LA35.003_Cơ sở hình thành và giá trị văn hoá của Múa rối nước Việt Nam
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với đặc điểm tự nhiên giàu tài nguyên “nƣớc”, nghề nông là nghề chính và quan hệ sản xuất gắn kết các thành viên trong cộng đồng sinh sống theo các làng, hình thành nền văn hoá làng, nên Việt Nam đƣợc biết đến nhƣ cái nôi của nền văn hoá lúa nƣớc. Châu thổ sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lƣu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, đƣợc bao quanh bởi sông và biển, có đất đai trù phú. Bởi vậy, đời sống văn hoá làng của cƣ dân vùng châu thổ sông Hồng rất phong phú, đa dạng về lễ hội truyền thống – là cơ sở để cha ông ta sáng tạo nên các loại hình nghệ thuật dân gian, mà độc đáo nhất là Múa rối nƣớc, một di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc, hiện nay chỉ còn có ở Việt Nam.
Từ “trò chơi” mang yếu tố diễn xƣớng dân gian, Múa rối nƣớc đã trở thành bộ môn nghệ thuật truyền thống mang đậm sắc thái, tâm hồn ngƣời Việt, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, ảnh hƣởng sâu sắc trong giáo dục đạo đức và thẩm mỹ đối với cƣ dân nông nghiệp vùng châu thổ sông Hồng. Múa rối nƣớc mang giá trị phản ánh sinh động, chân thực về đời sống văn hoá của nông dân, nông thôn vùng châu thổ sông Hồng, thể hiện mối quan hệ tƣơng tác giữa con ngƣời Việt với thiên nhiên. Qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển, cùng với những giai đoạn biến thiên của lịch sử, Múa rối nƣớc truyền thống cũng trải qua những thăng trầm, lúc phát triển rực rỡ, khi lại trầm lắng, rơi vào nguy cơ mai một. Do đặc điểm hoạt động theo các phƣờng hội với bí quyết giữ nghề, khép kín, nên Múa rối nƣớc có nguy cơ thất truyền theo thời gian (đã có nhiều trò diễn, ngón nghề Múa rối nƣớc vì nhiều nguyên nhân đến nay không còn nữa). Vì thế, đòi hỏi cần phải tìm ra giải pháp cho các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, các phƣờng, hội có phƣơng thức hoạt động phù hợp, để phát triển, bảo tồn và phát huy Múa rối nƣớc, cả hiện nay và trong thời gian tới, góp phần thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về bảo tồn, phát huy nghệ thuật truyền thống và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lƣu văn hóa diễn ra nhƣ một tất yếu, vấn đề bản sắc văn hóa là yếu tố quan trọng để một dân tộc khẳng định mình. Nghị quyết HN lần thứ 5 BCH TW Đảng (khoá VIII) đã xác định phải xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Múa rối nƣớc Việt Nam đƣợc thế giới ngày càng quan tâm, yêu chuộng, nhìn nhận nhƣ một giá trị đặc biệt, góp phần làm nên văn hóa Việt Nam, trong khi khán giả trong nƣớc không mặn mà, thậm chí thờ ơ. Vậy giải pháp nào phù hợp cho Rối nƣớc Việt Nam và các đơn vị nghệ thuật múa rối nƣớc phát triển trong điều kiện hiện nay để giải quyết đƣợc nghịch lý trên? Cùng là nghệ thuật sân khấu truyền thống, nhƣng có lẽ Múa rối nƣớc là thể loại nghệ thuật đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm muộn màng nhất. Trong thực tế, có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về các thể loại nghệ thuật sân khấu truyền thống nhƣ Chèo, Tuồng…, nhƣng cho đến nay, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về văn hoá trong Múa rối nƣớc với những tiền đề văn hóa trong nguồn gốc, sự hình thành, đúc rút các giá trị văn hoá của thể loại nghệ thuật này, để từ đó có những định hƣớng trong quản lý và bảo tồn, phát triển nghệ thuật, gìn giữ cho mai sau, gắn kết nó với công tác giáo dục thẩm mỹ và truyền thống trong học đƣờng, giới thiệu về văn hoá Việt Nam với bạn bè thế giới và phát triển du lịch. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài Cơ sở hình thành và giá trị văn hoá của Múa rối nước Việt Nam làm luận án để giải quyết các vấn đề đặt ra.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ cơ sở văn hóa và giá trị văn hóa của Múa rối nƣớc Việt Nam, từ đó định hƣớng, đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát huy Múa rối nƣớc trong văn hóa.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hoá một cách chọn lọc và có phát triển ở mức độ nhất định những khái niệm về Múa rối, Múa rối nƣớc và những vấn đề lý luận về giá trị văn hóa để làm tiền đề cho việc tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu.
– Tổng quan đƣợc tình hình nghiên cứu về Múa rối nƣớc.
– Khái quát đƣợc Múa rối nƣớc trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam.
– Phân tích cơ sở văn hóa và đúc rút những giá trị văn hóa của Múa rối nƣớc Việt Nam.
– Đánh giá, nêu ra các thành tựu, những hạn chế tồn tại, chỉ ra đƣợc nguyên nhân và đặt ra những định hƣớng, giải pháp bảo tồn, phát huy Múa rối nƣớc phù hợp với vị trí, vai trò của nó trong nền văn hóa Việt Nam cũng nhƣ trong quá trình phát triển của đất nƣớc hiện nay