về
PP NC và quy trình nghiên cứu, mẫu NC và kỹ thuật phân tích, các giả thuyết
8
NC và thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu, nguồn dữ liệu NC và
PP thu thập dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả NC và bàn luận về kết quả nghiên cứu. Kết quả NC gồm kết quả NC định tính, kết quả phân tích định lượng cấu trúc KSNB, mối quan hệ tác động giữa cấu trúc KSNB và sự HH của KSNB, kết quả NC biến điều tiết có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự HH của KSNB.
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày kết luận về NC theo các mục tiêu, câu hỏi NC đã đưa ra, hàm ý chính sách về thực tiễn và lý thuyết, những hạn chế của NC và hướng NC tiếp theo.
9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.5. Giới thiệu
Chương Tổng quan nghiên cứu này nhằm MT khái lược lại các công trình NC đã được công bố trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề NC đánh giá tác động của cấu trúc của KSNB đến sự HH của KSNB ở các ĐV thuộc KVCP trong KVC, từ đó xác định khe hổng nghiên cứu.
ĐVSN công lập ở Việt Nam là ĐV thuộc KVC, cụ thể là ĐV thuộc KVCP. Cơ sở phân loại KVC của ĐVSN công lập là xuất phát từ khái niệm KVC. Theo INTOSAI (2004), “KVC chỉ khu vực NN của một quốc gia cụ thể, CQ ở vùng lãnh thổ (như là bang, tỉnh, hạt), CQ cơ sở (như thành phố, thị trấn) và các TC thuộc NN có liên quan (như là cơ quan, hội đồng, ủy ban và doanh nghiệp nhà nước). (IFAC)”. Theo Stiglitz (2000), KVC gồm khu vực các cơ quan, ĐV thuộc chính phủ và khu vực ĐV kinh tế nhà nước. Theo Cẩm nang thống kê tài chính chính phủ phiên bản năm 2001 của IMF thì KVC hợp thành bởi KVCP/chính phủ và các doanh nghiệp công, trong đó KVCP/chính phủ nói chung gồm mọi ĐV thuộc chính phủ và mọi thể chế phi lợi nhuận, phi thị trường được các ĐV thuộc chính phủ KS và tài trợ phần lớn và thông thường được gọi là ĐV thuộc chính phủ. Do ĐVSN công lập là ĐV thuộc KVCP trong KVC nên phạm vi tổng quan NC ở các nước và ở Việt Nam là các NC về ĐV thuộc KVCP trong KVC.
Dữ liệu được khai thác phục vụ cho nội dung tổng quan NC này gồm: Cơ sở dữ liệu ProQuest, dịch vụ tìm kiếm phục vụ cho học thuật Google Scholar, Thư viện Khoa học công nghệ của Trung tâm Thông tin và thống kê khoa học và công nghệ (thuộc Sở Khoa học & Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh), Thư viện của Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Các NC trước được sắp xếp, tổng hợp trình bày theo luồng NC về cấu trúc KSNB, tác động của KSNB và sự HH của KSNB đến các yếu tố khác, yếu
10
tố ảnh hưởng đến sự HH của KSNB. Trên cơ sở tổng quan NC trước, kết quả tổng hợp sẽ cung cấp một cái nhìn khái lược về nội dung NC từ đó phát hiện ra khe hổng nghiên cứu.
1.6. Các NC trên thế giới về cấu trúc KSNB, sự HH của KSNB ở các ĐV
thuộc KVCP trong KVC
1.6.1. Các NC về cấu trúc KSNB ở các ĐV thuộc KVCP trong KVC
Cấu trúc KSNB (tiếng Anh: Internal control structure) là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong các NC về lĩnh vực KSNB nói chung và KSNB trong KVC nói riêng đã được công bố ở các nước. Trong các NC đã công bố có
2 hướng sử dụng chính đối với cụm từ cấu trúc KSNB, thứ nhất là sử dụng tương tự như HT KSNB nên nhiều NC sử dụng thay thế cho nhau giữa HT KSNB và cấu trúc KSNB (Eisenberg , 1997; O’Leary et al, 2006; Johari et al,
2016), và thứ hai là các NC áp dụng PP định lượng sử dụng cấu trúc KSNB bao gồm đồng thời các thành phần của nó như là một biến tiềm ẩn trong mô hình NC (Jokipii, 2006; Bilgen et al, 2018).
Tổ chức quốc tế Các cơ quan kiểm toán tối cao đã ban hành INTOSAI GOV 9110 – Hướng dẫn cho báo cáo về sự HH của KSNB: kinh nghiệm của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trong vận hành và đánh giá KSNB. Trong đó vấn đề xây dựng cấu trúc KSNB hiệu quả (building effective internal control structures) được hướng dẫn chi tiết, nhấn mạnh để xây dựng được cấu trúc KSNB hiệu quả đòi hỏi phải đạt được các yếu tố then chốt: (1) nền tảng của quy định (legislative underpinnings), (2) các tiêu chuẩn về KSNB (internal control standards), (3) những nhà quản lý là người chịu trách nhiệm đầu tiên cho hiệu quả của các kiểm soát, (4) KSNB được tự đánh giá định kỳ bởi những người quản lý, (5) tự kiểm tra đánh giá nội bộ, (6) một TC kiểm toán tối cao được tham gia vào việc thiết lập và đánh giá HT KS nội bộ. Thứ nhất là về nền tảng của quy định, việc có quy định phải thiết lập một yêu cầu chung và các MT để duy trì sự hiệu quả của KSNB là rất hữu ích. Thứ hai là các tiêu chuẩn về KSNB, trong vấn đề ban hành tiêu chuẩn về cấu trúc KSNB, khi đưa ra quy
11
định cụ thể nên có quy định trách nhiệm về việc ban hành và phát triển các tiêu chuẩn cần tuân theo khi thiết kế một cấu trúc KSNB. Thứ ba là trách nhiệm quản lý, tất cả các nhà quản lý nên nhận ra rằng một cấu trúc KSNB tốt là nền tảng cho KS của họ đối với TC và mục tiêu, hoạt động, cũng như các nguồn lực của nó. Đồng thời cũng nhấn mạnh là các nhà quản lý cần quan tâm đến trách nhiệm của họ về vận hành KSNB sao cho hiệu quả và liên tục duy trì MTKS tích cực. Thứ tư là tự kiểm tra đánh giá nội bộ, cần thiết phải ngăn ngừa sự đỗ vỡ của KSNB trước khi nó xảy ra, nhà quản lý được yêu cầu phải định kỳ tự đánh giá hoạt động của KSNB vì nó rất hữu ích trong việc đảm bảo các KS thuộc trách nhiệm của nhà quản lý là phù hợp và nó đang hoạt động như kế hoạch đã đề ra. Thứ năm là về kiểm toán nội bộ, một bộ phận KTNB thường được thiết lập trong quản lý, KSNB được hiểu như là một phần của kiểm toán nội bộ, vai trò của các kiểm toán viên nội bộ rất quan trọng trong cấu trúc KSNB của TC thông qua đưa ra các ý kiến, đánh giá về KS nội bộ. Thứ sáu là TC kiểm toán tối cao được tham gia vào việc thiết lập và đánh giá HT KS nội bộ, các cơ quan kiểm toán tối cao đã nhấn mạnh vai trò của các kiểm toán viên, vai trò của cơ quan kiểm toán trong đánh giá sự thích hợp về nguyên tắc và hiệu quả trong hoạt động đối với KSNB đang có ở các ĐV được kiểm toán.
Chính phủ liên bang Mỹ đã đưa ra định nghĩa và quan điểm về KS trong quy định kiểm toán của Văn phòng Quản lý và Ngân sách (The Office of Management and Budget – OMB của Mỹ) đối với thực hiện đạo luật về cán bộ tài chính (Tierney, 1996), cấu trúc KSNB là kế hoạch về TC và các chính sách, các thủ tục được ban hành bởi người quản lý nhằm cung cấp một sự bảo đảm hợp lý rằng các MT sau sẽ đạt được: các giao dịch được ghi nhận và đánh giá hợp lý nhằm đạt được các BCTC đáng tin cậy và giải trình được về tài sản; các quỹ, tài tản hữu hình và các tài sản khác được bảo vệ an toàn chống lại mất mát từ sự thiếu quản lý hay không xác định được; các giao dịch, có liên quan đến lợi ích và chi phí, được điều hành một cách trật tự, tuân thủ luật và quy định, có ảnh hưởng trực tiếp và thích hợp đến báo cáo tài chính, thực hiện đo lường và
12
đánh giá rõ ràng về việc chấp hành của cá nhân, TC đối với các luật, quy định của Văn phòng Quản lý và ngân sách; thông tin dữ liệu được cung cấp đầy đủ, hợp lý đối với các ghi nhận và hạch toán nhằm chuẩn bị cho thông tin về kết quả được đầy đủ và đáng tin cậy.
