LA02.075_Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Những kết luận mới của Luận án:
* Thứ nhất: Xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận về cơ cấu sử dụng vốn và chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng thương mại: Khái niệm, ý nghĩa, phương thức, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng thương mại;
* Thứ hai: Nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của một số NHTM trong và ngoài nước từ đó rút ra 06 bài học có giá trị đối với Vietinbank trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn.
* Thứ ba: Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo hoạt động và trong nội bộ từng hoạt động tại Vietinbank giai đoạn 2008-2016 theo 02 nhóm tiêu chí qui mô và chất lượng mà chưa có Luận án, đề tài khoa học nào đề cập. Từ đó đưa ra những đánh giá xác đáng về thực trạng nghiên cứu trên các mặt: kết quả đạt được, một số tồn tại và chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại đó.
* Thứ tư: Đề xuất hệ thống giải pháp góp phần chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank gồm các nhóm giải pháp: Hoàn thiện các yếu tố làm cơ sở thực hiện chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo phương thức chủ động tại Ngân hàng; Chuyển đổi mô hình kinh doanh giảm sự lệ thuộc vào hoạt động cho vay; Nhóm giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cho vay tại Ngân hàng; Nhóm giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư; Tái cơ cấu hoạt động sử dụng vốn bảo đảm an toàn theo thông lệ quốc tế
Bên cạnh đó, Luận án còn đề xuất nhóm giải pháp hỗ trợ: về công tác phân tích dự báo thị trường, về nguồn vốn huy động, tăng cường năng lực vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực quản trị, cùng với đó là các giải pháp về đội ngũ nhân sự và hệ thống công nghệ Ngân hàng. Các giải pháp này được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển của Ngành nói chung và Vietinbank nói riêng.