LA02.104_Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với TĐTC ở Việt Nam. Để hoàn thành mục tiêu trên, những nhiệm vụ sau cần được thực hiện trong quá trình nghiên cứu Luận án:
– Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản về cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với TĐTC.
– Tổng hợp kinh nghiệm của một số nƣớc về hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
– Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với TĐTC trong những năm gần đây.
– Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với TĐTC ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với TĐTC.
4. Phạm vi nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam, chủ yếu nghiên cứu đối với TĐTC do Nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối, trong đó nghiên cứu chủ yếu với trƣờng hợp là TĐTC Bảo hiểm – Bảo Việt (có so sánh với một số NHTM cổ phần Nhà nƣớc) để minh họa.
– Đề tài đƣợc nghiên cứu trên phƣơng diện Nhà nƣớc, xem xét các quy định về cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với các nội dung quản lý huy động vốn, quản lý sử dụng vốn, quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận, giám sát tài chính; mô hình tổ chức quản lý của Nhà nƣớc. Cơ chế quản lý tài chính trong nội bộ tập đoàn không phải là đối tƣợng nghiên cứu trong Luận án; các TĐTC khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án.
– Thời gian: nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 10 năm gần nhất (2006 – 2016), trong đó số liệu lấy tập trung trong giai đoạn 05 năm (2012 –2016).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong quá trình thực hiện luận án, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng: phƣơng pháp khái quát hóa, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp chuyên gia, để thu thập thông tin, tổng hợp thông tin và đánh giá các nội dung về quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với TĐTC ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với TĐTC; đặc biệt phân tích đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc làm phong phú thêm lý thuyết về cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với TĐTC. Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu là sự mở đƣờng để vận dụng thành công, đúng đắn lí luận về cơ chế quản lý tài chính vào thực tiễn nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với các TĐTC ở Việt Nam hoạt động và phát triển, đồng thời đảm bảo đƣợc các mục tiêu của Nhà nƣớc.
7. Kết cấu của luận án: gồm 04 Chƣơng
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính.
Chƣơng 3: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc với Tập đoàn Tài chính ở Việt Nam