Adamec et al (2002) công bố kết quả NC đề tài Sự phản ánh nội bộ (Internal Reflection). Kết quả NC chính là công bố nội dung để khảo sát về cấu trúc KSNB dùng để đánh giá về KSNB ở các ĐV kiểm toán, trong đó đề cập đến tự đánh giá về KS (Control Self – Assessment, ký hiệu CSA). Các tác giả đã thực hiện NC định tính, thực hiện hội thảo để lấy ý kiến chuyên gia là các nhà quản lý và các kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên độc lập. Nội dung khảo sát được dựa trên 5 thành phần của KSNB theo COSO, trong đó mỗi thành phần có 5 nội dung đánh giá được chỉ dẫn cụ thể. Thang đo dùng đánh giá gồm 5 mức độ (Strongly Agree, Agree, Don’t Know, Disagree, Strongly
Disagree).
Văn hóa quản lý
(MTKS )
MT và cản trở
(ĐGRR)
Cấu trúc KSNB
Chính sách và thủ tục
(HĐKS)
Thông tin và truyền thông
Đánh giá và phản hồi (GS)
Nguồn: Adamec et al (2002)
13
Ngoài ra cấu trúc KSNB được sử dụng trong các NC khác trong lĩnh vực KSNB như NC của Candreva (2006), Baltaci & Yilma (2006), McKay (2006), Blann (2010), Donna (2011), Sanusi et al (2015), Johari & Hussin (2016), Susan (2012), Kewo (2017), Suprihastini & Akram (2017).
Tóm lại, cấu trúc KSNB là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong các đánh giá của kiểm toán về KSNB ở ĐV, trong các NC về KSNB ở KVC. Trong các NC đã công bố, cấu trúc KSNB phản ánh đồng thời các thành phần của KSNB.
1.2.2. Các NC về tác động của KSNB, sự HH của KSNB đến các yếu tố khác trong TC
Trên thế giới đã có nhiều NC trong KVC về tác động của KSNB, sự HH
của KSNB đến các yếu tố khác trong TC .
Sarens et al (2010) đã thực hiện NC đề tài Quản lý rủi ro và KSNB trong KVC: một phân tích sâu ở các ĐV an ninh xã hội công cộng tại Bỉ. NC đã tiến hành phân tích về KSNB, về quản lý rủi ro, từ đó cho thấy chưa có sự phát triển cao của KSNB. PP thống kê được sử dụng là hệ số tương quan và phân tích sâu về thống kê mô tả. Đồng thời có đánh giá là KSNB phát triển cao hơn quản lý rủi ro ở các ĐV an ninh xã hội, MT chính của KSNB ở các ĐV là sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Kết quả cũng chỉ ra không thể áp dụng một cách cứng nhắc chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro và KSNB trong quản trị ở KVC, điều này cũng phù hợp với quan điểm của INTOSAI khi hướng dẫn về chuẩn mực KSNB. Tác giả cũng đã chỉ ra các hạn chế của NC này là sử dụng lại các câu hỏi tự đánh giá khi đo lường các khái niệm, mẫu quan sát nhỏ và kết quả chỉ về các ĐV ở Bỉ.
