ThS32.005_Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh điện biên (giai đoạn 2004-2010)
1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu, nó không chỉ là một thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại ở nhiều nước trên toàn thế giới. Vào những năm cuối của thế kỉ XX, trên toàn thế giới vẫn còn hơn 1,3 tỉ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó khoảng 800 triệu người sống ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một thách thức đối với sự phát triển của các nước trên thế giới.
Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới, với gần 80% dân số sống ở khu vực nông thôn và 70% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phân công lao động xã hội kém, dẫn tới năng xuất lao động xã hội và mức tăng trưởng xã hội thấp. Với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước, thì đây là một nhiệm vụ chiến lược của công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, vừa là phương tiện để đạt được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Muốn đạt được mục tiêu này thì trước hết phải xóa bỏ đói nghèo và lạc hậu. Đây là một trách nhiệm hết sức nặng nề của Đảng và Nhà nước ta, bởi Nhà nước không chỉ đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho dân mà còn muốn xóa bỏ tận gốc các nguyên nhân dẫn tới đói nghèo trong cộng đồng dân cư. Nhà nước ta đã và đang tập trung các nguồn lực và triển
khai đồng bộ, thống nhất và hiệu quả các giải pháp, chính sách, xóa đói giảm nghèo phải trở thành chương trình mục tiêu quốc gia, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nhằm hỗ trợ trực tiếp các xã nghèo, hộ nghèo các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Đại hội VIII của Đảng đã xác định: “XĐGN là một trong những chương trình phát triển kinh tế- xã hội vừa cấp bách trước, vừa cơ bản lâu dài”. Do vậy, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội và XĐGN, cho đến nay tất cả các tỉnh, t hành trong cả nước đã xây dựng chương trình XĐGN phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng khu vực nhằm XĐGN và lạc hậu, góp phần tích cực vào cải cách nền kinh tế. Điện Biên là một tỉnh nghèo miền núi phía Tây Bắc Tổ quốc, với diện tích tự nhiên: 955.409 km2, tổng dân số khoảng 491.172 người (số liệu năm 2009), gồm 21 dân tộc anh em chung sống. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp, việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân còn kém, tốc độ tăng dân số cao, các cơ sở vật chất hạ tầng như: (điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm y tế) còn thiếu thốn và yếu kém, đã làm cho nền kinh tế của tỉnh chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp. Do vậy, xoá đói giảm nghèo được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và của cả nước nói chung. Vậy nên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Công cuộc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Điện Biên giai đoạn 2004 đến nay” để làm Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử