LA09.057_Chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế _ Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để xây dựng khung chuyển đổi BCTC, cần phải xác lập và đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực BCTC quốc tế trong điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam, để thấy được những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực BCTC quốc tế. Từ đó luận án gợi ý kiến nghị các chính sách tác động và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến những nhân tố này, nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Để giải quyết mục tiêu chung, luận án cần phải giải quyết hai mục tiêu chính sau đây:
Một là: Định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế.
Hai là: Xác lập và đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, luận án cần phải trả lời được hai câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Q1: Khác biệt trọng yếu từng khoản mục trên báo cáo tài chính giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam / Chế độ kế toán Việt Nam / Thông tư và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế / chuẩn mực BCTC quốc tế?
Q2 : Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế theo những quy trình chuyển đổi nào? Các doanh nghiệp đang gặp phải những khó khăn, thách thức gì?
Câu hỏi 3 và 4 sau đây cần phải được trả lời để giải quyết mục tiêu nghiên cứu thứ hai của luận án:
Q3: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kếtoán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế?
Q4: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Khác biệt trọng yếu từng khoản mục trên BCTC giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam / Chế độ kế toán Việt Nam / Thông tư và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế / BCTC quốc tế
Thực trạng chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: các doanh nghiệp ở Việt Nam đã và đang trong giai đoạn triển khai chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế. Tuy nhiên hiện nay việc chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực BCTC quốc tế chỉ được thực hiện ở những tập đoàn lớn, chủ yếu các tập đoàn niêm yết cổ phiếu tại SGDCK TPHCM, các tập đoàn này chuyển đổi và lập BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, các khoản vay từ nước ngoài, để thu hút vốn quốc tế thông qua phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi chiến lược và đang hướng đến niêm yết cổ phiếu trên TTCK Quốc tế.
Về thời gian: khoảng thời gian để việc thực hiện lấy số liệu là BCTC trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 bao gồm cả những BCTC đã được chuyển đổi từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế.
6. Đóng góp mới của luận án
Về phương diện lý thuyết:
+ Định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế với những nguyên tắc chung mang tính cơ sở khoa học, giúp tất cả các loại hình doanh nghiệp Việt Nam có thể vận dụng tại doanh nghiệp
+ Xác lập mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực BCTC quốc tế trong những nền kinh tế phát triển có đặc thù kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam và đóng góp vào hệ thống lý luận của thế giới về những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán quốc gia sang chuẩn mực BCTC quốc tế
Về phương diện thực tiễn:
+ Các cơ quan quản lý nhà nước có thể dựa vào kết quả nghiên cứu của luận án về định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế, để ban hành các văn bản hướng dẫn chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực BCTC quốc tế; Các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào khung chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực BCTC quốc tế của luận án để lên kế hoạch cho dự án chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế tại doanh nghiệp; Các tổ chức đào tạo, các trường đại học xây dựng chương trình đào tạo chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực BCTC quốc tế nhằm giúp nâng cao kiến thức IFRS cho người làm kế toán ở Việt Nam, giúp các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực BCTC quốc tế
+ Kết quả nghiên cứu của luận án về xác lập và đo lường mức độ ảnh hưởng của năm nhân tố (Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Môi trường văn hóa, Hỗ trợ của nhà quản trị và Trình độ chuyên môn người làm kế toán) đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế, từ đó luận án gợi ý kiến nghị các chính sách tác động và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến những nhân tố này, nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế.
7. Cấu trúc luận án
Luận án gồm năm chương, trình bày theo thứ tự và nội dung chính sau đây:
Phần giới thiệu
Sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đóng góp cũng như ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.
Chương 1 – Tổng quan các nghiên cứu liên quan đã công bố
Chương này luận án trình bày tổng quan những nghiên cứu liên quan đã công bố về chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán quốc gia sang chuẩn mực BCTC quốc tế; Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế. Từ đó xác định các khe hổng nghiên cứu mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết
Chương này luận án trình bày tổng quan những vấn đề cơ bản của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế / chuẩn mực BCTC quốc tế; Nội dung của chuẩn mực IFRS1; Các lý thuyết nền và vận dụng cho nghiên cứu của luận án và tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán quốc gia sang chuẩn mực BCTC quốc tế từ cơ sở lý thuyết.
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu, kết quả và bàn luận việc định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế.
Chương này luận án trình bày phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp nghiên cứu tình huống từ đó định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế.
Chương 4 – Phương pháp nghiên cứu, kết quả và bàn luận việc xác lập và đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế.
Chương này luận án trình bày phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia, phương pháp nghiên cứu định lượng từ đó xác lập và đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế.
Chương 5 – Kết luận và kiến nghị.
Chương này kết luận chung những nghiên cứu theo hai mục tiêu chính của luận án, bao gồm Định hướng xây dựng khung chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực BCTC quốc tế và những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kếtoán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế tại các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó luận án gợi ý kiến nghị các chính sách tác động và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến những nhân tố này, nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.