Duh et al (2011) tiến hành NC đề tài KSNB có giúp cải thiện hiệu quả hoạt động ở các trường đại học?, NC được thực hiện ở vùng lãnh thổ Đài Loan
14
thuộc Trung Quốc. Mô hình hồi quy được sử dụng trong NC này, trong đó biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của trường và các biến độc lập, biến kiểm soát, trong đó KSNB là một biến độc lập. Lý thuyết nền trong NC này được đề cập khi phát triển các giả thuyết là tiếp cận dựa trên năng lực. NC sử dụng biến KS là loại hình trường công hay trường tư. NC cho kết quả việc thực hiện KSNB có mối liên hệ rõ nét với hiệu quả về giảng dạy nhưng có liên hệ tiêu cực rõ nét đến vấn đề nghiên cứu. Nếu phân chia theo KVC và khu vực tư thì ở KVC thì áp dụng KSNB không có liên hệ rõ nét đến 2 vấn đề về giảng dạy và nghiên cứu, nhưng đối với khu vực tư thì KSNB có mối liên hệ rõ nét với hiệu quả về giảng dạy nhưng có liên hệ tiêu cực rõ nét đến vấn đề NC khoa học ở các trường.
Suyono & Hariyanto (2012), tiến hành NC đề tài Mối quan hệ giữa KSNB, KTNB và cam kết của TC với quản trị tốt (good governance) ở CQ địa phương tại Indonesia. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là quản trị tốt ở CQ địa phương, các biến độc lập trong đó gồm KSNB, KTNB và cam kết của TC . Điểm số thực hành quản trị tốt tính cho quốc gia thấp có nghĩa là ở đó không có trách nhiệm giải trình về quản lý tài chính của chính quyền. NC cho thấy, KSNB có tác động tích cực đáng kể trong mối quan hệ với quản trị tốt (good governance). Mối quan hệ chỉ ra ở đây KSNB có thể cung cấp 1 sự bảo đảm cho BCTC đáng tin cậy, hoạt động hiệu lực và hiệu quả, tuân thủ luật lệ và quy định. Vì vậy nếu KSNB trong TC hoạt động tốt thì thực hành
quản trị tốt có thể tự động được cải thiện.
KSNB
KTNB
Quản trị tốt
Cam kết của TC
Nguồn: Suyono & Hariyanto (2012)
15
Vijayakumar and Nagaraja (2012) NC đề tài HT KSNB: sự HH của KTNB trong quản lý rủi ro ở các ĐV thuộc KVC. Kết quả chỉ ra rằng các ĐV thuộc KVC nên đảm bảo cho sự hiệu quả cho HT KSNB vì ĐV phải đối mặt với nhiều rủi ro cả bên trong và bên ngoài. Đồng thời đó là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của TC và là một phần thiết yếu để đạt được MT trong quản lý, từ đó dẫn đến thành công của TC . Có một HT KSNB trong một TC là chưa đủ, vấn đề là phải xây dựng các quy trình để nó thật sự hiệu quả.
Dormán et al (2013) thực hiện NC Đánh giá về HT KSNB ở các TC thuộc ngân sách trung ương ở Hungary, việc đánh giá dựa trên lý thuyết về KSNB của COSO. Tác giả thực hiện khảo sát để đánh giá về HT KSNB, KTNB và sử dụng thống kê mô tả để bàn luận về kết quả, đánh giá. NC tổng kết rằng 5 thành phần chính của HT KSNB (the five main components of internal control system) (môi trường kiểm soát, ĐGRR, các HĐKS, thông tin và truyền thông, và GS) tạo nên một HT có tương quan chặt chẽ. Những nhân tố chính của HT KSNB hoạt động một cách hiệu quả là các cam kết trong quản lý (điều hành của lãnh đạo cấp cao), quản lý rủi ro hiệu quả (dự đoán, tránh, quản lý và định vị rõ các rủi ro) cũng như thực hiện tốt chức năng GS. NC nhận định cho dù HT KSNB được thiết lập và vận hành tốt như thế nào thì nó cũng chỉ cung cấp một sự hợp lý cho thực hiện đạt được các MT trong một TC chứ không phải là sự bảo đảm.
Badara & Saidin (2013) đã NC về Tác động của sự hiệu quả của HT KSNB đến sự HH của KTNB ở cấp CQ địa phương. Tác giả thực hiện tổng quan các NC trước để HT về vấn đề đặt ra nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng mô hình đo lường sự hiệu quả của KSNB thông qua 5 thành phần của KSNB theo INTOSAI tác động đến sự HH của kiểm toán nội bộ. PP NC định tính được sử dụng bằng cách quy nạp theo lý thuyết ngẫu nhiên (contingency theory) thông